LOẠN LUÂN
(truyện ngắn của Quốc Thái)
(Dựa theo câu chuyện "Một con điếm tội nghiệp" của tác giả Nguyễn Thành Sáng)
Đầu năm 2000, bé Tuyền chào đời trong một hoàn cảnh khó khăn của người Mẹ đơn thân, không họ hàng thân thiết giữa Saigon hoa lệ. Bé cất tiếng khóc đầu tiên trong sự uất nghẹn buồn tủi của bà Mẹ trẻ cô đơn lạc lõng giữa chợ đời.
Ngày tháng dần trôi, bé Tuyền càng ngày càng khôn lớn và xinh đẹp. Mẹ bé cũng cố gắng cho bé ăn học đến hết bậc trung học. Sau khi tốt nghiệp trung học, em xin vào làm việc tại một công ty có cổ phần ở nước ngoài, và không lâu sau đó em đã đậu vào một trường đại học tại Saigon với chuyên ngành Anh ngữ.
Từ khi còn rất bé, Tuyền đã tâm niệm một điều là phải học cho thật giỏi, phải thoát khỏi cái cảnh nghèo này và đi lên bằng con đường học vấn. Chính vì vậy mà ngày đêm Tuyền luôn trao dồi và học hỏi. Nhưng trớ trêu thay, số phận con người như đã định đoạt và Tuyền dường như cũng đã bị an bày với hai chữ "số phận'.
Ở vào lứa tuổi 5-6 thì tâm hồn của đứa trẻ luôn trong sáng và thánh thiện. Hàng ngày Tuyền chứng kiến cảnh Mẹ dẫn bạn về nhà, lên căn gác lửng, và những tiếng hì hục, rên rĩ vang ra, nhưng bé nào có biết gì, vẫn vô tư ngồi chơi nơi cửa ra vào của căn phòng trọ chật hẹp. Ban đêm thì Mẹ vắng nhà đến một-hai giờ sáng, và đêm nào trở về cũng nồng nặc mùi rượu. Khi dần lớn khôn, bé hiểu ra rằng công việc của Mẹ là gì, và đã nhiều lần khuyên bảo Mẹ:
-Mẹ ơi, Mẹ đừng làm công việc ấy nữa. Bây giờ con cũng lớn, con có thể vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiền nuôi Mẹ.
-Con không cần phải lo gì hết. Việc con làm bây giờ là phải học cho thật giỏi, kiếm được cái mảnh bằng mà đổi đời, đừng như Mẹ mày khổ thân lắm con ạ,
-Nhưng hằng ngày con vẫn phải chứng kiến cái cảnh ấy con không thể nào chịu được. Lúc trước còn nhỏ thì con không biết, bây giờ con lớn rồi, con hiểu biết chuyện. Hơn nữa mấy ông đến đây cứ nhìn con chầm chầm từ đầu đến chân, con khó chịu lắm.
-Vậy thì khi nào Mẹ có khách, con đi ra ngoài chơi, hay là ghé thư viện học bài đến tối Mẹ đi làm hãy về.
-Đâu có được Mẹ, tự nhiên mình có nhà không về mà cứ đi lang thang hoài coi sao được.
Bà Mẹ nổi sùng và lên giọng của người làm Mẹ:
-Tao nói vậy đó, mầy nghe được thì nghe còn không thì thôi. Cũng nhờ tao làm cái nghề nầy mà nuôi mày khôn lớn và ăn học đến giờ này đó mầy ạ.
Nói xong bà nghoe nguẩy bỏ đi ra ngoài. Tuyền buồn quá không biết làm gì hơn ngoài khóc.
.............
Vào một đêm trời mưa gió tầm tả. Tuyền đang ngồi bó gối để học bài thì Mẹ em về, trong bộ dạng say sỉn, người nồng nặc mùi rượu. Bà bảo Tuyền bỏ học và đi theo bà kiếm tiền:
-Này, ngày mai mầy không cần phải đi học nữa. Hãy theo tao đi kiếm cái ăn. Bây giờ mầy cũng lớn rồi, còn tao thì cũng già, cái bọn đàn ông ở ngoài kia nó chỉ muốn mày thôi mà không cần tao nữa. Cả bà chủ của tao cũng vậy. Bả biểu tao phải đưa mày đi làm bả sẽ trả cho tao một số tiền hậu hỉnh khỏi phải lo về sau.
-Nhưng con phải đi học Me à. Không phải Mẹ đã từng nói là con phải học hành đàng hoàng đến nơi đến chốn đó sao?
-Lúc trước khác, bây giờ khác. Tao nói là phải nghe, không được cãi.
Nói xong bà giựt lấy bài vở trên tay con gái và xé nó ra. Đứa con gái giành lại nhưng không dám mạnh tay với Mẹ mình vì sợ bà ấy té, đành đứng yên nhìn Mẹ xé hết bài vở của mình. Còn bà Mẹ, khi ý định đưa đứa con gái thân yêu duy nhất của mình đi theo vết xe đổ của mình, cộng thêm những lời đưa đẩy của đám đàn ông và mụ chủ quán, thì cái ý định ấy lại càng thôi thúc mãnh liệt hơn. Và rồi việc gì đến cũng sẽ đến. Bà đã toa rập với một gã đại gia cở lớn ở Sài thành để bán đi cái ngàn vàng của con gái mình với một số tiền rất lớn. Đêm đó bà đã bán đời con gái của con bà tại căn gác mà bà đã từng hành sự bằng một liều thuốc ngủ. Khi đứa con gái tỉnh dậy trong cơ thể loã lồ, nàng biết rằng, đời con gái của nàng đã mất. Nàng rất giận Mẹ, nhưng không hận vì nghĩ đến công ơn sinh thành dưỡng dục bấy lâu nay. Thì thôi coi đây cũng như là một việc trả hiếu cho Mẹ vậy. Nhưng mà, sự đời đâu có đơn giản như vậy. Một khi đã xảy ra lần một, thì sẽ có lần hai, lần ba. Và gã đại gia ấy, cũng như những gã đàn ông khác, vẫn cùng một kế cũ là cho uống thuốc ngủ, hoặc chụp thuốc mê Tuyền với sự đồng tình giúp sức của bà Mẹ, với nhiều cách khác nhau, ở những nơi khác nhau để mà mua vui trên thân xác em.
Rồi một ngày kia, nàng phát hiện ra rằng Mẹ nàng đã mang trong mình cơn bệnh hiểm nghèo ở giai đoạn cuối. Và vì cần tiền để chữa bịnh cho Mẹ, nàng đã trở thành một cô gái điếm hạng sang chuyên nghiệp. Nhưng rồi cuối cùng, Mẹ nàng cũng không qua khỏi. Và rồi cuối cùng, nàng cũng đi theo con đường của Mẹ.
........
Số phận tưởng chừng như đã mỉm cười với nàng khi nàng gặp được Tuấn, một chàng trai khôi ngô lịch lãm, con nhà giàu có, ăn học đàng hoàng, và là Tổng giám đốc của một công ty. Chàng đã lo lắng cho Tuyền và đưa nàng ra khỏi vũng lầy mà nàng đang bước đi. Nhưng niềm hạnh phúc ấy không được bao lâu thì nàng bị cha của người yêu mình phát hiện đó là chính cô gái mà ông đã mua trinh năm nào. Vì vậy ông đã cấm tuyệt hai người qua lại với nhau. Và chính Tuyền cũng rất hận người đàn ông đã dùng trò điểu để cướp đi đời con gái của mình. Nên nàng quyết định không rời bỏ chàng trai này, mà ngược lại còn tìm mọi cách để trả thù. Thế nhưng sự tính toán ấy chưa đi đến đâu thì nàng đã bị người yêu gài bẫy để sang tay cho một gã đàn ông khác tận bên xứ Chùa Tháp. Và cái đêm oan nghiệt ấy, cũng là cái đêm định mệnh của nàng và gã đàn ông chơi bời kia. Sau khi bị ông ta quần thảo nhừ tử, nàng đã phát hiện ra sợi dây chuyền mà ông ta đeo nơi cổ giống như sợi dây chuyền của Mẹ. Nàng cầm sợi dây chuyền lên và ngắm nghía, rồi nhớ lời Mẹ:
-Đây là món quà mà Ba con đã tặng cho Mẹ như là một món vật định tình. Khi đó Mẹ cũng đã là một con điếm rồi, trong một lần gặp Ba con, ông ấy đã đưa Mẹ vào khách sạn và ân ái. Và kể từ đó Mẹ đã giành nhiều thời gian qua lại với ông ấy. Khi hay tin Mẹ có mang con, ông ấy bảo Mẹ phải phá, Mẹ không đồng ý, và thế là ổng ba chân bốn cẳng chuồn mất. Mẹ đã đi tìm khắp nơi nhưng không được......
Thấy Tuyền mân mê sợi dây chuyền, gã đàn ông kia hỏi:
-Em thích sợi dây này à?
-........
-Nếu em thích ngày mai anh sẽ ra tiệm đặt một cái ý hệt như cái này tặng em như món quà định tình nhé.
-.........
-Chỉ một lần với em mà anh cảm thấy mê em rồi đó. Cho anh thêm lần nữa nha.
-Em hỏi anh cái này nha.
-Ờ em hỏi đi.
-Từ đó đến giờ anh đã yêu bao nhiêu cô gái rồi, và dùng món quà như thế này để tặng?
-Đâu có ai đâu. Chỉ có em là người đầu tiên và duy nhất
-Anh xạo vừa vừa thôi, cỡ tuổi anh đáng là ba của em mà anh nói là chưa yêu và tỏ tình với ai à!
-Anh nói thiệt đó. Vì anh chỉ lo làm ăn thôi, nên đâu có thời giờ yêu đương.
-Vậy ông có nhớ là ông đã từng yêu thương một người và đã tặng cho bà ta một sợi dây chuyền giống như của ông không?
-Làm gì có.
-Ông đừng có ba xạo nữa.
-Vậy ông có nhớ sợi dây này không.- Vừa nói nàng vừa móc trong túi xách tay ra một sợi dây y hệt, trên đó có cái mặt dây chuyền hình trái tim, bên trong có khác hai cái tên của Mẹ nàng và gã đàn ông sở khanh ấy đưa cho ông ta xem. Xem xong ông ta tái mặt hỏi:
-Cô là????? Vì sao cô có sợi dây này??
-Tôi là là thì ông đã biết rồi chớ. Còn sợi dây này chính là của Mẹ đưa lại cho tôi trong lúc hấp hối, và bảo tôi phải đi tìm ông. Không ngờ
-Trời ơi, con gái, hãy tha lỗi cho Ba.
-Tha lỗi. Đây là cái tội lỗi mà chính ông đã gây ra. Ông đã ruồng bỏ người đàn bà mà ông nói là yêu thương và chính giọt máu của ông. Và ngày hôm nay, hai mươi năm sau, chính ông lại là kẻ dùng tiền để mua đứa con gái của mình và làm tình với nó. Bây giờ cả tôi và ông đều loả lồ như thế này thì làm sao nói chuyện cha con được đây hả, hả hả? Ông đúng là một đồ khốn nạn.
Nói xong nàng mặc đồ vào và chạy ra khỏi phòng, đi lang thang với những giọt nước mặt ngắn dài giàn giụa. Đi đâu, chẳng biết phải đi đâu??? Đi về một phương trời vô định nơi xứ lạ quê người. Nàng thương Mẹ nhiều, mà giận Mẹ cũng nhiều. Nhớ Cha nhiều, mà hận Cha cũng không ít. Cha con đã loạn luân với nhau thì làm sao mà sống được nữa đây. Không ai hay, không ai biết, nhưng lương tâm của mình hay biết. Vừa đi vừa khóc, vừa suy nghĩ miên mang dưới trời mưa gió, và.......... Ầm, nàng đã bị một chiếc xe hơi tông vào bay ra xa bất động........
Quốc Thái
No comments:
Post a Comment