Thursday, July 9, 2015

Những phát minh mới

Chuyện chưa kể về loa dập lửa của SV gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón 
Thật ngoài sức tưởng tượng! hoan hô các chàng trai trẻ có những ý tưởng thật tuyệt vời !  Và cũng cám ơn người chuyển.
Xin chia sẻ đến quý vị về một tin vui đáng hãnh diện cho người Việt.

Chuyện chưa kể về “loa… dập lửa” của SV gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón 

15 PHÁT MINH KHOA HỌC HIỆN ĐẠI
                                       đáng sợ nhất thế giới               

Phát triển khoa học đem lại nhiều tiện ích cho con người, nhưng cũng có lúc nó "phản" lại chính chúng ta.
Xếp thứ 15: Tia xạ tuyến đốt thương ngầm

Phát minh này là một phần trong kế hoạch vũ khí The Pentagon, thông qua việc dùng sóng cực ngắn để đốt thương da người, ngăn chặn quân địch tiến về phía trước. Tia này có thể khiến da người đạt nhiệt độ 130OC, tạo nên vết đốt đau đớn khó chịu, buộc quân địch phải bỏ chạy.
 - 1
Mặc dù, phía The Pentagon tuyên bố vũ khí này không hề chí mạng, nhưng các báo cáo liên quan cho thấy, nó có thể gây tổn thương 50% da người, 20% diện tích da, gây bỏng cấp 2 hoặc cấp 3, dẫn đến đe dọa tính mạng.

Xếp thứ 14: Máy ảnh chống phạm tội

Chiếc máy ảnh được phòng thí nghiệm BRS nghiên cứu ra này, giống như chiếc máy được thoát khuôn từ bộ phim viễn tưởng “Minority Report”. Được biết, chiếc máy này có thể tiến hành phân tích hành vi của con người ở nơi công cộng, từ đó nhận biết kẻ phạm tội trong một đám người.
 - 2
Chiếc máy đã theo dõi thực tế 150 người, từng bước thiết lập kho dữ liệu các hành vi khả nghi, sau đó dựa vào đó để phán đoán khả năng bạn có thể là tội phạm hay phần tử khủng bố. 

Xếp thứ 13: Người máy tâm thần phân liệt

Các nhà khoa học đại học Texas vừa phát minh ra một chiếc máy tính thông minh, dùng để bắt chước bệnh tâm thần của loài người. Họ dùng lí thuyết quá tải để vận dụng vào máy tính, khiến chiếc máy do quá nhiều chi tiết kí ức vụn vặt mà bị quá tải.
 - 3
Kết quả của thí nghiệm này khiến nhiều người vô cùng bất an. Có một lần, người máy nói mình đã trải qua tấn công khủng bố bom, nguyên nhân là do nó không cẩn thận xáo trộn kí ức của mình và phần tử khủng bố. 
Trong một thí nghiệm khác, nó không thể lí giải mình là một người máy, nên dùng đại từ nhân xưng thứ 3 để gọi mình.
Xếp thứ 12: Máy in 3D

Chúng ta đang trong giai đoạn cách mạng kĩ thuật in 3D. Công dụng mới lạ của máy in 3D có thể gọi là nhiều vô kể, nhưng kĩ thuật này có thể dẫn đến rủi ro tăng nhanh tỉ lệ tội phạm. Cùng với việc giảm sút của giá thành in 3D, càng nhiều súng ống sẽ được in ra.
 - 4
Một khi đã trở thành phổ biến, bất cứ người nào cũng có thể download hình ảnh, sau đó in một vũ khí trong nhà. Các bộ ngành chính phủ đã đưa ra thông cáo, trong tương lai không xa, mạng Internet sẽ khiến cho việc sở hữu một chiếc súng dễ như trở bàn tay.

Xếp thứ 11: Kính Google Project Glass


Mặc dù đây chỉ là một diễn tiến tự nhiên của smartphone, nhưng những người mong đợi có được kính Google Project Glass hiện nay, giống như những người ở thập niên 90 nhìn thấy điện thoại vậy, cho rằng những vật này chỉ là đại gia khoe của.
 - 5
Mọi người đồng thời cũng lo ngại, cái này giống như lắp đặt máy ảnh trên mặt, không cần qua sự đồng ý của người khác là có thể tự ý chụp ảnh, không hề có biện pháp phòng hộ, dẫn tới nạn chụp trộm tràn lan.

Xếp thứ 10: Chiến tranh mạng


Nếu nói nó là một kĩ thuật cao, thà rằng nói nó là một sự chuyển biến vô hình từ viết sang số. Sự việc Sony bị hack gần đây đã bị lộ một số email nội bộ của ngành điện ảnh. Ngoài ra, việc uy hiếp và tấn công mạng còn tồn tại trong ngành tài chính và ngân hàng, thậm chí là các trò chơi trên mạng.
 - 6
Cùng với việc chúng ta đang bị ngập chìm trong các sản phẩm công nghệ cao, ai mà biết được lúc nào chiến tranh mạng sẽ trở thành một hình thức đấu tranh mới?

Xếp thứ 9: Súng điện TASR


Nếu đứng trong phạm vi cách cảnh sát 6m, bạn rất có thể bị bắn trúng bởi súng điện chống bạo lực, nhưng nếu như cách hơn 30m thì sao?
 - 7
Súng TASR là một loại vũ khí có thể bắn ra phi tiêu điện siêu nhỏ, hỏa lực bán tự động, đạn bắn ra trong chớp mắt. Trên thực tế, bình quân mỗi tháng có 4 người chết vì súng điện TASR.
Xếp thứ 8: Uy hiếp suy nghĩ


Giống như trong “Inception”, quân sự Mỹ khát vọng có thể “bước vào” não của bạn, cấy ghép một ý nghĩ hư cấu, khiến bạn vĩnh viễn mất đi ý nghĩ của phần tử khủng bố. Đây là đề án mà cục Quốc phòng Mỹ đưa ra, mặc dù trên lý thuyết có thể thực hiện, nhưng kĩ thuật này có thể bị lạm dụng.
 - 8
Để chứng minh một kẻ phạm tội, cần thẩm vấn đến mức độ nào mới không thể không dựa vào việc cấy ghép ý nghĩ để ép người khác nhận tội? Giới hạn của nó cuối cùng là gì?

Xếp thứ 7: Robot cạnh tranh

Trong một phòng thí nghiệm hệ thống thông minh, một nhóm robot bị nhốt trong một căn phòng bên trong có đặt hai đống đồ, một đống là thức ăn, một đống là thuốc độc. Trên người robot có lắp đắt đèn màu xanh có thể bật tắt.
 - 9
Chúng nhanh chóng ý thức được, khi trong phòng đầy ánh sáng màu xanh, sẽ khiến càng nhiều robot khác đến tranh thức ăn. Sau vài hiệp, một số robot bắt đầu tắt đèn của chúng, từ chối giúp đỡ những con khác, một số khác thậm chí thay đổi phương hướng chiếu sáng của đèn, để dụ robot khác tránh xa thức ăn. Nhìn chúng trở nên tham lam như con người, thật sự rất đáng sợ.

Xếp thứ 6: Công trình địa chất

Công trình này đầu tiên thiết kế phục vụ cho chiến tranh, để tạo thiên tai cho nước địch. Hiện nay một số người đề nghị dùng nó để ứng phó với biến đổi khí hậu, đặt các chất hóa học xuống biển hoặc vào không khí.
 - 10
Nhược điểm của phương pháp này là một số hỗn hợp hóa học có thể gây ra hậu quả khôn lường, như làm hại động vật hoang dã, gây hạn hán và lũ lụt.

Xếp thứ 5: Châu báu tĩnh mạch

Một sinh viên tốt nghiệp đại học ở  Israel đã thiết kế một viên ngọc, sau khi cắm tĩnh mạch vào, có thể phát điện theo dòng chảy của máu trong cơ thể người. Thí nghiệm này dấy lên luồng ý kiến về khoa học cơ thể người. Đây là một phát minh chưa thịnh hành đã trở thành một trào lưu mới bị mọi người ghét bỏ.
 - 11

Xếp thứ 4: Thời điểm kì dị
Điều này chỉ một thời khắc nào đó trong tương lai, lúc mà robot đã tiên tiến tới mức phát triển ý thức cá nhân, máy tính sẽ trợ giúp loài người tiến hóa. Đồng thời, do robot đã có ý thức cá nhân, nó sẽ phái kẻ cuối cùng tới phá hủy tất cả. Vậy thì vấn đề là, rốt cục loài người sẽ tồn tại hòa hợp cùng máy tính, hay bị chúng thay thế?
 - 12

Xếp thứ 3: Đầu “phát” quảng cáo

Một công ty quảng cáo tên BBDD đã phát minh ra một thuật mới, có thể trực tiếp thông qua xương đầu để phát quảng cáo. Chỉ cần để đầu tựa vào lớp kính ở khoang tàu hỏa, kĩ thuật truyền đạt qua xương sẽ truyền thông tin tới đầu của bạn, khuyên bạn đi download một số ứng dụng điện thoại. Sau khi dùng  một thời gian không lâu, chiếc mũ mà bạn đội sẽ thông qua rung động, nhắc bạn đi ăn tối.
 - 13

Xếp thứ 2: Đèn đường gián điệp
Trong các thành phố lớn nước Mỹ, đèn đường sớm đã được thay đổi, người ta lấy lí do an ninh để lắp đặt camera giám sát. Những camera này có thể nghe được tiếng nói chuyện xung quanh,ghi âm lại nội dung nói chuyện, đồng thời rút ra những từ quan trọng cho việc điều tra.
 - 14

Xếp thứ 1: Nhà tiên tri robot
Một siêu máy tính có tên Nautiloidea (tạm dịch: Ốc thiên nga) được nhập nội dung từ các tờ báo trong suốt những năm 1945 đến nay. Thông qua việc phân tích kho dữ liệu phong phú này, nó có thể đưa ra dự đoán cho tương lai, trong đó có dự đoán đúng về cái chết của Bi Ladin.
 - 15
Nó thu gọn phạm vi tìm kiếm trong vòng 200km trong biên giới Pakistan, và đúng thật tìm thấy nơi cất giấu thi thể của ông ở đó. Các nhà khoa học đang thử để chiếc robot này dự đoán nhiều việc hơn, như thời gian xảy ra các chuyện kì lạ, hay lúc nào bắt đầu sự thống trị tàn nhẫn chống lại loài người…
Lạc Lạc (Tou Tiao)


Thiết bị đặc biệt của anh chàng gốc Việt - Việt Trần (28 tuổi) và người bạn cùng trường, Seth Robertson (23 tuổi) vừa công bố đã tạo ra điều “thần kỳ” với khả năng dập tắt đám cháy chỉ bằng một tiếng bass.
Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón

Tiếng bass diệu kỳ 
  
Việt Trần cho biết, anh và Seth Robertson chỉ còn khoảng 7 tuần để ưu tiên gấp rút chuẩn bị cho việc tốt nghiệp hệ cao học, ngành kỹ thuật điện và máy tính tại trường Đại học George Mason, Mỹ.
Chàng trai gốc Việt hiện sống tại Washington. Phát minh dập lửa bằng âm thanh của anh và bạn mình đang gây tiếng vang tại Mỹ, được giới chuyên môn đánh giá sẽ tạo ra một cuộc “cách mạng” trong chữa cháy.
Chiếc loa dập lửa là kết quả của 1 năm miệt mài nghiên cứu với hơn 600 USD tiền túi tự bỏ ra để thử nghiệm của 2 chàng sinh viên.
Chuyện chưa kể về “loa… dập lửa” của SV gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón
Việt Trần (bìa trái) và Seth Robertson cùng chiếc loa dập lửa của họ. (Ảnh: Alexis Glenn/Creative Services/George Mason University) 
Sự thật âm thanh có sức mạnh lớn hơn những gì chúng ta thường nghĩ. Các sóng âm lan truyền trong không gian có thể tạo áp lực rất lớn để phá vỡ cả cửa kính, hay dập tắt đám cháy một cách nhanh chóng. Trước đó, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều thí nghiệm sử dụng sóng âm để dập lửa, song việc đưa ý tưởng này từ phòng thí nghiệm áp dụng trên thực tế vẫn còn khá xa.
Sau vô số lần thử và thử, sáng chế của Việt Trần đã thành công với “phiên bản đời đầu” nhưng sử dụng tần số âm thanh thấp hơn.
Trước đó, hai anh chàng liên tục thất bại. Họ đặt một ngọn lửa cồn trước một loa bass siêu trầm rồi thử nghiệm với tần số cực cao khoảng 20.000 – 30.000 herzt, nhưng ngọn lửa chỉ rung rung, không hề biến chuyển. Cuối cùng, một ngày nọ, khi thử nghiệm với tần số thấp chỉ khoảng 30-60 herzt, đám cháy nhỏ dần tắt hẳn.
Việt Trần cho hay, cùng với nhiệt độ và nhiên liệu, oxy là điều kiện cần cho sự cháy. Sóng âm cũng là “những sóng tạo áp lực và sẽ chiếm chỗ của khí oxy” khi di chuyển trong không khí.
“Nghiên cứu của tôi và Seth Robertson   bắt nguồn từ
​ ​
đó - sóng âm thanh tần số thấp (trong khoảng 30-60 hertz) có thể ngăn oxy tiếp xúc với nhiên liệu cháy.
Dùng âm thanh dập… lửa, chàng trai Việt được báo giới Mỹ săn đón  
Âm trầm của loa sẽ tạo ra những xung với tần số thấp làm thay đổi áp suất khiến cho không khí ở dưới ngọn lửa đẩy ngọn lửa lên cao, tách khỏi chất bắt lửa và ngọn lửa sẽ tắt. Vì vậy, âm thanh có thể sử dụng để dập các đám cháy bằng hoá chất hoặc dầu, những đám cháy mà nước… bó tay”, Việt Trần giải thích.
Chuyện chưa kể về “loa… dập lửa” của SV gốc Việt được báo giới Mỹ săn đón
3 nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị dập lửa bằng âm thanh, chiếc ngoài cùng bên phải là phiên bản hoàn thiện nhất. (Ảnh: Evan Cantwel) 
Dựa theo nguyên lý trên, bộ dụng cụ dập lửa bao gồm: máy phát tần số âm thanh di động, máy khuếch đại (ampli), nguồn điện và ống dẫn sóng âm tập trung vào một hướng để dập tắt lửa, mở ra tiềm năng lớn trong việc phòng cháy chữa cháy ở nhiều tình huống khác nhau.
Phát minh của hai chàng sinh viên trẻ đã được đăng ký bằng sáng chế tạm thời vào cuối tháng 11/2014. Họ còn một năm nữa để làm thêm các thử nghiệm với các chất gây cháy khác.
Việt Trần cho hay, thiết bị mới thử nghiệm đã dập được lửa từ chất cháy là cồn y tế nhờ âm thanh ở tần số thấp, tương tự như tiếng bass đập trong thể loại nhạc hip-hop.
Chiếc loa có tần số âm thanh (30-60 hertz) tạo nên bức tường âm thanh… dập lửa. (Ảnh: Evan Cantwel)
Chiếc loa có tần số âm thanh (30-60 hertz) tạo nên bức tường âm thanh… dập lửa. (Ảnh: Evan Cantwel) 
Tiền đề tạo ra một cuộc “cách mạng” trong chữa cháy
Mặc dù ý định phát minh ban đầu của hai chàng sinh viên là tạo ra thiết bị dập lửa trong nhà bếp hay trên máy bay nhưng một cơ quan phòng cháy chữa cháy sở tại đã mời họ thử nghiệm thiết bị dập lửa mới trong các vụ hỏa hoạn xảy ra tại những khu nhà lớn.
Việt Trần cho biết thêm: “Chúng tôi vẫn muốn thực hiện thêm nhiều thử nghiệm nữa trước khi hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Khi thiết bị ngày càng hoàn thiện, tôi lại nghĩ nó có thể kết hợp cùng với những con robot để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, giải cứu, chữa cháy trong những điều kiện khắc nghiệt khác”.
Ban đầu, kế hoạch của Việt và Robertson gặp phải sự phản đối từ nhiều người. Thậm chí, một số giảng viên còn từ chối tư vấn dự án, chỉ có giáo sư Brian Mark đã đồng ý giám sát.
“Họ nói rằng chúng tôi là những kỹ sư điện, không biết gì về hóa chất thì không thể làm được”, Việt Trần nhớ. Sau khi thành công với nghiên cứu này, giáo sư Brian Mark cũng phải thừa nhận rằng, ban đầu ông không nghĩ dự án sẽ thành công.
“Các sinh viên khác đã chọn cho mình một đường đi an toàn, Việt và Robertson thì khác, và họ đã thành công”, giáo sư Brian Mark nói.
  
Thiết bị dập lửa bằng âm thanh thể tạo ra một cuộc “cách mạng” trong chữa cháy. Bình chữa cháy truyền thống đặt ra mối nguy hiểm sẽ có thể làm đám cháy lây lan, phá hủy các thiết bị điện tử có giá trị khác, đồng thời có nguy cơ gây hại đến nhân viên cứu hỏa và người dân lân cận vùng cháy vì các chất hóa học độc hại như carbon dioxide, bọt Fome, Halon 1301….
Việc ứng dụng phương pháp này vào thực tế sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí, cũng như tránh việc sử dụng các loại hóa chất dập lửa góp phần bảo vệ môi trường, mở ra tiềm năng lớn trong việc phòng cháy chữa cháy.
Việt Trần và Seth Robertson sẽ tốt nghiệp vào tháng 5 tới. Họ bày tỏ sự vui mừng khi sáng chế của mình thành công hơn dự kiến và cảm kích vì nhận được sự quan tâm của giới khoa học, các nhà chuyên môn cũng như rất nhiều người bạn trên thế giới.
“Tôi muốn cảm ơn mọi người đã gửi những lời chúc và ủng hộ tuyệt vời cho dự án của chúng tôi. Tôi và Seth Robertson sẽ cố gắng để tiếp tục hoàn thiện và thương mại hóa sáng chế của mình để đưa nó ra thị trường trong năm tới”, anh chàng 8X gốc Việt chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Robertson sẽ được nhận vào làm việc tại lực lượng không quân thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ. Trần Việt được công ty hàng không vũ trụ Dulles hứa hẹn một cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mặc dù vậy nhưng cả 2 đều mong muốn được tiếp tục nghiên cứu nhiều hơn nữa, trước khi được cấp một bằng sáng chế khoa học chính thức. (Ảnh: NVCC)   
​​ Chàng trai gốc Việt và bạn đồng hành đã làm thí nghiệm trong vòng 1 năm (Ảnh: WUSA) 
Chàng trai gốc Việt và bạn đồng hành đã làm thí nghiệm trong vòng 1 năm (Ảnh: WUSA) 
Chàng trai gốc Việt và bạn đồng hành đã làm thí nghiệm trong vòng 1 năm (Ảnh: WUSA) 
Lệ Thu 

Tìm Ra Siêu Kháng Sinh Chữa Hầu Hết Bệnh



Loại siêu kháng sinh Teixobactin có thể chữa hầu hết các loại bệnh. Ảnh: BBC.

Loại siêu kháng sinh Teixobactin có thể “quét sạch” hầu hết các loại bệnh - từ tụ cầu vàng cho đến vi khuẩn lao - vừa được các nhà khoa học tìm thấy.

 Loại thuốc kháng sinh mới có thể chữa được các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và chống lại các mầm bệnh khó tiêu diệt, vốn không đáp ứng với thuốc kháng sinh mạnh. Đặc biệt, đây được xem là vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến chống lại hiện tượng kháng thuốc kháng sinh.
Trong bối cảnh không có loại kháng sinh mới tung ra thị trường gần 30 năm qua và vi khuẩn đang ngày càng trở nên khó đối phó, loại siêu kháng sinh này mở ra nhiều hy vọng. Giáo sư Dame Sally Davies, một lãnh đạo trong Bộ Y tế Anh đã mô tả một "kịch bản tận thế" khi các kỹ thuật điều trị phổ biến như thay khớp phải đối mặt với khả năng tử vong lớn vì không thể dập tắt nguy cơ nhiễm trùng.

Loại thuốc có tên Teixobactin được phát hiện khi các nhà khoa học nghiên cứu vi khuẩn tại một đồng cỏ tại  Mỹ. Trong các thử nghiệm, những siêu kháng sinh giết chết một loạt các vi khuẩn, bao gồm cả MRSA - loại tụ cầu vàng kháng Methicillin, không đáp ứng điều trị với kháng sinh thông thường, thường gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa sự sống như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phổi...
Teixobactin đặc biệt linh hoạt trong việc chống lại các vi khuẩn dạ dày nguy hiểm và các vi trùng gây hại cho tim. Bệnh lao cũng sẽ trở nên dễ dàng kiểm soát hơn, có thể được điều trị bằng một loại thuốc duy nhất chứ không phải sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc như hiện nay.
Quan trọng hơn, loại thuốc này không gây tác dụng phụ. Các công ty dược đã bắt tay vào điều chỉnh công thức và hy vọng sẽ bắt đầu thử nghiệm thuốc trên người trong vòng hai năm. Thông thường, các loại vi khuẩn luôn tìm cách biến đổi để kháng lại thuốc kháng sinh. Với Teixobactin, các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn sẽ không thể kháng lại trong ít nhất 30 năm tới.
Laura Piddock, giáo sư vi sinh học tại Đại học Birmingham cho biết đột phá  này có thể "thay đổi cuộc chơi” và góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng kháng sinh hiện nay. Nếu mọi việc suôn sẻ, Teixobactin được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm sẽ xuất hiện trên thị trường vào năm 2019.

Lê Phương (Theo BBC)

No comments:

Post a Comment