Xin mời đọc "Bài Tình Ca Quên Lãng" tùy bút Nguyễn văn Hà
"Bây giờ là 10 giờ đêm. Kể từ giờ phút này xin quý thính giả vui lòng điều chỉnh máy thâu thanh vừa đủ nghe, để khỏi làm phiền hàng xóm đang cần yên lặng nghỉ ngơi"
Có ai còn nhớ câu này khoảng cuối thập niên 60's ở Sài Gòn không?
Có ai còn nhớ câu này khoảng cuối thập niên 60's ở Sài Gòn không?
Và đó cũng là một kỷ niệm chan chứa trong lòng tôi lúc tôi còn là một em bé sống với gia đình trong khu xóm nhỏ Gò Vấp, ngoại ô Sài Gòn năm nào...
Xin chào cả nhà,
Tôi không phải là văn sĩ, nhưng thỉnh thoảng cũng muốn kể lại cho bạn bè nghe những chuyện vui buồn trong đời sống, để xã stress!
Hai ba năm trước tôi có ghi lại một câu chuyện, chỉ là 1 chuyện vu vơ lẩm cẩm, nhưng nó đeo đuổi tôi cũng hơn 30 năm trời!
Xin mời các bạn có rảnh thì đọc chơi, nếu không xin cứ delete nha!
Cheeeers quí bạn,
Nguyễn văn Hà
Melbourne Úc Châu
Tôi không phải là văn sĩ, nhưng thỉnh thoảng cũng muốn kể lại cho bạn bè nghe những chuyện vui buồn trong đời sống, để xã stress!
Hai ba năm trước tôi có ghi lại một câu chuyện, chỉ là 1 chuyện vu vơ lẩm cẩm, nhưng nó đeo đuổi tôi cũng hơn 30 năm trời!
Xin mời các bạn có rảnh thì đọc chơi, nếu không xin cứ delete nha!
Cheeeers quí bạn,
Nguyễn văn Hà
Melbourne Úc Châu
***************************************************
Ký ức về một hành trình 30 năm tìm nhạc!
Bài Tình Ca Quên Lãng
Vào khoảng thập niên 60's, lúc còn 13 tuổi, tôi sống với ba má tôi trong một căn nhà nhỏ ở Gò Vấp, ngoại ô Sài Gòn.
Một buổi tối hè trong nhà oi bức, tôi đem cái radio nhỏ và ghế bố ra trước sân nhà, vừa nghe nhạc vừa nằm ngủ ngoài sân cho đở nóng.
Tối hôm đó cũng như bao nhiêu buổi tối khác, ngoại ô Sài Gòn hỏa châu chiếu sáng lập lòe trên không. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng đại bác vọng về. Nhưng người ta ai cũng quen, coi như một buổi tối bình thường trong thời buổi chiến tranh loạn lạc!
Trong tiếng rè rè của máy thu thanh bên cạnh, tôi chợt nghe một giọng ca thật truyền cảm, thật da diết của một nữ ca sĩ cất lên với một bản nhạc tình mới lạ:
Tối hôm đó cũng như bao nhiêu buổi tối khác, ngoại ô Sài Gòn hỏa châu chiếu sáng lập lòe trên không. Thỉnh thoảng lại nghe tiếng đại bác vọng về. Nhưng người ta ai cũng quen, coi như một buổi tối bình thường trong thời buổi chiến tranh loạn lạc!
Trong tiếng rè rè của máy thu thanh bên cạnh, tôi chợt nghe một giọng ca thật truyền cảm, thật da diết của một nữ ca sĩ cất lên với một bản nhạc tình mới lạ:
"Đường vào tình yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn,
Đôi khi nhầm lỡ, đánh mất ân tình cũ,
Có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế,
Khi hai mơ ước không chung cùng vui lối về...
Mình vào đời nhau lúc môi còn non tuổi mộng vừa tròn,
Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc,
Đến nay thì đã, đắng cay nhiều quá,
Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay...."
Đôi khi nhầm lỡ, đánh mất ân tình cũ,
Có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế,
Khi hai mơ ước không chung cùng vui lối về...
Mình vào đời nhau lúc môi còn non tuổi mộng vừa tròn,
Hương thơm làn tóc, nước mắt chưa lần khóc,
Đến nay thì đã, đắng cay nhiều quá,
Thơ ngây đi mất trong bước buồn giờ mới hay...."
Bản nhạc chậm và buồn. Tiếng hát của người nữ ca sĩ này nghe sao vô cùng tha thiết, ẩn ẩn hiện hiện như ánh sáng hỏa châu lập lòe trên không, ray rứt nhưnhững tiếng súng nổ xa xa ở một ấp chiến lược gần đó!
Bản nhạc và giọng ca liêu trai của cô ca sĩ này gieo một ấn tượng lớn trong tâm hồn nghệ sĩ của tôi từ đó. Về sau, tôi khám phá ra người nữ ca sĩ đó là Thanh Thúy. Còn tên bản nhạc và tác giả thì tôi vẫn chưa biết! Tôi định bụng sau này sẽ tìm hiểu thêm cho rõ.
Và đó là nguyên nhân của cả một công trình dài đăng đẵng suốt mấy mươi năm trời trong cuộc đời tôi sau này!
<~WRD000.jpg>
o O o
Qua Úc du học khoảng 71-75, có những buổi tối oi bức trong phòng cư xá sinh viên nội trú, nhìn lên trời cao thấy sao trời lấp lánh, tôi thường nhớ đến những ngày thơ ấu ở ngoại ô Sài Gòn, nhớ gia đình và quê hương lúc đó vẫn còn mịt mù trong khói lửa chiến tranh. Những đêm như vậy, tôi cũng hay nhớ lại buổi tối hè đêm nào, nằm trên ghế bố trước sân nhà nghe tiếng hát gợi sầu của Thanh Thúy! Lúc đó tôi ao ước được nghe lại tiếng ca của Thanh Thúy trong bản nhạc buồn năm cũ! Nhưng làm sao tìm ra được bản nhạc này!? Người Việt Nam mình đâu có mấy ai ở Úc mà hòng tìm với kiếm!
<~WRD000.jpg>
o O o
Qua Úc du học khoảng 71-75, có những buổi tối oi bức trong phòng cư xá sinh viên nội trú, nhìn lên trời cao thấy sao trời lấp lánh, tôi thường nhớ đến những ngày thơ ấu ở ngoại ô Sài Gòn, nhớ gia đình và quê hương lúc đó vẫn còn mịt mù trong khói lửa chiến tranh. Những đêm như vậy, tôi cũng hay nhớ lại buổi tối hè đêm nào, nằm trên ghế bố trước sân nhà nghe tiếng hát gợi sầu của Thanh Thúy! Lúc đó tôi ao ước được nghe lại tiếng ca của Thanh Thúy trong bản nhạc buồn năm cũ! Nhưng làm sao tìm ra được bản nhạc này!? Người Việt Nam mình đâu có mấy ai ở Úc mà hòng tìm với kiếm!
<~WRD000.jpg>
o O o
Sau biến cố tháng 4 năm 1975, chính phủ Úc bắt đầu nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam đến định cư. Người Việt Nam qua Úc cần cù làm ăn buôn bán, tạo dựng lại đời sống mới ở quê hương thứ hai này. Các thành phố lớn ở Úc lúc trước chỉ lưa thưa vài chục sinh viên Việt Nam du học, bây giờ mọc lên nhiều phố Việt Nam, mấy chục ngàn người Việt Nam cư ngụ, cộng đồng Việt Nam sinh hoạt nhộn nhịp, tiệm tùng Việt Nam buôn bán sầm uất.
o O o
Sau biến cố tháng 4 năm 1975, chính phủ Úc bắt đầu nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam đến định cư. Người Việt Nam qua Úc cần cù làm ăn buôn bán, tạo dựng lại đời sống mới ở quê hương thứ hai này. Các thành phố lớn ở Úc lúc trước chỉ lưa thưa vài chục sinh viên Việt Nam du học, bây giờ mọc lên nhiều phố Việt Nam, mấy chục ngàn người Việt Nam cư ngụ, cộng đồng Việt Nam sinh hoạt nhộn nhịp, tiệm tùng Việt Nam buôn bán sầm uất.
Các tiệm nhạc Việt Nam cũng mọc lẻ tẻ khắp mọi nơi.
Lúc đó tôi quyết định đi tìm lại bản nhạc mà tôi đã nghe vào năm 1965 do chính Thanh Thúy hát ngày nào!.
Nhưng lập tức tôi có một trở ngại rất lớn là vẫn chưa biết được tên bản nhạc là gì! (Lúc đó chưa có internet, chưa có Google. Nếu có như ngày nay, chỉ cần khỏ vài chữ trong bản nhạc trên Google là hàng trăm kết quả hiện ra trong tít tắc!).
Mỗi lần vào các tiệm nhạc Việt Nam hỏi mua bản nhạc này, tôi cứ khổ sở đứng trước quầy diễn tả về tình tiết bản nhạc, hy vọng người bán hàng biết! Nhưngở tiệm nào cũng vậy, các cô bán hàng thường lắc đầu ngao ngán! Có cô bán hàng, mặc dù chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, còn trả lời rất thân mật với tôi:
Nhưng lập tức tôi có một trở ngại rất lớn là vẫn chưa biết được tên bản nhạc là gì! (Lúc đó chưa có internet, chưa có Google. Nếu có như ngày nay, chỉ cần khỏ vài chữ trong bản nhạc trên Google là hàng trăm kết quả hiện ra trong tít tắc!).
Mỗi lần vào các tiệm nhạc Việt Nam hỏi mua bản nhạc này, tôi cứ khổ sở đứng trước quầy diễn tả về tình tiết bản nhạc, hy vọng người bán hàng biết! Nhưngở tiệm nào cũng vậy, các cô bán hàng thường lắc đầu ngao ngán! Có cô bán hàng, mặc dù chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, còn trả lời rất thân mật với tôi:
"Thôi để khi nào ít khách, chị sẽ ráng tìm cho. Em chịu khó chờ, thỉnh thoảng trở lại coi ra sao nghe cưng !"
(he he!)
(Chắc nhờ hồi còn trẻ tôi trông rất dễ thuơng!?)
<image001.jpg>
o O o
o O o
Nhiều năm trôi qua mà tìm kiếm vẫn hoài công. Một hôm, khi vào hỏi thăm về bản nhạc này ở một tiệm nhạc lớn, cô bán hàng đưa ra một đề nghị thực tế:
"Anh ơi, hay là anh ca thử vài câu để em nghe rồi em sẽ ráng kiếm cho. Chứ anh cứ đứng đó mà diễn với tả thì làm sao em biết được bản gì để kiếm cho anh!"
Nghe cô bán hàng trẻ tuổi ăn nói có duyên, tôi bèn lấy hết can đảm cất tiếng ca vài câu ngay giữa tiệm:
"Đường vào tình yêu có trăm lần vui có vạn lần buồn..."
Khách hàng trong tiệm nghe tôi ca, bu lại dòm tôi, làm tôi thấy ngượng muốn độn thổ !
Nhưng tiếc thay, cô bán hàng nghe tôi ca đã đời cũng lắc đầu chịu thua:
"Sorry anh ơi! Em có nghe bản này rồi mà sao em cũng không nhớ tên bản nhạc, sorry nghe anh!"
o O o
Những năm sau đó, tôi phải đi làm việc ở nhiều tiểu bang ở Úc. Mỗi lần đến Sydney, Brisbane, Adelaide hay Perth, buổi chiều sau khi ăn phở trong khu phốViệt Nam, bao giờ tôi cũng đi la cà đến các tiệm nhạc.
<image002.jpg>
Và điều buồn cười là lần nào trong tiệm nhạc tôi cũng hay hát vài câu của bản tình ca bất hửu này, hy vọng chủ quán giúp tôi tìm được bản nhạc đó.
Cứ lần lừa như vậy mà hết năm này sang năm khác, tôi đem tiếng ca u sầu của tôi hát biểu diễn trên khắp các nẻo đường xứ Úc! (Mà công sức như mò kim dưới biển!)
o O o
Nhưng dần dà, tiếng ca của tôi cũng có tác dụng hiệu quả!
Một hôm, trong một tiệm nhạc ở Richmond, khu phố lớn của người Việt Nam ở Melbourne, sau khi nghe tôi ca bản nhạc đó, nhiều khách hàng xúm lại bàn bạc với nhau.
<image003.jpg>
Bỗng nhiên có một vị khách lớn tuổi la lên thích thú, không khác nào Archimede bất ngờ tìm ra định luật về sức đẩy của chất lõng khi ông nằm tắm trong bồn nước:
Bỗng nhiên có một vị khách lớn tuổi la lên thích thú, không khác nào Archimede bất ngờ tìm ra định luật về sức đẩy của chất lõng khi ông nằm tắm trong bồn nước:
"Thôi tui biết rồi! Bản nhạc đó tên là "Buồn Trong Kỷ Niệm" của Trúc Phương! Bài này Thanh Thúy ca là số dzách!"
Tôi mừng rỡ cám ơn người ân nhân này rối rít và dục cô bán hàng ráng lục giùm bản nhạc.
Nhưng... sau khi kiếm tới kiếm lui, cô bán hàng lại lắc đầu nói:
"Sorry chú ơi, con không có bản này!"
Hỡi ơi, tiếng ca trữ tình của tôi như dã tràng xe cát biển đông. Hơn hai mươi năm đi tìm bản nhạc, không những đã không có kết quả mà lại thấy cách xưng hôcủa mấy cô bán hàng từ từ thay đổi theo giòng thời gian.... Hồi thập niên 60 lúc còn ở Việt Nam, vô tiệm người ta gọi tôi bằng con, bằng cháu. Lúc qua Úc, trong thập niên 70, họ kêu tôi bằng em, xưng chị xưng anh. Đến những năm 80, mấy cô bán hàng gọi tôi bằng anh, xưng em nghe ngọt sớt!. Bây giờ, thập niên 1990, 2000, họ kêu tôi bằng chú, xưng con !
o O o
Nhưng cuói cùng, cuộc hành trình tìm kiếm bản nhạc này rồi cũng kết thúc vào một buổi tối mùa hè năm 2000 ở nhà sách Khai Trí, Melbourne.
Khi thấy dạng tôi bước vào cửa tiệm, người đứng ở quầy hàng, một bác gái lớn tuổi nhận ra tôi, một khách hàng quá quen thuộc, vui cười cho tôi biết tin mừng:
"Kỳ này chị có hàng mới về, nhiều CD lắm. CD Thanh Thúy có tới khoảng cả chục dĩa, để chị kiếm cho!"
Một lát sau, bà ấy lôi ra một CD có hình nữ ca sĩ Thanh Thúy với bản nhạc thứ 6 tựa đề "Buồn Trong Kỷ Niệm" của Trúc Phương!
Tôi nâng niu cái CD trong tay, không biết nên cười hay nên khóc! Tôi đã bỏ gần 30 năm trời đi lùng bản nhạc này khắp nước Úc, đã la cà cất tiếng ca u sầu của tôi đến với không biết bao nhiêu cô bán hàng trong các tiệm nhạc ở khắp thành phố trên xứ Úc, cho mấy cổ thưởng thức. Mãi đến mấy mươi năm đằngđẵng sau, bản nhạc yêu quí này cuối cùng mới lọt vào tay tôi!
Tôi vừa trả tiến, vừa ngoảnh lên trần nhà, thầm cám ơn Trời Phật đã không bạc đãi người có tấm lòng thành! Bà chủ tiệm trao hàng, ngạc nhiên không hiểu sao người khách hàng này hôm nay có vẻ mừng rỡ khác thường so với bao nhiêu khác hàng khác!
Tôi vừa trả tiến, vừa ngoảnh lên trần nhà, thầm cám ơn Trời Phật đã không bạc đãi người có tấm lòng thành! Bà chủ tiệm trao hàng, ngạc nhiên không hiểu sao người khách hàng này hôm nay có vẻ mừng rỡ khác thường so với bao nhiêu khác hàng khác!
Tôi hí hửng đi vội ra xe trong bãi đậu xe gần đó, rồi lập tức bỏ CD vào máy hát trong xe để nghe liền bản nhạc lòng này cho thỏa dạ.
Bản nhạc thâu ở Cali bên Mỹ, tiếng nhạc mở đầu thật hấp dẫn, đủ các loại nhạc cụ hòa âm chứ không đơn giản có một tiếng đàn guitar như ngày xưa!
Nhưng đến khi nghe Thanh Thúy bắt đầu ca, những câu quen thuộc mà chính tôi đã tự ca nhiều lần, tôi cảm thấy như thiên thần gãy cánh: tiếng ca của Thanh Thúy trong bài này hoàn toàn khác hẳn với tiếng ca Thanh Thúy tôi đã nghe lần đầu tiên lúc tôi còn 13 tuổi! Tiếng ca Thanh Thúy bây giờ điêu luyện quá, chứkhông như tiếng ca ngây thơ ngập ngừng e thẹn của một cô ca sĩ trẻ chưa ai biết đến ngày xưa! Tiếng ca Thanh Thúy thâu ở một thính phòng với máy móc tối tân và một dàn nhạc vĩ đại nhưng sao không diễn tả được tâm sự buồn của người nhạc sĩ nghèo Trúc Phương? Tiếng ca Thanh Thúy thượng thặng ở xứ Mỹgiàu sang bây giờ sao không da diết như tiếng ca Thanh Thúy phát ra từ chiếc máy thu thanh rè rè ở đất Sài Gòn nghèo nàn ngày nào! Đêm đó, bầu trời GòVấp lập lòe ánh hỏa châu, xa xa còn văng vẳng tiếng đại bác vọng về thành phố mà !
Tôi cảm thấy hơi thất vọng vì sau mấy chục năm tìm kiếm bản nhạc "lòng" mà tôi hằng mơ ước, giờ đây khi lọt vào tay lại không thể hiện được sự mong nhớcủa tôi bao lâu nay! Tôi tiếc nghĩ chẳng thà cứ sống trong mộng mơ mà chắc cuộc đời hứng thú hơn thực tại! Chẳng thà KHÔNG tìm được bản nhạc mà tôiđã ấp ủ từ mấy mươi năm nay, mà ký ức tuổi 13 nghe giọng ca liêu trai của Thanh Thúy ngày xưa vẫn lưu mãi trong cuộc đời, trong tiềm thức!
o O o
Rồi tôi tắt nhạc, nhìn đồng hồ thấy còn kịp giờ trở lại mấy tiệm nhạc trên khu phố.
Tôi bước vào tiệm “Làng Văn” đối diện, hỏi thăm xem có nhạc Việt Nam nào mới lạ không?
Cô bán hàng tươi cười nói:
"Dạ có cô ca sĩ mới ở Việt Nam tên là Lệ Quyên, hát hay lắm đó chú!"
Tôi chưa từng nghe tên ca sĩ "Lệ Quyên" bao giờ, nhưng thấy cô bán hàng tươi cười lễ phép, tôi cứ mua bừa!
Vô xe, tôi bỏ Lệ Quyên vào máy hát rồi nhấn nút chơi nhạc, lái xe về nhà.
Trời mùa hè tối nay ở Melbourne oi bức quá. Bật máy lạnh trong xe lên, tôi cảm thấy thoải mái dễ chịu, không cần phải "đem ghế bố ra trước sân nhà hóng gió" như buổi tối hè đêm nào ở Gò Vấp! Khi xe qua Dockland, khu phố sang trọng ở Melbourne, ánh đèn rực rỡ của các tòa nhà chọc trời đô thị làm tôi bất giác liên tưởng đến những ánh hỏa châu lập lòe đêm nào lúc tôi nằm ngủ trên ghế bố ngoài sân nhà Gò Vấp. Thỉnh thoảng nghe tiếng khán giả xem đá bóng reo hòxa xa từ Sports Dome vọng lại, tôi chợt nhớ đến những tiếng đại bác vọng về trong những đêm buồn ở ngoại ô Sài Gòn, lúc quê hương còn điêu tàn trong khói lửa chiến tranh.
Tôi chợt chép miệng một mình: "Ờ, coi vậy mà cũng mấy chục năm rồi còn gì!"
Bất chợt tiếng hát liêu trai của cô ca sĩ trẻ Lệ Quyên văng vẳng trong xe lôi cuốn tôi trở lại với bản nhạc mới:
"Người đi, ra đi mãi mãi, chốn xưa tôi còn mong chờ...
Người đi, ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân..."
Người đi, ra đi mãi mãi, vẫn không phai mờ dấu chân..."
Bài hát chậm và buồn. Tiếng hát trong trẻo ngọt ngào của cô ca sĩ mới này nghe tha thiết, ân cần, ẩn ẩn hiện hiện như một giọng hát liêu trai. Bất chợt tôi nhớra, mấy chục năm về trước, tôi cũng đã từng có cùng một cảm giác tương tự khi lần đầu tiên nghe Thanh Thúy ca bản "Buồn Trong Kỷ Niệm" của nhạc sĩTrúc Phương!
Lập tức, tôi lật bìa CD ra xem tựa của bản nhạc. "Giấc Mơ Mùa Thu" của Võ Thiện Thanh! Tôi chợt nhủ thầm trong bụng, hay đây là Thanh Thúy 1965 của tôi?! Nếu vậy, lần này tôi sẽ khôn hơn trước. Tôi sẽ "burn, copy, backup, bookmark" bản nhạc này hay bằng bất cứ cách gì để tôi không phải bỏ ra mấy chục năm đi tìm nó nữa! Và cho chắc ăn, có lẽ tôi cũng sẽ tập hát bài này, để phòng khi cần đến!
o O o
Xe bắt đầu chuyển ra ngoại ô thành phố Melbourne. Bầu trời hơi tối dần. Bất chợt tôi ngẩng đầu nhìn lên màn trời đêm. Ở phía đông, sao trời lung linh lấp lánh. Nhìn về vòm trời phía Tây, tôi thấy vài ngôi sao hơi lập lòe, mờ ảo!
Tiếng ca của Lệ Quyên vẫn thiết tha đeo đuổi theo nhịp xe.
Xe bắt đầu chuyển ra ngoại ô thành phố Melbourne. Bầu trời hơi tối dần. Bất chợt tôi ngẩng đầu nhìn lên màn trời đêm. Ở phía đông, sao trời lung linh lấp lánh. Nhìn về vòm trời phía Tây, tôi thấy vài ngôi sao hơi lập lòe, mờ ảo!
Tiếng ca của Lệ Quyên vẫn thiết tha đeo đuổi theo nhịp xe.
Trên cao, sao trời vẫn lung linh lấp lánh. Tôi không biết chúng đang khiêu vũ với bài tình ca của Võ Thiện Thanh, hay đang chập chờn với dòng nhạc buồn của Trúc Phương năm nào …
Sáng nay soi kiếng làm chi!
Giật mình tự hỏi "Ai kỳ vậy ta?"
Hóa ra cũng chỉ là ta,
Nhưng sao không giống thuở xa xưa nào!
(Nguyễn Văn Hà)
Sáng nay soi kiếng làm chi!
Giật mình tự hỏi "Ai kỳ vậy ta?"
Hóa ra cũng chỉ là ta,
Nhưng sao không giống thuở xa xưa nào!
(Nguyễn Văn Hà)
Nguyễn văn Hà
Melbourne Úc Châu
Tái Bút:
Vài tháng sau, tôi "tập" nghe lại bài "Buồn Trong Kỷ Niệm" do Thanh Thúy ca ở Mỹ sau này. Bây giờ tôi rất trân quý giọng ca của Thanh Thúy, mới hay cũ, không cần biết! Đối với tôi, trên đời này không ai ca bản "Buồn Trong Kỷ Niệm" hay bằng Thanh Thúy.
And yes, cũng không ai hát bản "Giấc Mơ Mùa Thu" hấp dẫn bằng Lệ Quyên, Thanh Thúy số 2 của tôi !
No comments:
Post a Comment