Tuesday, July 21, 2015

Những câu dịch sai khó đỡ

Từ biển báo ngoài đường đến thực đơn trong nhà hàng, có nhiều kiểu lỗi sai chính tả khiến du khách buồn cười lẫn ngại ngùng.
 
 
Sẽ không có người nước ngoài nào hiểu được rằng dòng chữ "Plant Rice University Acceptance" được in trên tấm bia đá chú thích kia đang muốn giới thiệu về Cây gạo đại thụ ở tỉnh Hải Dương. Người làm bia đã sáng tạo ra cách dịch từng từ một gồm Cây = Plant, Gạo = Rice, Đại = University, Thụ = Acceptance. Chưa hết, năm Giáp Thân (1924) được dịch theo cách tương tự thành Body (thân thể) Armor (áo giáp).
 
 
Trên một diễn đàn, khách du lịch nước ngoài cho biết họ thấy buồn cười khi có cửa hàng quần áo tên là "Fartshion". Đây có thể là cách chơi chữ của chủ cửa hàng khi lồng chữ "art" (nghệ thuật) vào "Fashion" thành "nghệ thuật thời trang". Nhưng sự lồng ghép đã tạo ra một nghĩa khác hẳn với từ "fart" (đánh rắm).
 
 
 
Khi đến phố cổ Hà Nội, nhóm du khách nước ngoài "sốc" vì thấy biển hiệu quảng cáo ghi "Try cock today please". Trong tiếng Anh, từ "cock" ngoài nghĩa con chim trống, con gà trống còn mang nghĩa lóng khác.
 
 
 
Họ quyết định vào hỏi chủ cửa hàng tại sao đặt tên "lạ" như vậy, thì được biết COCK là viết tắt của Creative Oriental Crafts Kingdom - Vương quốc đồ thủ công phương Đông sáng tạo.
 
 
 
Hòm tiền từ thiện dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn mang dòng chữ "For Especially Difficult Children". Khi đọc dòng này, một du khách đã thốt lên "Đây hẳn là vấn đề của hàng triệu bậc cha mẹ trên toàn thế giới". Từ "difficult" không mang nghĩa "khó khăn về mặt hoàn cảnh" khi đặt cạnh danh từ "trẻ em". "Difficult children" được hiểu là những đứa trẻ khó tính hoặc khó bảo.
 
 
 
Du khách nước ngoài có thể "tá hỏa" khi họ đang chờ đợi một bữa ăn ngon lại nhìn thấy trong thực đơn có món "crap" (nghĩa là phân). Một chữ cái sai (b thành p) dẫn một từ khác hẳn về mặt ngữ nghĩa.
 
 
 
Tên món "Insides of a pig" mang đến những tưởng tượng phong phú cho các thực khách.
 
 
 
Còn du khách nước ngoài vào nhà hàng này băn khoăn không hiểu tại sao ở Việt Nam, mực viết (ink) lại chế biến được thành món ăn.
 
 
 
" Missing Beef", người chỉ biết tiếng Anh sẽ tự hỏi liệu đây là món "nhớ về thịt bò" hay "thiếu thịt bò".
 
 
 
Du khách "toát mồ hôi" khi được mời ăn bánh "toát mồ hồi" (sweat).
 
 
 
Nhà hàng này không viết nhầm món cua, nhưng giới thiệu món ăn "cái gối" (pillow) và bia dành cho trẻ em (kids).
 
 
 
Các loại biển báo trên đường cũng không thoát lỗi tiếng Anh. Bức ảnh này cũng được du khách nước ngoài chụp lại và chia sẻ trên một diễn đàn. Nhìn hình minh họa, người không biết tiếng Việt cũng có thể hiểu rằng biển báo chỉ độ dốc của đường ở mức 5,8%. Tuy nhiên, từ "sloppy road" lại có nghĩa là đường có nhiều vũng nước, đường lầy lội.
 
 
 
"Sea" và "see" là hai từ có cách đọc giống nhau nhưng nghĩa thì không liên quan đến nhau.
 
 
 
"Chúc bạn con đường cao hơn về sự bình yên", dường như đây là cách dịch gần gũi nhất về nghĩa dành cho câu "Wish you the upper road of peace".
 
 
 
Bên cạnh lỗi sai chính tả, đây cũng không phải là cách dịch đúng dành cho "Tòa án nhân dân huyện Quế Phong".
 
 
 
Người nước ngoài không hiểu là họ đang được chào đón khi đến với khu du lịch này vì "Wellcom tu" không phải là tiếng Anh.
 
 
 
Một lỗi sai khác với từ "Welcome to".
 
 


No comments:

Post a Comment