Thursday, December 29, 2016

Mùa Xuân năm cũ

Mùa Xuân năm

Quốc Thái

Gia đình tôi sang Mỹ và định cư tại Florida từ những tháng cuối của năm 1992, không bao lâu thì Tết đến, và đây là cái Tết đầu tiên của tôi trên đất Mỹ nầy, cái Tết đầu xa xứ.

Nói đến Tết thì cảm xúc của những cái Tết năm xưa, thời thơ ấu lại hiện về. Tôi còn nhớ khi còn bé, Tết của bọn trẻ chúng tôi bắt đầu từ khoảng mùng 10 tháng Chạp. Khi ấy, những ngày này đã có tiếng đì đùng của pháo tiễu, pháo kim, lâu lâu xen lẫn tiếng nổ ầm của pháo đại, rồi ống lói, làm bằng thân cây đu đủ hoặc tre già. Tôi có một cây gậy, đầu có gắn một xú-páp lấy từ ruột xe đạp hư, với que căm xe làm cò mỗ ém thuốc pháo là chất diêm sinh của que diêm…và…đùng!!! sau một cú dộng mạnh. Thật ra, trẻ con bọn mình ai lại chẳng biết cách làm cây gậy sắm sét ấy, biến thể của nó còn là cái xú-páp được cột một chùm lông gà hay vải vụn, sau khi nạp thuốc, ném lên không rớt xuống…và… đùng!!! Ôi đã làm sao. Hoặc những hộp lon sữa bò được đục lỗ, hay một nửa gáo dừa có cái lổ của cây mầm, úp lên một cái lỗ khoét dưới đất, có vài cục khí đá (mà sau này còn gọi là đất đèn) cho vào ít nước,châm lửa, và… đùng!!! Gáo dừa hoặc lon văng lên trời,vài thằng ôm đầu chạy ra xa vì sợ bị u đầu Má uýnh!. Tết của tôi còn băt đầu sớm bởi những chiều đi coi tập múa lân ở sân đình. Tiếng trống rộn rã cùng tiếng pháo đì đùng luôn làm tôi nôn nao trong những bửa cơm chiều, vì khi ấy thằng Đạt đang chờ tôi để cùng nhau đi đến sân đình xem lân. Và cứ thế, cái Tết dần đến theo sự vội vã bán mua, theo tiếng pháo ngày càng dồn dập và theo nỗi háo hức mong chờ của bọn trẻ con vô tư vô lự. Tết với tôi trong ký ức, còn có những tấm liễng đỏ được viết bởi ông dồ quê, mỗi sáng bày giấy mực trước nhà và tuy không biết chữ nho nào tôi cũng thúc giục Ngoại mua để kịp dán hai bên cửa cái, trên cổng vào nhà sau, ngoài cột bàn Ông Thiên. Còn có những miếng giấy hông điều, chử nho đen, vuôn vắn để dán lên mấy quả dưa hấu và tất cả các lu, khạp chứa nước, đựng gạo trong nhà, như thế mới là Tết.

Tết đến, chợ được mở rộng ra, người ta bày bán đủ các mặt hàng. Những nhà vườn mang ra chợ nào trái cây, nào hoa quả. Họ căng lều, và bán gần như hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Ở chợ chính Long Xuyên, người ta bày ra những con đường xung quanh chợ với những mặt hàng Tết rất là phong phú và bắt mắt. Chợ hoa, chợ trái cây, được phân chia ở bên hông nhà thờ lớn Long Xuyên, có khi ở Công trường Trưng Nữ Vương. Hàng hoá tấp nập, người xe dập dìu, tạo nên môt khung cảnh sôi động của những ngày Tết. Ngoài chợ lớn thị xã Long Xuyên, các chợ nhỏ ở các phường cũng sôi động không kém. Chợ Vàm Cống, trong những ngày thường, chợ chỉ nhóm đến bốn năm giờ chiều, và hàng quán chỉ bày bán ở khu vực chợ, nhưng những ngày Tết, đến khoảng hơn mười giờ đêm mới tan chợ, và chợ được kéo dài ra hai bên con đường chính khoảng vài trăm mét. Bọn con nít chúng tôi trong những ngày Tết có lo gì đâu ngoài chuyện chơi với chơi. Những ngày Tết, không cần đi học, nên việc chơi của tôi cùng lũ trẻ là chính. Sáng, chạy ra chợ ngồi ăn hàng, xong, đi lòng vòng chợ xem hàng hoá, xem người bán, xem người mua, xem mải võ sơn đông, xem thầy đồ viết chữ nho, xem người ta chùi lư hương, nói chung là xem đủ thứ, thứ gì cũng xem. Xem chán, thì hoà vào dòng người đi chợ, đi chơi, để lang thang khắp nơi trong chợ. Đó là thú vui của những đứa con nít ở lứa tuổi mười bốn, mười lăm.

Tết của tôi ở cái xứ Vàm cống ấy, thực sự còn bắt đầu bằng những buổi sáng thậm thụt dưới gầm quầy bán bánh kẹo của Má thằng Đạt, bạn thân của tôi trong lớp. Cái quầy kín lắm và cũng đủ chỗ cho 2 thằng tôi ngồi khuất trong đó, lâu lâu thò tay qua cái khe nhỏ để nhón lấy mấy cục thèo lèo của Má bạn. Tụi tôi cũng canh dử lắm vì sợ Má nó bắt gặp thì có mà kiếm chỗ khác ăn Tết. Nói thiệt, tôi là thằng nhát gan, qua khe hở, thấy Má cứ liếc nhìn vào cái lỗ mọt này, nên không dám làm gì, chỉ có thằng Đạt là tỉnh khô, thỉnh thoảng thò tay qua, khi rút về là có vài ba cục thèo lèo cứt chuột, nó nói Má liếc vậy chớ không thấy mình đâu mà sợ. Ôi thèo lèo ăn vụn nó ngon hơn bỏ tiền ra mua nhiều. Ngày thường chúng tôi không thèm ngó đến, nhưng những ngày Tết, sạp hàng của má bạn ấy có rất nhiều bánh mứt Tết rất hấp dẫn. Vì vậy hai đứa chúng tôi thường lân la ra đó chơi, giả bộ giúp việc, rồi chôm một vài cái bánh, kẹo, hay hộp mứt, hạt dưa,..., trốn ở dưới gầm sạp để mà ăn. Đó là lúc nhỏ. Thời gian ở tuổi trung học, cũng là thời gian biết nhìn con gái và bàn tán rồi. Thằng bạn tôi rất có cảm tình với nhỏ bạn T. An, cùng lớp. Ngày Tết, hai thằng tôi cũng trốn dưới gầm sạp để ăn vụn như hồi nhỏ, rồi dấu thêm một mớ bánh, kẹo, mứt, mà thằng bạn tôi biết nhỏ T. An rất thích, để dành, sau đó tuồn qua sạp hàng của má T.An. Vì hai sạp hàng gần nhau, nên nàng T.An nầy cũng chui xuống gầm sạp để nhận quà kẹo từ chàng Đạt si tình.

Từ những viên kẹo, hộp mứt, bịch hạt dưa mà anh Đạt si tình đã lén chôm của má và đưa cho nàng T.An ở dưới gầm sạp với sự chứng kiến của tôi, đến những cử chỉ thân thiện đã làm cho trái tim T.An xao xuyến, nhưng mãi đến hết lớp mười hai nàng mới chấp nhận lời yêu của Đạt, nghĩa là Đạt đã dùng thời gian ba năm tròn bên cạnh những món ăn Tết như đã kể. Ba năm tròn, với ba mùa Xuân trôi qua đã đơm bông kết trái cho một cuộc tình, và họ đã trở thành vợ chồng sau khi ra trường đại học.

Ngày còn bà Ngoại, Tết đến chúng tôi lại được xem gói bánh tét, bánh ích (ít?), và ngồi canh bếp lửa vào lúc chiều tối đến tận khuya. Có khi phụ chùi lư hương, chưn đèn. Nói chung làm gì cũng thấy vui vì cái không khí Tết. Ở chợ có cái không khí Tết của chợ, về quê có cái không khí của miền quê. Nơi đâu cũng rộn ràng chuẩn bị đón chào năm mới.

Tôi vốn sống  ở chợ, nên  quanh năm suốt tháng lúc nào cũng nghe tiếng ồn ào náo nhiệt của đủ loại âm thanh từ xe cộ, người mua bán, gà vịt, v.v..., và vào những ngày Tết lại càng náo nhiệt hơn. Có hôm người đi chợ, đi chơi thiệt đông, đến độ phải nhích từng bước chân. Các sạp hàng căng lều vải, che dù chồng lên nhau nên không có ánh nắng rọi vào. Ba mươi là buổi chợ chót, sau buổi chợ nầy, hàng quán dọn dẹp gọn sạch. Các anh chị lao công lo quét dọn vệ sinh, thu gom rác trong chợ chở đi đổ, tạo nên một bộ mặt khác hẳn của ngôi chợ. Sáng mùng Một, chạy ra chợ, một cảm giác là lạ thích thú thật là khó tả. Sáng mùng Một năm nào tôi cũng làm cùng một việc là chạy ra chợ hít cái không khí trong lành của ngày Tết và cảm nhận cái không gian yên ả của ngôi chợ. Không một tiếng ồn, không một bóng người. Khi trời đã sáng hẳn, cũng là lúc những tràng pháo nổ dòn tan, quyện vào không gian mùi pháo đỏ, cùng với tiếng nhạc Xuân phát ra từ những ngôi nhà. Đây đó vài em bé lớn nhỏ trong những bộ quần áo mới tung tăng bát phố cùng cha mẹ. Rồi trống lân dồn dập cùng với tiếng pháo. Lân đến từng gia đình để xông đất và chúc mừng năm mới.

Thời gian đi mau thật, những ký ức, cảm xúc bất chợt hiện về thoáng cái đã hơn ba mươi năm, và cái Tết đầu tiên của tôi ở thành phố Orlando nầy cũng đã hơn hai mươi bốn năm rồi. Ngồi viết những dòng nầy, tôi cứ tưởng chừng chuyện mới ngày hôm qua, nhưng không, đó là câu chuyện tuổi thơ của tôi, những ngày còn bé, sống trong sự yêu thương đùm bọc của Ngoại, Cậu, Dì, và Mẹ. Vui thì vui, nhưng niềm vui không trọn vẹn, vì thiếu vắng người Cha kính yêu. Ba tôi, cũng như bao quân cán chính Việt nam Cộng hòa khác, sau 30 tháng 4 năm 1975 đã bị lưu đày ra tận xứ Bắc làm lao động khổ sai cho cái gọi là “học tập cải tạo”. Cho đến cái Tết 1985 gia đình tôi mới thật sự hưởng trọn niềm vui, vì Ba đã được về sum họp với gia đình. Nhưng đến cái Tết năm sau, tôi lại thiếu vắng người Cha thân yêu khi Ông đang chịu vòng lao lý sau khi bị bắt vào một đêm mưa gió, lúc cả gia đình chúng tôi đang an giấc, trên đất nước Chùa Tháp, tại thành phố Nam Vang, trong một cuộc vây ráp để bắt giam những sĩ quan VNCH đang sinh sống tại đây (thật ra là chờ cơ hội vượt biên sang Thái Lan) của cái gọi là Cục CA A-50 cùng những đám CA địa phương. Và mùa Xuân năm 1989, gia đình chúng tôi mới lại được đoàn viên để ăn những cái Tết ấm cúng cuối cùng trước khi rời Việt Nam.

Hôm nay người Việt chúng ta cũng đã trải qua hơn bốn mươi năm đón Tết trên quê hương thư hai của mình. Đến bao giờ chúng ta mới được hưởng một mùa xuân thật sự tự do an bình trên chính quê hương chúng ta?? Hy vọng ngày ấy sẽ không còn xa.
QThai
2016

Những Bến Phà

Những Bến Phà

Lịch sử 300 năm hình thành và phát triển của Saigòn không thể tách rời với sự hình thành và phát triển của miền lục tỉnh ngày xưa tức là miền Tây Nam phần ngày nay. Sài gòn từ khi được thành lập, nó là thủ phủ của vùng đất phương Nam, là cửa ngỏ giao thương với thế giới. Việt Nam là một nước nông nghiệp, mà nguồn nông sản chính yếu lại xuất xứ từ vùng sông nước miền Tây, nên hệ thống giao thông nơi đây cũng phát triển song song với sự phát triển chung của khu vực. Vì sông rạch vùng này như mạng nhện hình thành một hê thống giao thông đường thủy vô cùng quan trọng, đường bộ phải nối liền bằng vô số cầu, tuy nhiên sông Tiền và sông Hậu là 2 nhánh sông lớn của Mekong, mặt sông rất rộng, trước đây chưa có khả năng xây cầu, nên phải sử dụng phà để vận chuyển các loại xe cộ và khách bộ hành qua sông.

Có 4 phà lớn là Rạch Miễu, Mỹ Thuận, Cần Thơ và Vàm Cống, tầm quan trọng và qui mô mỗi bến có khác nhau. Sau này có thêm bến phà Cao Lãnh, phục vụ cho việc đi lại giữa Sàigòn và các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, vì con đường từ Sa Đéc về đến bến phà Vàm Cống quá xấu, quá nhiều ổ gà, ổ voi.

Phà Rạch Miễu là gạch nối giửa Bến Tre, tỉnh nghèo nhất đồng bằng sông Cửu Long, với Mỹ Tho để về Sài gòn, lại vòng qua một cù lao xa dịu vợi. Bến Tre lại không nằm trên trục đường chính qua nhiều tỉnh thành nên từ xa xưa đã như một ốc đảo ít người nơi khác tới lui vì vậy phà Rạch Miễu cũng ít được biết đến, qui mô và nhịp độ hoạt động cũng không cao.

Quan trọng nhất là phà Mỹ Thuận, bắt đầu hoạt động từ năm 1910, vì hầu như tất cả những gì nằm phía hửu ngạn sông Tiền đều phải nhờ bến phà này để về Sàigòn, đi khắp nước hoặc ra thế giới. Phương tiện giao thông đường bộ thuộc các tỉnh gồm Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá đều phải qua bến này. Thật ra trên sông Tiền cũng còn một bến phà nhỏ khác chia sẻ một phần nhiệm vụ của phà Mỹ Thuận, đó là phà Cao Lãnh, mới lập sau này, tuy nhiên Cao Lãnh cũng chỉ dành cho một số xe cộ đi hoăc đến Long Xuyên, Châu đốc và đôi khi là Rạch Giá lúc kẹt phà Vàm Cống. Trong trường hợp này xe cũng phải qua một bến phụ khác tại Long Xuyên, đó là bến phà An Hòa. Phà Mỹ Thuận là gạch nối quan trọng nhất trên hệ thống giao thông đường bộ giữa đồng bằng sông Cửu Long và Sàigòn. Sau gần 1 thế kỷ tồn tại, Mỹ Thuận đã góp phần vô cùng lớn lao trong công cuộc phát triển của vùng đất mới phương Nam. Lịch sử sẽ ghi nhận điều này như một sự kiện quan trọng của thời mở nước. Riêng với những người dân miền Tây lớn tuổi đã từng qua lại bến phà này chắc không thể nào quên được những xâu nem đặc hửu, những chục bánh phồng sữa, những bịch kẹo dừa, kẹo chuối, và nhất là những sọt ốc gạo mà một thời trở thành món quà thông dụng mang về cho gia đình của nhiều hành khách khi đi ngang qua đây. Lại càng không thể quên được khi vội vã mua những xâu nem-giá-nào-cũng-bán chỉ có chút xíu nem trong lớp vỏ lá chuối dầy ,hoặc những chiếc bánh- ích- nhân-đậu-khoai-lang bán xong chạy mất….. Giờ đây, ngồi trên những chiếc xe hơi, xe đò, xe hàng, xe hai bánh....chạy bon bon trên cầu Mỹ Thuận để sang sông, có mấy ai nhớ lại những chiếc phà một thời lầm lũi đưa rước khách sang sông, những quán nước, hàng ăn, cũng như những phục vụ khác ở hai bên bến phà. Tất cả sẽ chìm vào quên lãng, và có chăng chỉ còn lại trong ký ức của những người đã một thời gắn bó với chốn này mà thôi.

Năm 1918 phà Cần Thơ hoàn thành, giúp cho giao thông đường bộ phía hửu ngạn vượt sông Hậu về Sàigòn. Lúc bấy giờ con đường từ Long Xuyên xuống Cần Thơ cũng tương đối tốt, đã được trải đá. Thiên phóng sự “Một tháng ở Nam kỳ” của Phạm Quỳnh đăng trên báo Nam Phong vao cuối năm 1918 có viết: “Con đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ tốt lắm, giữa đổ đá, hai bên trồng cây, cái xe bon bon chạy giữa coi phong cảnh rất là ngoạn mục”. Và như thế, phà Cần Thơ, ngoài các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, vào thời điểm này còn đảm nhận nhiệm vụ đưa xe cộ vượt sông Hậu cho cả phía Long Xuyên. Kinh và lộ Cái Sắn được làm từ năm 1925 và hoàn thành năm 1930 sau 5 năm thi công, lúc bấy giờ phà Vàm Cống đã hoạt động được 5 năm, chia sớt nhiệm vụ với bến Cần Thơ để giải quyết nhu cầu qua lại của người dân đi hoặc đến các tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Rạch Giá, vào thời này.

Ngày 24 tháng 4 năm 2010 cầu Cần Thơ chính thức khánh thành, chấm dứt 92 năm ròng rã qua lại của không biết bao nhiêu chuyến đò tại bến Bắc Cần Thơ. Rồi đây, 5 năm, 10 năm hay rất lâu hơn nửa chúng ta và con cháu sẽ chỉ còn nghe buồn não nuột câu hát điệu dân ca…..của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
"….về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu. Em xinh tươi trong chiếc áo bà ba, em đi mau kẻo trể chuyến phà đêm qua bến Bắc Cần thơ…."

Viết đến đây tự nhiên tôi bỗng thấy cay cay trong mắt. Tại vì giọng ca mượt mà của Hương Lan buông theo cái giai điệu trầm buồn mà tác giả đã cố tình gieo vào bài hát một cách tuyệt vời, hay tại vì bỗng nhiên chợt nhớ đến những kỹ niệm xa cũ trên các chuyến đò qua lại ngày xưa, có lẽ vì cả hai. Và có lẽ nhiều người trong chúng ta, những ai đã từng một lần gắn bó với Cần Thơ, đã từng biết bao nhiêu lần qua lại Bắc Bình Minh, cũng đều thấy ngậm ngùi mỗi lần nhớ lại bến cũ!

Nghe đâu thành phố Cần Thơ hiện vẫn duy trì bến phà cũ để giải quyết vận chuyển cho một số cư dân địa phương qua lại chợ Cần Thơ và Bình Minh, không phải vượt cầu theo một con đường quá xa và cũng có thể phục vụ cho những du khách muốn tìm cảm giác qua sông bằng phà, nhìn ngắm cái mênh mông của sông Hậu, thả hồn lơ đễnh theo những dạt lục bình trôi mà họ sẽ không có dịp thưởng thức nếu chỉ ngồi trên xe chạy theo đường quốc lộ.

Như vậy, 3 cây cầu lớn đã lần lược hoàn thành, thay thế cho các bến phà xưa. Bây giờ, chỉ còn lại bến phà Vàm Cống và Cao Lãnh.
Và hai bến phà này sẽ chấm dứt hoạt động vào cuối tháng 11 năm nay, năm 2017, sau khi hai cây cầu Cao Lãnh và Vàm Cống chính thức khánh thành. Theo như kế hoạch thì đến tháng 9, sẽ nối nhịp cuối cùng, là nhịp cao nhất để nối hai đầu. Từ bấy lâu nay, phà Vàm Cống là cầu nối giữa xã Bình Thành của huyện Lấp Vò, bờ Đồng Tháp và phường Mỹ Thạnh của Long Xuyên bờ An Giang. Bến phà đã tạo nên sự nhộn nhịp nơi đây, sau khi khánh thành cầu Vàm Cống, thị tứ này sẽ là điểm cuối cùng vì xe cộ sẽ theo cầu Vàm Cống từ hướng Lai Vung vượt sông Hậu để sang bờ Thốt Nốt của thành phố Cần Thơ, và chổ này sẽ thật là vắng vẻ. Không biết họ có duy trì bến phà như ở bến Cần Thơ hay không. Hy vọng là có để tiện việc đi lại cho cư dân hai bên.
QThai

Lễ Hội Đua Bò 7 Núi

Lễ Hội Đua Bò 7 Núi

Quốc Thái

Trẻ số 214 ra ngày 29 tháng 10, 2010 tác giả Trần Trí Dũng đã đưa chúng ta đến với Lễ hội đua Trâu của Thái lan, hôm nay tôi tiếp bước Trần Trí Dũng đưa quí vị đến với Hội đua Bò của người Khmer của vùng Thất Sơn-Bảy núi thuộc tỉnh Angiang, miền Nam Việt nam. Đua bò là một trò chơi dân gian của dân tộc Khmer vùng Thất Sơn, An Giang, đã có tự lâu đời, thường được tổ chức vào dịp Tết Đônta hằng năm, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch. Ban đầu trò chơi được các Sư trụ trì chùa tổ chức cho các phum sóc tranh đua, cũng là một trong những cách vui chơi trong những ngày lễ lớn (người Khmer có 2 Tết trong năm: vào trung tuần tháng 3 là Têt chịu tuổi, Chon- cho-nam-tho-mây và tháng 8 là Tết Đônta hay còn gọi là Lễ cúng Ông Bà, thay vì đám giỗ như người Kinh).

Cho đến đầu những năm 90, thế kỷ trước, trò chơi này ðược chính quyền địa phương ðứng ra tổ chức, quy mô ngày càng phát triển và ðã ðược nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia, 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, An Giang, thay phiên nhau tổ chức. Năm nay, Lễ Hội Đua Bò mở rộng, tranh cúp Truyền hình An Giang, ðược tổ chức vào ngày 5 tháng 10 tại sân thi đấu Chùa Tà Miệt, xã Lương Phi, Tri Tôn. Ðây là lần thứ 19 cuộc chơi dân dã ðược nâng cấp thành Lễ hội và qui mô, đã ðược tăng lên ðến 78 đôi bò (thay vì 38 ðôi như trước đây) với những đôi bò đến từ các địa phương ngoài vùng Núi Cấm như Châu thành, Châu phú, Thoại Sơn, Hòn Đất (Kiên Giang) và cả quận Ki-ri-vong (Tỉnh Tà Keo, Vương quốc Campuchia). Vì số lượng đăng ký nhiều nên 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn ðã phải tổ chức đấu loại trước cả tuần để lựa những đôi bò xuất sắc vào thi ðấu chính thức.

Lễ hội đua bò 7 núi năm nay thu hút hơn 20.000 người đến xem, đặc biệt là dịp để giới nhiếp ảnh trổ tài, hàng trăm nhà nhiếp ảnh, chuyên hoặc không chuyên, phóng viên ảnh các báo, ðài ðã tụ hội nơi ðây vừa chụp ảnh vừa thưởng thức cái cuộc chơi văn hóa ðầy nhân bản này.

Trâu chọi ở Đồ Sơn ðược chọn lựa và chăm sóc rất đặc biệt. Tôi nghĩ những ông chủ sau một thời gian nuôi nấng trâu chọi, ít nhất cũng một năm, thường thì lâu hơn, chắc cũng có nhiều, thậm chí rất nhiều những kỹ niệm, tình cảm với con vật mà mình hàng ngày chăm sóc, tôi luyện để trở thành những đấu sĩ của ngày hội. Và rồi đến ngày ðó, sau một trận chiến dữ dội đầy máu đỏ, dù thắng hay thua trâu cũng sẽ bị giết thịt, chủ trâu chắc cũng ít nhiều đau xót trong lòng! Âu đó cũng chỉ là luật chõi ðã có từ lâu đời!

Ðâm trâu cũng là Lễ hội cấp quốc gia của những dân tộc ít ngýời Tây Nguyên, mang đậm tính chất rất đặc trưng của núi rừng nhưng cũng rất dã man, trâu hiến lễ bị đâm, chém theo từng nhịp trống, chiêng dưới ánh lửa bập bùng soi chập chờn những bước nhảy hoang sơ. Trâu chết dần mòn một cách tội nghiệp! Và ðó cũng là tập tục đã có tự thuở nào.

Cho nên, lễ-hội-đua-bò-7-núi thật sự là một cuộc chơi văn hóa ðầy nhân bản, phản ánh rõ nét nền vãn minh lúa nước của dân bản địa. Bò thua cuộc sẽ ðược chủ ðưa về chăm sóc tập luyện lại chuẩn bị cho mùa lễ hội năm sau, bò thắng cuộc trở thành biểu tượng may mắn của phum sóc và là tài sản lớn của chủ nhân, vẫn sẽ ðược chăm sóc tập luyện để bảo vệ ngôi vô địch.

Sẽ không ngạc nhiên khi trong tương lai chúng ta chứng kiến sự thu hút mạnh mẽ của lễ hội đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài. Nếu đầu tư hợp lý và tổ chức qui mô hơn, kết hợp với địa thế và cảnh quang đẹp vùng Thất Sơn, lễ-hội-đua-bò-7-núi có thể sẽ là một thương hiệu tạo sự khác biệt trong chiến lược phát triển du lịch của An Giang.

Tài liệu được cung cấp bởi cậu của tác giả
QThai

Tạp ghi. Xe Lôi Đạp

Tạp ghi.

Xe Lôi Đạp

Quốc Thái

Xe lôi đạp là phương tiện giao thông thô sơ và là hình ảnh quen thuộc của dân Đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là dân miền Tây Nam phần, là phương tiện giao thông của giới bình dân, nhưng đôi khi dân trung lưu cũng thích vì có thể dùng đi dạo phố hóng mát những khi thời tiết mát mẻ.

Xe lôi đạp hầu như có mặt ở khắp mọi nơi từ thành thị đến thôn quê. Chiếc xe thật đơn giản với phần đầu là chiếc xe đạp và phần đuôi là cái thùng xe được gắn vào thân xe đạp tạo thành một chiếc xe bốn bánh. Thùng của xe lôi có gắn hai băng ghế để khách ngồi, phía trước thùng là một mặt phẳng, và là chổ ngồi của hai người. Như vậy một chiếc xe lôi có thể chở được sáu người, cộng với bác tài là bảy người (cũng đâu thua gì các loại xe bảy chổ ngày nay). Ngoài chở khách, xe lôi còn là phương tiện chuyên chở hàng hoá rất hữu dụng, có thể chở rất nhiều đồ. Xe lôi đạp thì đơn giản, chỉ một chiếc xe đạp cộng với cái thùng xe là thành một chiếc xe lôi đạp. Nói đến xe lôi đạp mà không nói đến bác tài là một điều thiếu sót. Những người chạy xe lôi đạp đều là dân lao động nghèo, bán sức lao động để đổi lấy miếng ăn. Hằng ngày họ dầm mưa dãi nắng, rong ruổi khắp các nẻo đường. Mỗi ngày họ đạp xe chở hàng, chở khách hàng chục cây số là chuyện thường. Có những người chạy theo bến bãi để chở khách, cũng có những người thường đóng đô ở các công ty, xí nghiệp, cửa hàng để chở hàng hoá hay hành khách theo yêu cầu. Người chạy xe lôi đạp phải nói là họ có một sức khoẻ phi thường, vì họ có thể chở sáu người một lúc, hoặc hàng hoá chất đầy. Người chạy xe thường nhảy xuống dùng sức kéo xe mỗi khi lên cầu vì họ không thể đạp nổi (có nhiều người may mắn được các thanh niên tốt bụng đi trên xe nhảy xuống đầy giúp), sau đó họ phóng một cái lên xe và thả dốc. Chạy xe lôi đạp cũng đòi hỏi một kỹ thuật mà dân không trong nghề không thể điều khiển được. Mỗi lần họ lùi xe, mặc dù chỉ dắt bộ, nhưng cũng là một kỹ thuật, phải kết hợp giữa phần đầu và đuôi giống như người ta lui xe có kéo trailer vậy, nếu không thì xe sẽ không đi đúng hướng mình muốn.

Vào những năm cuối của thập kỷ 80, tôi có làm việc ở một hãng bia của người cậu họ. Ngoài việc pha chế, cấy men trong ống nghiệm, và nấu bia, tôi còn kiêm luôn nhiệm vụ giao bia, thu tiền, và nhận vỏ chai không về từ các hàng quán khắp nơi trong và ngoài thị xã Long Xuyên. Mỗi lần như vậy, chúng tôi đều gọi một chiếc xe lôi đến chở hàng. Lúc đầu thì cứ gọi đại một chiếc nào mà mình bắt gặp chạy ngang qua. Và rồi có một anh xin được đến chở mỗi ngày. Cứ như vậy, hàng ngày đến đúng giờ đi giao hàng là anh có mặt cùng tôi đi giao bia, thu tiền, lấy vỏ chai về. Và rồi không biết tự bao giờ, chúng tôi trở thành mối ruột của anh, và chổ chúng tôi trở thành bến của anh luôn. Cứ mỗi sáng là anh đem xe đến đậu trước cửa để chờ đi giao hàng. Làm việc chung lâu ngày, nên anh cũng thành thạo công việc của chúng tôi. Mỗi lần đi giao hàng là anh tự động chất bia lên xe (sau khi tôi đã kiểm tra và để ra phía trước cho anh), thay vì đây là công việc của chúng tôi. Sau đó anh cầm lái chiếc xe lôi, còn tôi với chiếc xe gắn máy ở phía sau dùng chân đẩy chiếc xe lôi của anh. Chính vì vậy anh rất khoẻ vì không cần phải dùng sức. Có
những chiều, anh mang xe đến nhà rước chúng tôi đi chơi. Những hôm trời mát mẻ, ngồi trên xe lôi đạp đi dạo phố thật là mát mẻ và thích thú vô cùng. Đây cũng là sự thích thú của du khách phương tây khi dạo phố bằng xich lô ở Sài Gòn, hay bằng xe lôi đạp ở các tỉnh miền Tây.

Ngoài xe lôi đạp, cũng xin nhắc sơ qua một chút một loại phương tiện giao thông khác cũng có chữ "lôi" ở vùng nầy đó là xe mô-tô lôi, hay còn gọi là xe lôi thùng. Cũng giống như xe lôi đạp, nhưng mô-tô lôi được thay thế bằng chiếc honda, và cấu trúc thùng xe cũng thay đổi chút it để phù hợp, và được gắn thêm phần mui để che nắng. Những người chạy xe loại nầy dĩ nhiên là khá hơn và thu nhập cũng nhiều hơn những người chạy xe lôi đạp. Xe nầy phần lớn chỉ dùng để chở khách chứ it chở hàng nên không đa dụng bằng xe lôi đạp.

Ngày nay ở tại Mỹ nầy chúng ta cũng có thể bắt gặp những chiếc xe lôi đạp ở downtown của các thành phố lớn, hay ở những khu du lịch dùng để chở khách đi chơi. Lần đầu tiên tôi bắt gặp những chiếc xe lôi đạp ở downtown Orlando với thiêt kế có phần hơi khác chút, đó là chiếc xe đạp ba bánh với phần đầu và phần thùng được hàn dính vào nhau. Sau nầy tôi mới bắt gặp loại xe lôi bốn bánh với phần đầu là một chiếc xe đạp hẳn hoi và phần đuôi là một cái thùng xe rời và được móc vào nhau tạo thành một chiếc xe lôi đạp. Như vậy về hình dáng cơ bản thì nó cũng giống như xe lôi đạp ở Việt nam, nhưng các bác tài xe lôi thì không đạp xe từ nhà đến bến như bác tài VN mà họ đi xe hơi. Trên xe họ chở chiếc xe đạp và cái thùng, khi đến nơi, vào parking, sau đó lấy xe đạp ra, rồi lấy thùng, móc thùng vào xe, và bắt đầu hành nghề. Cùng là dân chạy xe lôi đạp, nhưng sao bác tài ở Mỹ sướng hơn bác tài Việt nam bội phần. Quý vị nào đã từng đi xe lôi đạp, và giờ nhớ chiếc xe lôi đạp, cư ngụ ở vùng Orlando, Tampa, xin mời đến downtown vào mỗi tối để dạo một vòng cho đở nhớ.

QThai

Mùa Xuân năm ấy

Mùa Xuân năm ấy


Quốc Thái


Gia đình tôi sang Mỹ và định cư tại Florida từ những tháng cuối của năm 1992, không bao lâu thì Tết đến, và đây là cái Tết đầu tiên của tôi trên đất Mỹ nầy, cái Tết đầu xa xứ.


Nhớ lại những ngày giáp Giáng sinh, lần đầu tiên lái xe dạo quanh trên những con đường trong thành phố với đèn thông giăng trên các cột đèn, và những ngôi nhà rực rỡ ánh đèn Giáng sinh đủ màu sắc với nào là ông già Noel, nai, người Tuyết, v.v.. lòng rộn ràng vô cùng pha lẫn những nỗi buồn nhớ lại những đêm Giáng sinh đã qua cùng lũ bạn rong chơi suốt đêm ở quê tôi, thị xã Long xuyên, và những vùng lân cận như Rạch giá, Hà tiên, Châu đốc, Cần thơ. Rồi ngày Giáng sinh đến, tôi nôn nao chờ đón đêm Giáng sinh đầu tiên ở thành phố Orlando xa lạ nầy. Hôm đó sau khi tan sở, tôi về nhà chuẩn bị cho buổi tối Giáng sinh, định bụng sẽ đi chơi đến khuya vì ngày hôm sau được nghĩ, và hai ngày kế tiếp là thứ Bảy và Chủ nhật, vì vậy tôi có một long weekend và nghĩ rằng sẽ được chơi vui thoải mái. Sau khi chuẩn bị xong xuôi, tôi bốc phone gọi từng đứa bạn mới quen trong công ty cũng như trong trường để rủ đi chơi, nhưng tất cả đều bận với gia đình. Mới qua Mỹ tôi đâu biết rằng ở đây không giống như VN, ở VN chỉ cần hú một cái là bạn bè đông đủ vì đứa nào cũng dư thời gian (vì không có gì làm và cũng không biết làm gì), ở Mỹ phải hẹn trước có khi còn không được huống hồ chi nhấc phone gọi khơi khơi như tôi (vì ở đây ai cũng bận, không có dư thời gian). Thế là tôi đành một mình một xe đi dạo phố vậy. Lạ nước lạ cái, không bạn bè, nên chán, tôi đành về nhà sớm. Về nhà khoảng nửa tiếng thì anh họ tôi và gia đình đến rủ Ba Mẹ tôi và tôi đi nhà thờ. Tôi nghĩ thầm, thế là cũng có chổ đi đón Giáng sinh, mà đến nhà thờ thì gặp người Việt nhiều sẽ vui. Nhưng khi đến đó thì buồn thật, vì mình không biết ai và cũng chẳng ai biết mình. Mọi người lo làm lễ, cầu nguyện có ai rảnh đâu mà chơi, mấy đứa cở tuổi tôi thấy tôi lạ nên không nói chuyện, vả lại tụi nó nói toàn tiếng Anh, mình mới qua đâu đủ hiểu mà nói chuyện với tụi nó, thành ra thấy cũng cô đơn lạc lõng, hơn nữa mình theo Phật giáo, lần đầu tiên tham gia dự lễ của đạo Tin lành cũng thấy thích, nhưng sau đó lại chán vì mình chẳng biết gì. Sau khi tan lễ anh tôi đưa về nhà anh ấy để ăn tiệc Giáng sinh, hát Karaoke, thế đấy, thế là hết một đêm Giáng sinh đầu tiên ở Mỹ. Tết Tây đến thì càng buồn hơn vì người Mỹ đâu có ra đường ăn Tết như bên VN. VN thì Giáng sinh, Tết Tây, Tết ta, hay bất cứ loại lễ lạc nào cũng đông nghẹt người trên phố. Buồn quá, tôi mong cho mau đến ngày Tết Nguyên đán sắp đến sau đó không lâu. Nhưng Tết đến thì lại buồn, nhớ quê, vì Tết của mình chứ đâu phải Tết của người Mỹ, vì vậy mình vẫn phải đi làm, và cái buồn nhất là mình không thấy được cái không khí Tết. Tối 30 thì đi chùa đón Giao thừa, gặp người Việt đông thì thấy cũng vui vui, sáng mùng Một thì đi xem lân ở khu chợ VN, nghe tiếng pháo, tiếng trống, lân múa cũng đỡ nhớ quê. Sau đó thì đi dự Hội chợ Tết của Cộng đồng và của nhà thờ Công giáo, cho nên cho dù đón cái Tết đầu tiên ở xứ người có buồn thật, nhưng có những sinh hoạt cộng đồng, tôn giáo thành ra cũng thấy vui và ấm lòng.


Nói đến Tết thì cảm xúc của những cái Tết năm xưa, thời thơ ấu lại hiện về Tôi còn nhớ khi còn bé, tôi sống ở quê, chợ Vàm Cống, thuộc quận Lấp vò, tỉnh Đồng tháp, khi đó Tết của bọn trẻ chúng tôi bắt đầu từ khoảng mùng 10 tháng Chạp. Khi ấy, những ngày này đã có tiếng đì đùng của pháo tiễu, pháo kim, lâu lâu xen lẫn tiếng nổ ầm của pháo đại, rồi ống lói, làm bằng thân cây đu đủ hoặc tre già. Tôi có một cây gậy, đầu có gắn một xú-páp lấy từ ruột xe đạp hư, với que căm xe làm cò mỗ ém thuốc pháo là chất diêm sinh của que diêm…và…đùng!!! sau một cú dộng mạnh. Thật ra, trẻ con bọn mình ai lại chẳng biết cách làm cây gậy sắm sét ấy, biến thể của nó còn là cái xú-páp được cột một chùm lông gà hay vải vụn, sau khi nạp thuốc, ném lên không rớt xuống…và… đùng!!! Ôi đã làm sao. Hoặc những hộp lon sữa bò được đục lỗ, hay một nửa gáo dừa có cái lổ của cây mầm, úp lên một cái lỗ khoét dưới đất, có vài cục khí đá (mà sau này còn gọi là đất đèn) cho vào ít nước,châm lửa, và… đùng!!! Gáo dừa hoặc lon văng lên trời,vài thằng ôm đầu chạy ra xa vì sợ bị u đầu Má uýnh!. Tết của tôi ở cái xứ Vàm cống ấy, thực sự còn bắt đầu bằng những buổi sáng thậm thụt dưới gầm quầy bán tạp hóa của Má thằng Đạt, bạn thân của tôi trong lớp. Cái quầy kín lắm và cũng đủ chỗ cho 2 thằng tôi ngồi khuất trong đó, lâu lâu thò tay qua cái khe nhỏ để nhón lấy mấy cục thèo lèo của cửa hàng bên cạnh. Tụi tôi cũng canh dử lắm vì sợ cái con nhỏ Hằng bên ấy nó bắt gặp thì có mà kiếm chỗ khác ăn Tết. Nói thiệt, tôi là thằng nhát gan, qua khe hở, thấy con Hằng cứ liếc nhìn vào cái lỗ mọt này, nên không dám làm gì, chỉ có thằng Đạt là tỉnh khô, thỉnh thoảng thò tay qua, khi rút về là có vài ba cục thèo lèo cứt chuột, nó nói con Hằng liếc vậy chớ không thấy mình đâu mà sợ. Ôi thèo lèo ăn vụn nó ngon hơn bỏ tiền ra mua nhiều. Tết của tôi còn băt đầu sớm bởi những chiều đi coi tập múa lân ở sân đình. Tiếng trống rộn rã cùng tiếng pháo đì đùng luôn làm tôi nôn nao trong những bửa cơm chiều, vì khi ấy thằng Đạt đang chờ tôi để cùng nhau đi đến sân đình xem lân. Và cứ thế, cái Tết dần đến theo sự vội vã bán mua,theo tiếng pháo ngày càng dồn dập và theo nỗi háo hức mong chờ của bọn trẻ con vô tư vô lự.Tết với tôi trong ký ức, còn có những tấm liễng đỏ được viết bởi ông dồ quê, mỗi sáng bày giấy mực trước nhà và tuy không biết chữ nho nào tôi cũng thúc giục Ngoại mua để kịp dán hai bên cửa cái, trên cổng vào nhà sau, ngoài cột bàn Ông thiên. Còn có những miếng giấy hông điều, chử nho đen, vuôn vắn để dán lên mấy quả dưa hấu và tất cả các lu, khạp chứa nước, đựng gạo trong nhà, như thế mới là Tết.


Thời gian đi mau thật, những ký ức, cảm xúc bất chợt hiện về thoáng cái đã hơn ba mươi năm rồi, và cái Tết đầu tiên của tôi ở thành phố Orlando nầy cũng đã gần hai chục năm rồi. Ngồi viết những dòng nầy, tôi cứ tưởng chừng chuyện mới ngày hôm qua, nhưng không, đó là câu chuyện tuổi thơ của tôi, những ngày còn bé, sống trong sự yêu thương đùm bọc của Ngoại, Cậu, Dì, và Mẹ. Vui thì vui, nhưng niềm vui không trọn vẹn, vì thiếu vắng người Cha kính yêu. Ba tôi, cũng như bao quân cán chính Việt nam Cộng hòa khác, sau 30 tháng 4 năm 1975 đã bị lưu đày ra tận xứ Bắc làm lao động khổ sai cho cái gọi là “học tập cải tạo”. Cho đến cái Tết 1985 gia đình tôi mới thật sự hưởng trọn niềm vui, vì Ba đã được về sum họp với gia đình. Hôm nay người Việt chúng ta cũng đã trải qua ba mươi lăm năm đón Tết trên quê hương thư hai của mình. Đến bao giờ chúng ta mới được hưởng một mùa xuân thật sự tự do an bình trên chính quê hương chúng ta?? Hy vọng ngày ấy sẽ không còn xa.

Friday, December 16, 2016

Tản mạn: Tết....và những kỷ niệm

Tản mạn: Tết....và những kỷ niệm


Xuân lại về đây với đất trời
Lòng người hớn hở khắp nơi nơi
Mừng Xuân, đón Tết nơi trần thế
Hạnh phúc, bình an suốt một đời...
(QThai)

Một lần nữa Xuân lại về với đất trời, cây cỏ. Và người con Việt khắp nơi trên quả địa cầu đang náo nức chuẩn bị đón một mùa Xuân mới. Tết đang dần đến với từng con người, từng gia đình Việt Nam ở hải ngoại cũng như trong nước. Và chắc hẳn rằng, trong mỗi con người chúng ta đều có những kỷ niệm khó quên, những hoài niệm không phai trong những ngày Tết mà chúng ta có thể mang theo bên mình làm hành trang trong suốt cuộc đời nầy.

Thật vậy, tôi đã có những cái Tết mà đến bây giờ vẫn còn in đậm trong lòng như mới ngày hôm qua. Những cái Tết mà mỗi lần Xuân về đều gợi lại những kỷ niệm, những hồi ức thiệt là khó quên. Nhớ lại, lúc còn nhỏ, mỗi lần Tết đến, Ba thường đưa cả gia đình về nhà Nội, rồi sau đó về quê Ngoại. Nhưng tôi thích nhất là được về quê Ngoại, bởi vì nơi đây có rất đông anh em họ cùng trang lứa, được chơi đùa, chạy nhảy thoả thích. Bên nhà Nội thì chỉ có mấy anh chị lớn tuổi hơn, chỉ có hai người con của Cô Ba là trạc tuổi tôi.  Về Nội thì cũng chỉ lẩn quẩn ở trong sân nhà, sau cánh cổng sắt với hàng rào tường bao quanh. Đôi khi được chạy ra quán đối diện để mua vài cục xí mụi. Ngược lại, về quê Ngoại, tôi được chạy chơi trong nhà lồng chợ cùng với những anh em họ và những đứa trẻ cùng trang lứa ở đây. Vì vậy, Tết, được về quê Ngoại là một điều thích thú vô cùng. Thêm một điều thích thú nữa, mà bất cứ đứa con nít nào cũng khoái, là những phong bao màu đỏ với những tờ tiền mới ở trong. Bên Ngoại, tất cả bà con họ hàng, hay nói đúng hơn là một Gia tộc lớn, sống gần nhau, chính vì thế, mà tiền lì xì cũng nhiều hơn bên Nội. Năm tôi bảy tuổi, được Cậu Mợ Ba tặng cho cây súng bắn pháo, loại như ru-lô, và một chiếc xe tăng chạy bằng pin, Cậu Mợ có sạp bán đồ chơi con nít. Đó là hai món đồ chơi mà tôi đã giữ nó suốt bên mình cho đến khi rời Việt Nam.

Năm tôi lên mười một, sáng mùng hai Tết, tôi về thăm Ông Bà Nội, sau khi gom một số phong bao đỏ từ Ông Bà Nội và các Cô Chú cùng những anh chị lớn. Tiếng pháo đì đùng ngoài đường, và con đường đó cũng là một cái chợ, chợ Đường Ngang, trong những ngày thường, cùng tiếng trống lân dồn dập như thôi thúc. Đang ngồi trong nhà ăn bánh mứt với Ông Bà, tôi chạy vọt ra đường, đường Thoại Ngọc Hầu, để xem lân. Tôi diện bồ đồ ba túi, với một cái bóp, mà trong đó là những tấm hình của gia đình tôi, gồm hình của Ba Mẹ, Ông Bà Nội Ngoại cùng hình của tôi. Tiền lì xì thì tôi bỏ riêng ở túi quần. Cái bóp, tôi bỏ trong túi áo dưới. Do mãi mê xem múa lân, tôi bị móc túi mất bóp hồi nào không hay. Ngày đó, tôi khóc thiệt nhiều. Khóc không phải vì mất tiền, vì tiền còn nguyên trong túi quần tây, mà khóc vì mất đi những tấm ảnh quý của gia đình. Ngày đó, hết Ông Bà Nội, đến Cô, Chú, rồi mấy anh chị dỗ dành, cho tiền, mà tôi cũng không cảm thấy vui, và cứ ấm ức, thúc thít mãi.

Tết đến, chợ được mở rộng ra, người ta bày bán đủ các mặt hàng. Những nhà vườn mang ra chợ nào trái cây, nào hoa quả. Họ căng lều, và bán gần như hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Ở chợ chính Long Xuyên, người ta bày ra những con đường xung quanh chợ với những mặt hàng Tết rất là phong phú và bắt mắt. Chợ hoa, chợ trái cây, được phân chia ở bên hông nhà thờ lớn Long Xuyên, có khi ở Công trường Trưng Nữ Vương. Hàng hoá tấp nập, người xe dập dìu, tạo nên môt khung cảnh sôi động của những ngày Tết. Ngoài chợ lớn thị xã Long Xuyên, các chợ nhỏ ở các phường cũng sôi động không kém. Chợ Vàm Cống, trong những ngày thường, chợ chỉ nhóm đến bốn năm giờ chiều, và hàng quán chỉ bày bán ở khu vực chợ, nhưng những ngày Tết, đến khoảng hơn mười giờ đêm mới tan chợ, và chợ được kéo dài ra hai bên con đường chính khoảng vài trăm mét. Bọn con nít chúng tôi trong những ngày Tết có lo gì đâu ngoài chuyện chơi với chơi. Những ngày Tết, không cần đi học, nên việc chơi của tôi cùng lũ trẻ là chính. Sáng, chạy ra chợ ngồi ăn hàng, xong, đi lòng vòng chợ xem hàng hoá, xem người bán, xem người mua, xem mải võ sơn đông, xem thầy đồ viết chữ nho, xem người ta chùi lư hương, nói chung là xem đủ thứ, thứ gì cũng xem. Xem chán, thì hoà vào dòng người đi chợ, đi chơi, để lang thang khắp nơi trong chợ. Đó là thú vui của những đứa con nít ở lứa tuổi mười bốn, mười lăm.

Tôi có một thằng bạn nối khố, rất thân, chúng tôi học chung với nhau từ lớp hai đến lớp mười hai. Bạn ấy tên là Đạt. Má bạn có một sạp bán bánh kẹo. Ngày thường chúng tôi không thèm ngó đến, nhưng những ngày Tết, sạp hàng của má bạn ấy có rất nhiều bánh mứt Tết rất hấp dẫn. Vì vậy hai đứa chúng tôi thường lân la ra đó chơi, giả bộ giúp việc, rồi chôm một vài cái bánh, kẹo, hay hộp mứt, hạt dưa,..., trốn ở dưới gầm sạp để mà ăn. Đó là lúc nhỏ. Thời gian ở tuổi trung học, cũng là thời gian biết nhìn con gái và bàn tán rồi. Thằng bạn tôi rất có cảm tình với nhỏ bạn T. An, cùng lớp. Ngày Tết, hai thằng tôi cũng trốn dưới gầm sạp để ăn vụn như hồi nhỏ, rồi dấu thêm một mớ bánh, kẹo, mứt, mà thằng bạn tôi biết nhỏ T. An rất thích, để dành, sau đó tuồn qua sạp hàng của má T.An. Vì hai sạp hàng gần nhau, nên nàng T.An nầy cũng chui xuống gầm sạp để nhận quà kẹo từ chàng Đạt si tình.

Từ những viên kẹo, hộp mứt, bịch hạt dưa mà anh Đạt si tình đã lén chôm của má và đưa cho nàng T.An ở dưới gầm sạp với sự chứng kiến của tôi, đến những cử chỉ thân thiện đã làm cho trái tim T.An xao xuyến, nhưng mãi đến hết lớp mười hai nàng mới chấp nhận lời yêu của Đạt, nghĩa là Đạt đã dùng thời gian ba năm tròn bên cạnh những món ăn Tết như đã kể. Ba năm tròn, với ba mùa Xuân trôi qua đã đơm bông kết trái cho một cuộc tình, và họ đã trở thành vợ chồng sau khi ra trường đại học.

Ngày còn bà Ngoại, Tết đến chúng tôi lại được xem gói bánh tét, bánh ích (ít?), và ngồi canh bếp lửa vào lúc chiều tối đến tận khuya. Có khi phụ chùi lư hương, chưn đèn. Nói chung làm gì cũng thấy vui vì cái không khí Tết. Ở chợ có cái không khí Tết của chợ, về quê có cái không khí của miền quê. Nơi đâu cũng rộn ràng chuẩn bị đón chào năm mới.

Tôi vốn sống  ở chợ, nên  quanh năm suốt tháng lúc nào cũng nghe tiếng ồn ào náo nhiệt của đủ loại âm thanh từ xe cộ, người mua bán, gà vịt, v.v..., và vào những ngày Tết lại càng náo nhiệt hơn. Có hôm người đi chợ, đi chơi thiệt đông, đến độ phải nhích từng bước chân. Các sạp hàng căng lều vải, che dù chồng lên nhau nên không có ánh nắng rọi vào. Ba mươi là buổi chợ chót, sau buổi chợ nầy, hàng quán dọn dẹp gọn sạch. Các anh chị lao công lo quét dọn vệ sinh, thu gom rác trong chợ chở đi đổ, tạo nên một bộ mặt khác hẳn của ngôi chợ. Sáng mùng Một, chạy ra chợ, một cảm giác là lạ thích thú thật là khó tả. Sáng mùng Một năm nào tôi cũng làm cùng một việc là chạy ra chợ hít cái không khí trong lành của ngày Tết và cảm nhận cái không gian yên ả của ngôi chợ. Không một tiếng ồn, không một bóng người. Khi trời đã sáng hẳn, cũng là lúc những tràng pháo nổ dòn tan, quyện vào không gian mùi pháo đỏ, cùng với tiếng nhạc Xuân phát ra từ những ngôi nhà. Đây đó vài em bé lớn nhỏ trong những bộ quần áo mới tung tăng bát phố cùng cha mẹ. Rồi trống lân dồn dập cùng với tiếng pháo. Lân đến từng gia đình để xông đất và chúc mừng năm mới.


Nói đến pháo, những năm cuối thập niên 80, đầu 90, thiên hạ đốt pháo vô tội vạ và mất kiểm soát. Đêm Giao thừa, những nhà giàu có, làm ăn phát đạt, đốt liên tục những phong pháo đại dài treo từ tầng lầu năm, lầu sáu xuống đất, rồi uốn khúc vòng vèo dưới mặt đất. Nhà nhà đốt pháo, nghe vui tai, nhưng có cảm giác như ngoài chiến trận. Lâu lâu có những viên pháo đại đại nổ một hay nhiều tiếng thật lớn như những tiếng súng đại bác. Cái trò chơi nguy hiểm là đốt pháo quăng vào người đi đường. Chị họ tôi đã bị cháy áo và bị thương trong cái trò chơi nầy. Mấy thằng con trai mất nết thường hay quăng pháo vào người những đứa con gái xinh xinh trong những bộ đồ đẹp cho cái gọi là ghẹo gái. Cạnh nhà tôi, có gia đình ông Sáu T, với một loạt bảy thằng con trai, chơi pháo trung, pháo đại không đã, mấy anh em họ bèn chế ra loại ống lói đốt bằng khí đá, có khi còn úp lên trên một cái tô, cái lon, hay bất cứ thứ gì để có thể tạo nên âm thanh lớn hơn và bay cao lên trời sau tiếng nổ. Đây là một trò đốt pháo nguy hiểm nhất, có thể gây hoả hoạn, thương tật, thậm chí chết người.

Tết, cánh đàn ông con trai, là những đệ tử của ma men, rất thích tụ tập lại để gầy sòng nhậu. Ra ngõ là đã thấy mấy bàn nhậu rồi. Đi chơi đến một nơi nào đó, cũng nhậu. Cánh đàn bà con gái thì thích đánh bài, chơi bầu cua cá cọp. Những ai thích đi chơi thì đi chơi, những ai không có điều kiện đi chơi, diện vô bộ đồ mới, ra ngồi sòng là hết ngày mùng Một. Nhắc đến chuyện nhậu nhẹt, tôi lại nhớ đến một kỷ niệm khó quên trong ba ngày Tết. Còn nhớ, đó là cái Tết năm 1990, vào ngày mùng Hai, buổi chiều, sau một chầu nhậu ở nhà thằng bạn cùng với mấy anh em họ của tôi, tôi tèng tèng về nhà. Vừa ngang qua nhà Cậu Ba tôi, chị họ tôi, gọi tôi lại và nhờ tôi chở người bạn gái của chị ấy đi thăm người bà con ở dưới vườn (ở quê). Tôi đồng ý, và bảo cô ấy lên xe. Do ngồi sau lưng một người con trai không phải là bạn trai mình, hay người thân của mình, nên cô ấy mắc cở, và ngồi thụt về phía sau khá xa. Tôi hỏi "xong chưa?" Cô ấy nói "rồi". Tôi bảo "ôm chặt vào kẻo té." Nhưng vì mắc cở nên cô ấy không làm theo lời yêu cầu của tôi. Tôi bèn gài số, và cho xe giật một cái, cô nàng hoảng hồn ôm xiết lấy eo tôi. Trên đường đi, do đường xấu, xe cứ nhồi lên nhồi xuống, làm nàng ôm chặt tôi hơn. Bây giờ thì cũng quen rồi, nên nàng không còn e thẹn như trước. Chính vì vậy mà mỗi lần nhấp thắng, tôi cảm nhận được cái gì đó rất là êm ái cạ vào lưng, một cảm giác đê mê, lâng lâng, mà có lẻ các chàng lái xe gắn máy (Honda) chở đào đều đã từng trải qua.

Hôm sau, tức mồng Ba Tết, theo lời mời của gia chủ, và được sự đồng ý của nàng, tôi đánh xe đến nhà đón nàng để đi dự đám giổ ở ngôi nhà mà chúng tôi mới ghé hôm qua. Lần nầy hai chúng tôi thân thiện hơn, và nhìn có vẻ như một cặp tình nhân. Đúng vậy, hàng xóm ở đó cứ ngỡ chúng tôi là một cặp. Tôi cũng mong thế, vì lúc ấy tôi không có người yêu, còn nàng thì dễ mến và duyên dáng, lại chưa có yêu người nào. Tuy nhỏ tuổi hơn tôi, nhưng là bạn của chị họ tôi nên tôi cũng ngại. Hơn nữa chuyện đi Mỹ của tôi cùng gia đình sớm muộn gì cũng sẽ đến bởi chương trình H.O. Tôi không muốn chuyện tình cảm yêu đương vướng bận, làm khổ mình và khổ người khác, nên tôi không ngỏ ý tán tỉnh, mà chỉ dừng lại ở tình bạn. Trở lại vấn đề. Hôm đó đám giổ, tôi là trai đến từ chợ cùng cô cháu gái xinh xinh của gia chủ, vì vậy được hàng xóm chiếu cố tận tình, phục rượu cho tôi đến tơi tả. Sau khi biết tửu lượng của mình đã hết, tôi từ chối không uống nữa, nhưng cứ bị ép. Nể mặt mọi người tôi cứ ráng. Một lúc sau nhờ nàng cứu bồ, tôi mới thoát và ra về. Do quá say, tôi đã không nhìn thấy con đường, đường làng nhỏ xíu chỉ vừa cho một chiếc xe chạy, bên kia là con mương để ghe xuồng nhỏ ra vào, tôi leo lên xe, đạp máy, gài số, và vèo.....bay tuốt xuống mương. Cũng may là nàng chưa lên xe vì còn bận từ giả và chờ cho tôi ra khỏi cổng nhà. Tất cả mọi người bỏ bàn nhậu chạy ra nhảy xuống mương kéo tôi và chiếc xe lên. Khỏi cần phải nói, lúc đó tôi tỉnh rượu liền, còn chiếc xe thì phải đưa đi bác sĩ vì nó không nổ máy nữa. Xui một cái là ngày mùng Ba, mấy ông thợ sửa xe bận nhậu hết nên không ông nào mở cửa để sửa, vì vậy tôi đành dẫn bộ gần bảy cây số về nhà. Cũng may có nàng đồng hành nên con đường bỗng nhiên ngắn lại. Về nhà tôi, tắm rửa thay bộ quần áo khác (hồi té mương, được gia chủ cho mượn bộ đồ nông dân của thằng con trai), mượn chiếc xe của ông anh họ và đưa nàng về nhà, cách nhà tôi bốn cây số. Trước khi chia tay, chúng tôi đã cùng nhau vào quán ăn chè và kể lại chuyện buồn cười nầy rồi hai đứa cùng nhau cười ngặc nghẽo.

Mùng Ba Tết, cũng là ngày mà Gia tộc tôi họp mặt. Hằng năm, theo truyền thống, đã có từ lâu, do Ông Sáu tôi, em trai của Bà Ngoại, khởi xướng, và ngày nay Cậu Ba tôi, là trai trưởng của Ông, cùng Cậu Bảy, người thủ dinh, chủ trì. Bà con trong Gia tộc từ khắp nơi hội tụ về đây. Nơi nầy cách chổ mà tôi vừa kể chỉ có mười phút xe đạp. Dĩ nhiên là tôi ghé đây trước cùng với nàng rồi mới đi dự đám giổ. Bà con về họp mặt, thăm viếng mộ phần những người đã khuất, cúng kính Ông Bà Tổ Tiên, phát quà, lì xì, ăn uống và văn nghệ cây nhà lá vườn. Đó là một truyền thống của Gia tộc mà tôi đã không còn có cơ hội tham dự nữa kể từ ngày sang Mỹ.

Tết, với những người buôn bán là dịp hái ra tiền. Gia đình tôi có gian hàng bán quần áo may sẵn, cạnh sạp bán bánh kẹo của má Đạt. Những ngày Tết, tôi ra phụ gia đình buôn bán. Có ngày đông khách, bán mà quên cả ăn uống. Chào hàng, tiếp khách, kỳ kèo giá cả...mà khan cả cuống họng...Nhưng không biết sao không thấy mệt, mà còn vui chi lạ. Có lẻ là những ngày Tết, ngôi chợ đông vui, cũng có lẻ là buôn bán đắt hàng, tiền vô nhiều. Và nhiều cái có lẻ khác. Những năm đầu thập niên 90, do người ta thường hay đi chợ vào những giờ chót, do họ đi làm ăn xa mới về, do chờ đến giờ cuối sẽ mua được rẻ hơn, và nhiều lý do khác, nên buổi chợ cuối năm không dẹp sớm như ngày xưa, mà mở cửa bán đến tận mười một giờ, có cửa hiệu bán đến gần giờ Giao thừa mới đóng cửa. Năm cuối cùng tôi ở Việt Nam, cái Tết năm 1992, gia đình tôi buôn bán đến mười hai giờ kém mới đóng cửa. Năm đó, sau khi cúng Giao thừa xong, tôi xách xe chạy đến nhà một người bạn, và nhậu ở đó. Mấy tay bợm nhậu, sau khi ngà ngà, sin sỉn, bèn thách thức nhau đốt pháo cầm trên tay, có ông còn để viên pháo trên cánh tay cho nó nổ, có ông còn cầm viên pháo đưa vào miệng. Nhưng có một điều lạ là, tại sao mấy đệ tử của lưu linh chơi vậy mà không bị thương. Tôi thì không dám chơi kiểu đó rồi, nên cứ bị phạt uống. Uống đến nổi tôi hết biết gì luôn và ngủ lại đó hồi nào không hay. Đây cũng là lần đầu tiên tôi không ngủ nhà, và đây là cái Tết cuối cùng của tôi ở quê nhà.

Và hôm nay, một cái Tết nữa của người Việt tha hương lại sắp về trên xứ sở Cờ Hoa nói riêng, và hải ngoại nói chung. Và tôi, cũng sẽ đón mùa Xuân lần thứ hai mươi bốn của mình tại thành phố hiền hoà Orlando nầy.

Thời gian trôi nhanh quá, mới đó mà tôi đã gắn bó với thành phố nầy hơn hai mươi bốn năm. Hai mươi bốn năm xa xứ. Hai mươi bốn năm chưa hề về lại Việt Nam, nên cũng chưa hề hưởng cái không khí Tết thân yêu nơi quê nhà. Tôi sang định cư tại thành phố nầy vào tháng Chín năm 1992, không lâu sau đó thì tôi đón cái Tết đầu tiên nơi đây. Lần đầu tiên đón Tết tại một nơi xa lạ, chưa quen biết ai, nhưng bù lại tôi có Cha Mẹ, cùng gia đình người Cô ruột với các anh chị họ gồm cả dâu lẫn rể, nên cũng thấy ấm áp. Lúc ấy, tôi không biết rằng Tết nơi đây như thế nào, có giống như Việt Nam hay không, nên cũng háo hức chờ đợi. Thêm một điều may mắn với tôi nữa là, khi về thành phố Orlando nầy, cũng có một gia đình về đây, và chúng tôi đã là bạn với nhau ngay từ ngày đầu tiên ở Bangkok, Thailand, cho nên tôi sẽ không cảm thấy buồn và cô đơn khi mùa Xuân về.

Năm đó, ngày Tết rơi vào Thứ Bảy và Chủ Nhật, vì vậy người Việt tại nơi đây có một cái Tết cuối tuần vui vẻ. Đêm 30 Tết, tôi lái xe đến nhà người bạn đồng hành từ Việt Nam sang, và đón mấy anh em họ đi đón Giao thừa tại Chùa Tam Bảo, Apopka, Fl. Khi về đến Orlando ít hôm, chúng tôi nhận được thư mời của Ông Nguyễn Tấn Đời, mời về tham dự đêm Giao thừa tại Tam Bảo Tự nầy. Lần đó, tôi được Ông lì xì $500.00, một số tiền khá lớn. Hồi đó, dù chưa quen biết ai nhiều, nhưng tôi thật là vui và ấm lòng vì người Việt về đây tham dự đêm Giao thừa khá đông. Mọi người vui vẻ, chúc tụng nhau, và tặng cho nhau những bao lì xì đỏ thắm (cho các em nhỏ). Tôi lại được dịp làm quen với các bạn mới, mà sau nầy tôi mới biết một trong số những người bạn mới nầy là trưởng nam của một Chú thuộc khoá đàn em của thân phụ tôi ở Trường Võ Bị Quốc gia Việt Nam. Đêm Giao thừa đầu tiên của tôi nơi xứ Mỹ thật ấm cúng, vui vẻ, và không có cảm giác cô đơn, xa lạ.

Sáng mồng Một, nhằm ngày Chủ Nhật, nên gia đình Cô tôi không có ai đi làm. Thế là họ kéo đến nhà chúng tôi, ăn bánh, mứt, uống trà, và đánh vài ván bài. Sau đó chúng tôi cùng nhau kéo xuống khu chợ Việt Nam, và có bữa ăn sáng đầu năm tại nhà hàng Kim Sơn.... Rồi tiếng pháo đì đùng, trống lân dồn dập, chúng tôi rời bàn ăn ra xem múa lân đốt pháo. Ôi! vui quá. Tiếng pháo nổ, mùi thuốc pháo, xác pháo trải thảm đỏ dưới chân, tiếng trống, lân múa, cùng nam, phụ, lão, ấu, ..., trong những bộ đồ đẹp đi xem lân đón Tết, những hàng quán xôn xao cùng những bản nhạc Xuân, xe cộ dập dìu qua phố, ....,  tất cả tạo thành một không khí vui nhộn của ngày đầu năm. Buổi trưa, chúng tôi cùng nhau về nhà người anh họ, con trai của Cô tôi, làm một bữa tiệc đón mừng năm mới trong tình thân ruột thịt, hàn huyên tâm sự bên những ly bia ấm nồng. Một tuần sau đó, tôi cùng những người bạn đồng hành từ Việt Nam đến tham dự Hội chợ Tết Về Nguồn do Công đoàn Công Giáo, dưới sự quản nhiệm của Cha Châu, tổ chức. Khi đó Hội chợ Tết nầy chỉ tổ chức có một ngày trong khuôn viên nhà thờ trên đường Edgwater Drive. Ngày Hội Tết thật vui với đầy đủ các món ăn truyền thống, cùng một chương trình Tết phong phú, cộng với đêm văn nghệ đặc sắc làm ấm lòng những người con xa xứ, và làm cho những người mới đến đinh cư không cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi đón một cái Tết nơi đây. Đó, cái Tết đầu tiên của tôi nơi thành phố Orlando nầy là thế đó. 

Năm thứ hai đón Tết ở thành phố nầy, hôm đó, đêm Giao thừa rơi vào ngày thường, tôi bận phải đi học vào ban đêm ở trường Winter Park Tech. Tôi có lớp vào lúc 6 giờ chiều và tan vào 10 giờ đêm. Bảy giờ, nghĩ giải lao của lớp đầu tiên, bọn tôi rủ nhau bỏ lớp và đi dự lễ Giao thừa tại chùa Long Vân. Đoạn đường từ trường Winter Park Tech đến chùa Long Vân nho nhỏ cong cong ở khúc trường Rollins đến gần bệnh viện Florida của Winter Park, chúng tôi chia ra hai lanes và chạy như rùa bò, do hai cô nàng dẫn đầu chạy quá chậm, làm dẫn theo một đoàn xe dài ngoằn phía sau. Khi đến chùa Long Vân, đã có rất nhiều người Việt về tham dự. Những người lớn tuổi đang cúng trong chánh điện, những người trẻ thì tụ tập tán gẫu, hay ăn uống. Chúng tôi vào thắp những nén nhang ở những nơi thờ phượng, và chánh điện, bói quẻ đầu năm, và nhận phong bao lì xì từ sư trụ trì cùng lời chúc Tết. Sau đó cả bọn kéo nhau về, lại tiếp tục chơi trò dẫn đoàn xe ở khúc hẹp trên đường Aloma Ave., rồi cả bọn sáu đứa, đi sáu chiếc xe riêng biệt, ghé vào Burger King làm một bụng như là bửa tiệc Tân niên đón chào năm mới trước khi chia tay ra về.


Mỗi năm Tết đến, tôi đều xin nghĩ phép thường niên để đón Tết, và tham gia đều đặn những ngày hội chợ Tết do Giáo xứ Thánh Philiphe Phan Văn Minh và Cộng đồng Việt Nam Trung tâm Florida tổ chức, cũng như về chùa Báo Ân tham dự buổi cúng cuối năm đón Giao thừa cùng với gia đình, và duy trì cho đến ngày hôm nay.

Hôm nay, lại sắp sửa đón thêm một cái Tết nữa ở nơi xa lạ giờ đã thành quen, đã trở thành quê hương thứ hai, lòng bồi hồi nhớ lại những cái Tết năm nào. Những cái Tết từ bé đến khi trưởng thành ở Việt Nam, cái Tết đầu tiên, cái Tết thứ nhì, ..., tại Hoa Kỳ, và cứ thế năm nầy sang năm khác, không biết đến bao giờ tôi, và những người Việt khắp nơi ở hải ngoại mới đón một mùa Xuân cuối cùng để trở về Cố Quốc với khúc hát khải hoàn....Mong lắm thay
QThai
Mùa Xuân lần thứ 24 năm 2017

Wednesday, December 14, 2016

Vị khách không mời

Vị khách không mời
Vào mùa đông năm 2013, tôi có dịp về thủ đô Hoa Thịnh Đốn để công tác theo sự phân công của công ty, hay nói đúng hơn là của Department (bộ phận) mà tôi đang làm việc cùng với mười người bạn chung sở và ông sếp. Mùa đông ở thủ đô lạnh lẻo và buồn chán vì nhớ cái nắng ấm của vùng Florida. Chúng tôi được công ty cho ở một cái hotel and resort trong những căn phòng President Suite, phòng Tổng thống-dịch nôm na theo tiếng Việt, sang trọng. Phòng gồm có ba phòng ngủ với ba phòng tắm riêng biệt, một phòng ăn, và một phòng khách. Căn phòng nằm trên tầng thứ 12 nhìn ra thành phố, rất đẹp và thơ mộng mỗi khi lên đèn.
Tôi, Donal, và Ricky được phân công ở cùng một phòng. Và dĩ nhiên là chúng tôi có ba phòng ngủ riêng biệt như ba thế giới riêng của ba thằng. Sau một ngày làm việc mệt nhọc. Chúng tôi về khách sạn tắm rửa, rồi ra ngoài ăn tối. Tôi dẫn hai thằng bạn sang khu Eden, một khu chợ rất nổi tiếng của người Việt nam tại đây để ăn tối. Hai thằng bạn tôi rất mê mấy món ăn Việt nam. Và biết ăn cả nước mắm nguyên chất. Cầm đủa gắp rất sành điệu. Khu chợ nầy vào những ngày sắp Giáng sinh và Năm mới nên nhộn nhịp hẳn lên với đèn hoa, cờ xí, và người thăm viếng. Chúng tôi chọn một nhà hàng Việt để ăn tối. Sau đó đi dạo vừa ngắm đồ, vừa như là hình thức bách bộ để thể dục cho tiêu đồ ăn trong dạ dày. Và về khách sạn tán gẫu, xem phim, rồi đi ngủ...Đó là ngày thứ hai chúng tôi ở đây.
Hằng ngày vào lúc 7 giờ sáng chúng tôi rời khách sạn để đến công ty làm việc. Dù cho làm việc có cực bao nhiêu, nhưng đến chiều, chúng tôi được đi dạo đó đây trong thủ đô, đi thăm viếng những nơi nổi tiếng, nhưng khoái nhất vẫn là khu phố Việt nam và khu phố Tàu. Và được hưởng những tiện ích trong khách sạn. Chúng tôi là những khách VIP nơi nầy nên được phục vụ rất chu đáo. Những ngày làm việc, thăm viếng, vui chơi lặng lẽ trôi qua, thoắt cái đã gần hai tuần. Nếu công việc suông sẻ thì khuya Chủ nhật chúng tôi sẽ lên đường về lại miền đất ấm Orlando của tiểu bang Florida. Và chúng tôi sẽ có một cuối tuần thư giản tại đây trước khi lên máy bay về nhà.
Tối ngày thứ Bảy cuối cùng, chúng tôi ba thằng qua phòng kế bên rủ thêm Wesley, Richard, và Josh cùng đi bar. Sáu thằng ngự lâm pháo thủ cởi trên chiếc SUV màu đen như là những mật thám của phủ Tổng thống thẳng tiến đến quán bar mà các đồng nghiệp địa phương đã hẹn và đặt chổ sẵn. Tại đây chúng tôi quen được hai cô gái tóc vàng gốc Nga rất đẹp và dễ thương, họ làm nghề bán bảo hiểm và có đại lý riêng. Chúng tôi mời hai cô nhập bọn. Ăn tối, uống bia và nhảy nhót cho đến hơn nửa đêm thì chia tay ra về. Wesley và Josh đã kịp trao đổi số điện thoại với hai cô và hẹn sẽ liên lạc khi về nhà. Tôi mang bổn phận làm tài xế nên chỉ uống có hai chai bia, còn lại thì uống đến gần như say khướt, nhưng vẫn rất tỉnh táo, bước đi vẫn còn vững vàng. Về đến khách sạn đồng hồ chỉ đúng hai giờ sáng. Ngày hôm sau là Chủ nhật chúng tôi sẽ nướng cho vàng da rồi mới dậy. Không gì sướng bằng. Đêm đông lạnh lẽo trùm mền trong một căn phòng sang trọng đánh một giấc đến sáng. Một chữ thôi: ĐÃ.
Nhưng chưa "đã" được bao lâu, thì tôi nghe ở phòng ngoài có tiếng khua lụp cụp. Tôi nghĩ là một trong hai thằng kia ra kiếm nước uống. Nhưng ở trong phòng ngủ cũng có nước trong tủ lạnh mà. Mặc kệ, tôi kéo mền lên đến cổ và tiếp tục ngủ.....Ngủ chưa được bao lâu thì bên ngoài lại có tiếng động, và tiếng chân đi. Tôi lòm còm bò dậy mở cửa ra xem thì thấy một trong hai cô gái gốc Nga ban chiều gặp ở quán bar đang đứng đó, và Donal đi ra theo cô ta ra ngoài. Tôi cũng lấy làm lạ là sao những cô nầy hẹn với hai chàng kia mà lại đến đây tìm Donal trong khi Donal không hề có ý gì. Thôi kệ. Tôi đóng cửa và vô ngủ tiếp. Chừng khoảng ba mươi phút sau, tôi lại nghe tiếng động ở ngoài. Lần nầy...cũng là cô ấy, nhưng anh chàng Ricky lại theo ra. Tôi không còn ngủ được nửa nên đành lấy nước uống và ngồi ở phòng khách xem ti vi. Đang mãi mê với chương trình Fashion Show thì có tiếng chuông cửa. Tôi tự hỏi, hai lần trước chuông cửa không reo, làm sao hai chàng kia biết cô ấy tới mà ra mở cửa? Hay là họ hẹn nhau qua điện thoại? Nhưng mà họ đâu có trao đổi số điện thoại đâu mà biết. Tiếp tân thì không bao giờ cho số điện thoại của khách trú ngụ rồi vì đây là quy luật. Vậy làm sao cô ấy vào đây được?? Đang miên mang với bao nhiêu câu hỏi thì chuông cứ đổ dồn làm tôi giật mình và đi ra mở cửa như là phản xạ tự nhiên. Cô ấy lại thản nhiên đi vào phòng và mời tôi xuống tầng trệt để uống cà phê. Tôi nói tôi mệt và lười nên không muốn đi. Và tôi hỏi cô ta hai người bạn của tôi đâu. Cô ấy nói họ đang uống cà phê ở tầng dưới và nhờ cô lên rủ tôi xuống chơi. Nghe vậy tôi bảo cô ấy chờ để tôi thay đồ. Sau đó tôi theo chân cô ấy xuống tầng một. Xuống đến nơi, nhìn xung quanh tìm kiếm nhưng không thấy hai người bạn đâu. Tôi hỏi cô ấy là hai người bạn của tôi đâu. Cô ấy không trả lời mà chỉ ra ngoài khoảng sân và đi ra đó. Tôi đi theo sau, và giật mình khi chợt nhận ra rằng cô ta dù mang giày cao gót nhưng đi không nghe một tiếng động nào, và càng sợ hãi hơn khi cô ta đi xuyên qua cửa kiếng mà không hề dùng tay để mở. Ban đâu tôi cứ ngỡ là cửa tự động mở vì ban ngày vẫn vậy, nhưng sao cửa mở mà tôi không nghe tiếng. Hơn nữa vì lý do an ninh, sau mười giờ cửa sẽ không tự động mở nữa mà phải có chìa khoá phòng mới mở được. Nhưng lúc đó tôi đâu nghĩ nhiều như vậy. Thấy cô ta thản nhiên đi ra thì tôi cũng đi theo. Đụng cái cửa kiếng, dội lại làm tôi tá hoả, hú hồn, bèn dùng chìa khoá để mở cửa ra. Ra đến sân chỉ thấy mình cô ây, chẳng thấy hai người bạn kia đâu. Hỏi, cô không trả lời và vẫn cứ bước. Tôi như một cái máy cứ bước theo. Và......khi tôi nhìn xuống chân cô ta thì Trời ạ, cô ta đi.... chân.... không chạm đất. Tôi rùng mình nổi gai ốc. Vừa định quay lại chạy vô thì cô ta đã ở ngay trước mặt, tóc xoã dài, hai tay nhọn móng, mặt không còn đẹp nữa và hai răng nanh lòi ra. Cô ta nhào tới ôm tôi và cắn một cái vào cổ. Tôi nghe ran rát nơi cổ và những dòng nước ấm trào ra. Tôi đưa tay lên vuốt thì....toàn là máu. Tôi đã bị con ma hút máu. Tôi la lên cầu cứu nhưng vẫn không ai nghe. Miệng la, chân đạp, tay cào. Rồi tôi từ từ liệm đi không còn biết gì nữa. Tôi đã chết vì bị ma hút máu........Nhưng không, tôi lại về. Chuông điện thoại reo đã kéo tôi về...Thì ra đó chỉ là giấc chiêm bao. Hú hồn. Tôi vội vàng trả lời điện thoại thì đầu dây bên kia là giọng nói của Robert, sếp của chúng tôi, gọi từng thằng dậy để đi thăm Tổng thống vì xe đã đến và tài xế đang chờ...
Chúng tôi ba thằng cùng với ba thằng kia tháp tùng đi xuống Lobby. Mọi người đã ở đó. Chỉ còn năm phút nữa là xe khởi hành thẳng tiến đến White House. Tôi kể chuyện đêm qua nằm mơ gặp người đẹp gốc Nga cho năm thằng kia nghe, chúng nó sợ quá nên không dám hẹn với cô ấy nữa. Lo rằng vị khách không mời nầy sẽ lén lên máy bay theo về tới Florida thì có nước mà chết chắc. Nhưng tôi đã trấn an bạn mình rằng đó chỉ là một giấc chiêm bao, và người đẹp Nga vẫn là người đẹp Nga quyến rũ. Nếu bọn mày không mời mà hai cô ấy thình lình đứng trước cửa công ty thì đúng là....khách không mời....rồi con ạ.
QThái-mùa đông 2016

Sunday, December 11, 2016

KHI QUÊ HƯƠNG TÔI MẤT -HỒ CHUNG TÚ

KHI QUÊ HƯƠNG TÔI MẤT
HỒ CHUNG TÚ

Tạo đẩy cánh cửa sổ nhỏ ở phòng trực và nhìn ra. Bên ngoài trời vẫn còn mờ sương.  Hơi lạnh bên ngoài áp vào mặt làm Tạo tỉnh hẳn. Tạo đưa mặt ra ngoài, hít mạnh hơi lạnh của sương sớm. Hơi lạnh nhè nhẹ như lan dần vào người làm cho Tạo cảm thấy lâng lâng thích thú.


Không khí buổi sáng ở bệnh viện thật yên tĩnh. Bên cạnh bức tường, phía bên ngoài bệnh viện, các cửa hàng nhỏ và các xe bán đồ ăn đang lục đục sửa soạn các món hàng để bán cho bệnh nhân và thân nhân. Không khí và quang cảnh nầy trong mấy tháng rồi ở khu vực nầy làm cho Tạo có cảm tưởng quen thuộc, quyến luyến. Ngọn đèn bên khu giải phẫu vừa tắt, có lẽ như để đánh dấu một ngày bận rộn mới. Tối qua Tạo phụ mổ với bác sĩ An để cưa chân cho một bệnh nhân lại chính là cậu bà con của Tạo. Ông đạp mìn, nhiều khoảng lớn da và thịt từ đầu gối, chân trái trổ xuống đã bay mất. Vết thương bị nhiễm trùng trầm trọng. Đứa con trai lớn của cậu gặp Tạo tìm cách giúp đỡ. Nó khóc lóc bảo bác sĩ đang sắp quyết định cưa chân của ba nó. Tạo đã đưa một bác sĩ Mỹ quen biết, chuyên về giải phẫu để bàn với bác sĩ An xem có cứu vãn cái chân được không. Sau một tuần trị liệu, tình trạng vẫn không thể cứu vãn được. Cuối cùng bác sĩ An đành phải quyết định một lần nữa là phải cưa chân.

Khi đứng rửa tay ở phòng mổ, nước lạnh xối xuống tay làm Tạo cảm thấy ớn lạnh, rùng mình...vì nước lạnh, hay vì cái cảm tưởng sắp phải cưa chân của một người cậu! Trong phòng mổ, mọi người lẳng lặng làm việc, chỉ trao đổi những câu thật cần thiết. Có lẻ để làm dịu đi cái không khí yên lặng đến độ lạnh lùng, khi nhận cái chân vừa cưa xong để đem ra ngoài, anh bạn phụ phòng mổ bỗng nói đùa, "cái chân nầy mà nấu xúp chắc...". Nói đến đây anh bỗng nhiên ngừng lại, chợt nhận ra rằng lời nói đùa vừa rồi không nghe được chút nào. Mọi ngày, anh bạn vẫn bông đùa vui tính, nhưng tối nay, Tạo cảm thấy khó chịu. Mổ xong, Tạo về phòng trực, tránh không dám gặp, và nhìn khuôn mặt khóc lóc của đứa con của người cậu. Má nó từ Qui Nhơn không thể vào được. Từ trên lầu nhìn xuống, Tạo thấy Lan. Lan bước những bước thật chậm. Tạo ít có dịp nói chuyện với Lan nhiều, và Lan cũng rất ít nói. Đôi mắt của Lan rất đẹp, nhưng như thoáng vương một cái gì buồn nhè nhẹ. Tùng cựa mình thức dậy, nhưng còn nằm nán trên giường. Tối qua, Tùng phải thức gần sáng đêm để theo dõi và đỡ đẻ cho một người đàn bà sinh đến lần thứ mười mấy. Chồng đưa vợ tới sinh bằng chính chiếc xe xích lô làm ăn hằng ngày của mình, rồi vội vã trở về, còn phải lo cho nhiều đứa nhỏ nhóc nhen ở nhà vì tối qua đã là hai mươi chín Tết rồi. Tạo hình dung cảm thấy nỗi lo lắng, cô đơn và bơ vơ của người đàn bà. Tạo và Tùng rủ nhau đi ăn phở sáng, rồi chia tay. Hôm nay là ba mươi Tết! Tạo trở về khu Đại học Xá Minh Mạng. Hầu hết sinh viên đã trở về quê ăn Tết. Khu cư xá trở nên vắng vẻ, thiếu mất cái ồn ào, vui nhộn mỗi ngày. Tạo về phòng, ngủ một giấc say sưa đến tối mới dậy, rồi thay đồ, ra phố. Vẻ nhộn nhịp vẫn còn sót lại mấy ngày vừa qua của những ngày cuối năm. Nhiều cửa hiệu đang sửa soạn dọn dẹp, vài cửa hiệu vẫn còn bán hàng cho những người sắm Tết muộn, vài cửa hiệu khác đang chuẩn bị cúng cuối năm. Tạo bước chậm dọc theo hè phố. Gió từ phía bờ sông thổi vào lành lạnh. Người con gái cúi đầu bước châm phía trước có dáng quen thuộc. Tạo bước nhanh hơn, và khi đến gần, Tạo nhận ra:
-"A, Lan! Sao Lan đi dạo phố muộn thế nầy?"
Lan im lặng một lát rồi nói:

-"Thế còn anh?" Tạo chẳng biết trả lời Lan thế nào- Sao Tạo vẫn còn ở đây.? Lan nói nhỏ. -Lan thích lang thang dạo phố đêm, nhất là vào ngày cuối năm như thế này, ... giống anh vậy phải không? Tạo vẫn yên lặng. Cả hai vẫn tiếp tục bước và có lẽ tự nhiên giữa Lan và Tạo, hai người đều cảm thấy thân mật hơn. Tạo và Lan đi về phía bờ sông, gió lạnh làm Lan đi sát vào Tạo hơn. Lan nói về kỷ niệm của những ngày thơ ấu với vẻ luyến tiếc. Cả hai đi ngang khu chợ hoa. Hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa mai, hoa anh đào ..., Tạo bỗng nhớ đến khu chợ hoa ở Huế, cạnh cầu Trường Tiền với vẻ tưng bừng, rộp rịp, náo nức vào những ngày sắp đến Tết, nhớ đến đám bạn rủ nhau đi chợ hoa, để nhìn, để xem, để vui đùa. Tạo và Lan vẫn chậm rãi đi bộ, về tận nhà Lan. Lúc chia tay, Lan nói: -Sáng mai Lan sẽ đến xông đất phòng anh và thăm anh đó. Tạo lấy taxi trở về khu cư xá. Thư của Mai vẫn còn ở trên bàn: -"Ngày tháng ..., vậy là anh nhất định không về Tết nầy rồi. Em chẳng biết nói gì. Bao nhiêu năm, anh vẫn còn buồn đến thế sao? Em không dám làm cho anh quên, nhưng biết làm sao cho anh vui hơn ..."

-"Ngày tháng...Anh à, anh còn nhớ cây dạ lan hương không? Ở khu vườn trước nhà, cạnh bước thềm mình hay ngồi. Em vẫn hay ngồi đó mỗi đêm, một mình thôi, để nhớ anh thật nhiều, trong cái mùi dạ lan hương toả ra nồng nàn. -"Ngày tháng... Hôm qua, em đi thăm mộ các em. Em vẫn đi thăm mộ mỗi tuần, như đã đi với anh lúc trước, em vẫn đứng nguyên chỗ cạnh chỗ anh đứng mọi lần, thắp hương khấn vái, khấn vái cho các em. Em nhắm mắt khấn vái, hương cháy đến gần tàn trên tay em, khói hương toả vào mắt, làm mắt em thấy cay. Em khóc, em khóc thật. -"Ngày tháng... Hôm qua, trong giờ Triết, mắt nhìn trên bảng nhưng em chẳng thấy gì. Anh có biết là anh đã choáng hết đầu óc em rồi, anh có biết không? Ra về trời mưa lâm râm. Tự nhiên, em thích đi bộ, như đã bao nhiêu lần đi với anh, như lần cuối cùng đi với anh dọc theo bờ sông Hương, trước khi anh vào Sài Gòn. Hôm đó, anh thật tham lam, anh có nhớ là anh đã hôn em bao nhiêu lần không? Giờ, mỗi lần nhớ lại, em vẫn thấy nóng ran ở hai má, ở đôi môi. Trên đường về, tự dưng sao anh hát những giòng nhạc đó. Hôm đó, giận anh lắm, nhưng tự bảo, làm sao giận anh được, vì ngày mai anh đã đi rồi. Giờ, chính em, em lại thích những giòng nhạc này và vẫn hát nho nhỏ nhiều lần, đủ cho anh và em nghe thôi. Em vẫn thích những điều anh thích, em vẫn làm những điều anh làm và vẫn nghĩ như anh đã nghĩ. Anh chiếm hết cả em lẫn tâm tư em rồi ... "Với bao tà áo xanh đây mùa thu Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ Lá vàng, từng cánh rơi từng cánh,
Rơi xuống âm thầm trên đất xưa "Gởi gió cho mây ngàn bay, Gởi bướm đa tình về hoa, Gởi thêm lá thư, màu xanh, ái ân Về đôi mắt như hồ -thu "Thấy nuối tiếc nhiều, Thuyền đã sang bờ, Đường về quên lối ... Anh đã quên mất lối về rồi, có thật vậy không anh - Nếu thật vậy, chắc em chết mất.

"Nhưng thôi, tiếc mà chi, chim rồi bay, "Anh đi rồi. Đường trần quên lối cũ,... Hát đến đây, em khóc nghẹn ngào..., em không hát nữa đâu. -"Ngày tháng...Sáng hôm qua, trời trở lạnh. Em thức dậy, nhưng thích nằm nán lại trên giường, trùm chăn. Lát sau, em nhích người qua một bên, để nhường chổ cho anh đó. Phải chi...nghĩ đến đây, em thấy nóng cả người. Biết bao giờ...phải không anh. Em nhắm mắt nguyện cầu; nguyện cầu thế này, thế này thế này nè...nhưng em không nói anh nghe đâu. -"Ngày tháng... Trời lại mưa lâm râm. Tự dưng, em thích hút thuốc. Em có hút thuốc bao giờ đâu. Bà cụ bán thuốc lá nhìn em ngần ngừ muốn hỏi. Về phòng, em đóng cửa, chỉ rút ra hai điếu thuốc rồi mồi thuốc. Anh vẫn thỉnh thoảng hút thuốc mà. Em bật diêm đốt thuốc mãi mới mồi được hai điếu thuốc, một điếu cho anh, một điếu cho em. Em vừa hút vừa thổi cho hai điếu thuốc bật lửa như người ta đốt đuốc vậy đó. Khói thuốc bay ngập phòng làm cay mắt, em lại bật khóc và giận anh đó. Chừng nào anh mới về. -"Ngày tháng ... Thứ Bảy vừa rồi, sau giờ học, tụi em rủ nhau đi xem chợ hoa thật đông, thật vui, và ... phải chi có anh ở đây để đi chợ hoa với em. Lúc chia tay, con Thanh chợt hỏi em, "Tết này anh có về không?" Em lặng im, muốn khóc được" ...

Sáng hôm sau, Tạo lấy máy bay trở về Huế, trở lại nơi đã để lại cho Tạo nhiều kỷ niệm nên thơ lẫn đau buồn. Buổi chiều, Tạo xuống thăm Mai. -Tạo đi dọc theo bờ sông An Cựu con sông nhỏ này chảy từ sông Hương qua Bến Ngự, xuống tận An Cựu. Ngày trước Tạo và Tuyển vẫn thường đi dọc theo bờ sông này. Tạo thích đi lang thang như thế cho đến khi mỏi cả chân rồi hai đứa tìm một bãi cỏ bên bờ sông, nằm dài trên cỏ, ngửa mặt nhìn trời trong xanh vào những đêm trăng sáng, xuyên qua các hàng cây phượng dọc theo bờ sông. Vào mùa hè, những cây phượng này trổ những bông hoa đỏ thắm.
Đôi khi gặp những xe phở bán rong về đêm, hai đứa lại ngồi bên lề đường, cạnh xe phở, ăn những bát phở nóng thật thích. Hai đứa rất thân nhau, thường trao đổi chia xẻ những mẫu chuyện, những vui buồn của ngày tháng, những ước mơ về tương lai.

Một hôm, Tuyển tâm tình thổ lộ là Tuyển rất cảm tình và thương yêu Hương. Đôi lần, cả ba vẫn đi chơi với nhau. Tạo không hiểu là Tuyển đã có cái cảm tình này từ bao giờ. Tạo quen biết Hương rất nhiều năm. Hương học Văn khoa, ban Triết. Nhiều lần đến chơi nhà Hương, đến với cô bạn gái bé bỏng là Thuý, em Hương. Nhưng người mà Tạo nói chuyện rất hợp ý, rất tâm tình lại là Hương. Thỉnh thoảng, Tạo và Hương vẫn rải bộ dọc theo bờ sông, rồi qua tận phố Trường Tiền, long rong dạo phố, ghé tiệm ăn mì, rồi lại đi bộ với nhau về tận nhà Hương. Có lúc Tạo chợt nghĩ, phải chi Hương không lớn hơn Tạo và không phải là chị của Thuý. Có lẽ, Hương cũng cảm thấy điều này chăng! Thời gian sau, Tuyển trình diện nhập ngũ.

Một hôm, Hương đi một mình, đến tận nhà trao cho Tạo tấm thiệp mời đám cưới. Tạo sửng sốt. Người đứng tên trong thiệp, cạnh Hương không phải là Tuyển mà là Đôn. Hương thỉnh thoảng có nhắc đến Đôn như một người hiền lành, thiệt thà, mộc mạc và thương Hương quá chân thành. Đôn tốt nghiệp Đại học Sư phạm và đã ra đi dạy nhiều năm. Có lẽ Hương nhận lấy Đôn phần nào chịu ảnh hưởng của gia đình. Tạo xuống phố mua qua cưới cho Hương. Đi lang thang các cửa tiệm, Tạo chẳng mua được món nào. Có lẽ đầu óc Tạo cứ suy nghĩ vẩn vơ, một cái gì vừa vụt mất. Cuối cùng, Tạo mua cho Hương bộ đồ làm móng tay. Tạo viết xuống tấm thiếp nhỏ:"Món quà nhỏ cho một cuộc hành trình dài." Lúc đến dự đám cưới, Tạo gặp Thuý. Năm trước, Thuý vào học Trường Sư phạm ở Qui Nhơn. Thuý nói với Tạo: -Chị Hương bảo lúc sau này, anh ít đến nhà chơi. Tạo nhìn đôi môi dễ thương của Thuý, và bảo: -Thuý đi rồi, anh còn đến đấy với ai? Thuý nhìn Tạo khá lâu, lặng yên không nói. Sau một thời gian vào Sài Gòn rồi trở về Huế, tình cờ Tạo gặp Hương. Lúc đó, Hương đang dạy Triết ở trường Quốc Học. Lâu ngày gặp lại, Hương mừng rỡ, mời Tạo lại nhà chơi. Tối hôm đó, Tạo gặp Đôn. Hương và Tạo nói về những kỷ niệm cũ, những lần đi rong chơi dọc theo bờ sông, vào những đêm trăng. Đôn như bị lạc ra ngoài cái thế giới huyền ảo đó. Tạo chào Đôn và Hương ra về. Vừa mới bước ra khỏi cửa, Tạo nghe tiếng Đôn lớn tiếng với Hương. Tạo quay lui, áp tai vào cửa nghe ngóng. Hương và Đôn cải nhau to tiếng. Nghe tiếng Hương khóc, Tạo đau lòng vô cùng, thương Hương vô vàn và cảm thấy mình phần nào có tội. Tạo muốn gõ cửa vào nhà, nhưng đành lặng thinh trở về, và không bao giờ còn dám trở lại thăm Hương. Đến Mỹ được vài tháng, Tạo nhận thư Hương: Tạo à, thư Tạo đến bất ngờ quá, sau bao nhiêu năm biền biết. Người phát thư từ văn phòng đưa thư xuống cho Hương, bảo có thư từ ngoại quốc gửi về. Hương hồi hộp và ngạc nhiên quá, không biết thư của ai. Nhìn nét chữ ngoài phong bì, Hương nghĩ, không lẽ ... Nét chữ quen thuộc ngoài phong bì làm Hương cảm thấy vui náo nức, nhưng không chắc. Muốn dành cảm giác thích thú này cho riêng mình, Hương không mở vội thư, cố dạy cho xong giờ Triết. Vừa ra khỏi lớp, Hương đi nhanh về phía công viên của trường, mở vội thư và cảm thấy thích thú tràn ngập: Tạo à, từ một nơi thât xa xăm, Tạo vẫn còn nhớ đến Hương. Bao nhiêu kỷ niệm lại trở về. Kỷ niệm cũ thật thân yêu phải không Tạo ... Tạo đẩy cánh cửa cổng vào nhà Mai. Hình như không có ai ở trong nhà. Tạo đi vòng ra sau, nơi phòng Mai. Tạo đứng cạnh cửa sổ, nhìn Mai đang ngủ hiền hoà ở trong. Mai lớn hẳn ra. Chiếc áo ngủ rộng cổ, chễ xuống phía trước, ngực Mai lên xuống nhẹ nhàng theo hơi thở. Tạo muốn áp mặt vào khoảng da thịt trắng mát đó, hôn Mai thật lâu, thật đắm say. Tạo nghĩ đến nỗi vui mừng của Mai khi thức dậy. Trở về nhà, Tạo nhận được điện tín của Lan: "Anh về đột ngột quá, không báo cho Lan biết. Sáng đó đến phòng thăm anh, mang quà Tết cho anh, nhưng anh đã đi mất rồi. Mong anh lắm đó. -Lan

* * * Mai à, Lan à, giờ thì anh cũng chẳng còn một nơi nào để trở về. Hôm nghe tin Sài Gòn mất, anh sững sờ, rưng rưng muốn khóc. Hôm đó, trời nắng hanh - Mùa hè ở vùng nam của nước Mỹ cũng có khí hậu giống Sài Gòn nhưng hôm đó, sao Tạo thấy ánh nắng chói chan. Từ khu nội trú nằm cạnh bệnh viện, Tạo nhìn ra ngoài, nhìn cái sinh hoạt bệnh viện như mọi ngày. Hôm đó, sao Tạo thấy họ quá thờ ơ, lãnh đạm đến tàn nhẫn. Tạo cảm thấy nỗi cô đơn, nỗi lo sợ. Quê hương xa hàng ngàn dặm giờ không còn nữa. Tạo ngồi thừ người nhìn ra ngoài cửa sổ, muốn khóc mà không khóc được. Lát sau, Tạo lấy máy ảnh ra, chụp khung cảnh từ phía cửa sổ khu nội trú đến phía trước bệnh viện để ghi lại cái khoảng không gian và thời gian đau thương đó. Tạo viết sau tấm ảnh:"Khi quê hương tôi mất... Suốt mười mấy năm rồi, nỗi cô đơn ray rức vẫn đến với Tạo mỗi ngày, mỗi năm. Những ngày sắp đến Tết, Tạo càng cảm thấy thắm thía nỗi cô đơn nhớ thương ray rức này. Những ngày Tết ở đây giờ được tổ chức vội vã hay phải bị di chuyển vào những ngày cuối tuần vì mọi người còn phải đi làm. Cái không khí Tết như bị lạc điệu, vui gượng và tẻ nhạt. Bánh, mứt, thức ăn như quá dư thừa, nhưng còn đâu cái náo nức rộn rịp của những ngày cuối năm thuở nào, còn đâu chợ hoa, chợ Tết tưng bừng, vui nhộn. Cố đi tìm lại cái không khí Tết thân yêu ngày xưa tại những nơi có đông người Việt, chỉ làm Tạo thất vọng thôi. Tất cả đã mất hết rồi, đã mất vĩnh viễn thật rồi.

Dạo còn ở trường Y Khoa, Tạo vẫn thường tâm sự với Tuyển về ước mơ được xuất ngoại du học. Tạo đã thực hiện được ước mơ đó, nhưng giờ Tạo đã phải xuất ngoại mãi mãi ... -Mấy năm trước, Tạo nhận được món quà Tết từ Việt Nam gởi sang quà của Tuyển. Món quà được gói trong nhiều lớp báo cũ in bằng giấy vàng, thô, sẩm. Món quà là một tấm lịch treo tường in trên một tấm đan bằng lát, phía trên có hàng chữ -"Cung Chúc Tân Xuân", phía dưới in hình chợ Bến Thành, Sài Gòn., in bằng sơn nội hoá. Rất nhiều chổ, sơn đã bong ra. Phía dưới nữa có mười hai tờ giấy nhỏ bằng 2 ngón tay cho 12 tháng trong năm. Tạo không dám căng ra để treo vì lát đã trở nên khô cứng, dòn và dễ gãy. Tạo cẩn thận cuốn tấm lịch trở lại, cuốn trong mớ giấy báo cũ từ Việt Nam gởi sang. Tạo cất kỹ trong hộc tủ, khoá cẩn thận. Để kỷ niệm, kỷ niệm đau thương nhưng êm đềm ... .HỒ CHUNG TÚ Parkland Memorial Hospital, Dallas, Texas

Thursday, December 8, 2016

20 bài xướng họa của THI VĂN ĐOÀN BỐN PHƯƠNG đã cùng nhau viết ra 20 năm trước

20 bài xướng họa của THI VĂN ĐOÀN BỐN PHƯƠNG đã cùng nhau viết ra 20 năm trước 
BÀI XƯỚNG
VẮNG TIẾNG
Kính gửi Cụ Bái
Đã lâu không được đọc thơ Ông,
Mà đọc càng thêm thấy nức lòng.
Trào phúng, Ông vào hàng đệ nhất,
Khôi hài, Bác ở bậc vô song.
Nhiều người nếm ngọt nên cười rộ,
Lắm kẻ ăn cay phải khóc ròng.
Mấy ả sính thơ Ông bỡn cợt,
Mon men ao ước lấy làm chồng…
TRƯỜNG GIANG  1-6-2007
 
BÀI HỌA 1/20
Kính gửi cụ Trường Giang
 
Ông ơi ! Tôi nhận được thơ Ông
Đọc kỹ càng thêm thẹn với lòng.
Cụ với Tế Xương ngồi chót vót,
Cụ cùng Yên Đổ đứng song song.
Khai thừa Cụ phổ toàn vàng nén,
Luận thực Cụ tuôn rặt bạc ròng.
Bẩy chín (79) Cụ còn hơn cụ Trứ,
Được nhiều thục nữ quý hơn chồng.
LTDQB kính họa
 
BÀI  HỌA 2/20
Lâu rồi vắng tiếng
Kính gửi cụ Giang và cụ Bái
 
Lâu rồi vắng tiếng cả hai Ông
Ví phỏng tai mang thấy cực lòng ! ??
Bác Đỗ lâm nàn sầu khốn đốn…
Cụ Trường phải vạ khổ vô song !
Anh em chán nản hai năm chẵn (*)
Bạn hữu buồn tênh mấy tháng ròng !
Lão Bái du tình hàng mặc khách,
Ngài Giang tải đạo xứng ông chồng.
04-06-07                     Joseph  DUY TÂM
(*) Từ tháng 6/05 đến tháng 6/07
 
BÀI HỌA 3/20
Đôi dòng tâm sự gửi chư Ông,
Vắng bóng thi  nhân xót cõi lòng.
Nắng xế mon men về trước ngõ,
Bóng chiều thấp thoáng lọt bên song.
Tinh thần sa sút bờ sông cạn,
Thể lực tàn suy bến nước ròng.
Tắc nghẽn nguồn thơ buồn thế thái,
Sầu đong ngày tháng chất thêm chồng.
NGUYỄN THÀNH TÀI.
 
BÀI HOA  4/20
Mặc kệ ông
 
Ông khổ thì tui mặc kệ Ông,
Tui vui, tui mở hội tơ lòng.
Thơ văn bè bạn nhiều thành khối,
Trang Web Ông mò mãi chẳng xong.
Giận dữ càng làm tim héo úa,
Khóc than chỉ phải lệ khô ròng.
Hãy quỳ hai gối van bà xã,
Tế khổn phò nguy cứu lấy chồng.
TUỆ QUANG
 
BÀI HỌA 5/20
Kén tao nhân
(Kính tặng các thi hữu TVĐBP)
 
Từng khép phòng khuê lánh các Ông,
Dù bao thương nhớ vấn vương lòng.
Đêm hằng mơ tiếng vang đầu ngõ,
Ngày cứ mong hình hiện chấn song.
Gẫm chán văn thơ tình vẫn đẹp,
Xét nơi sông suối nước chưa ròng.
Thôi đành điểm phấn tô son lại,
Kén đấng tao nhân kết vợ chồng…
Tuệ Quang Tôn Thất Tuệ
Montreal 04-06-2007
 
BÀI HỌA 6/20
Trá gái sư Quang nháy quý Ông,
Làm bao nhiêu vị mát trong lòng.
Tưởng mình mặc khách chờ ngoài ngõ,
Nghĩ bạn giai nhân đợi cạnh song.
Ý nhạc như non, vươn chót vót,
Lời thơ tựa suối chảy ròng ròng.
Hộ Hoa sứ giả hàng trăm đấng,
Dám hỏi Ngài nao xứng đáng chồng ??
?(LTĐQB) CHÙA 06-06-2007
 
BÀI HỌA 7/20
Kính họa Ông Đồ Quỷ
 
Đọc thơ mà rét lắm, thưa Ông,
Đã chắc thật tâm trải tấm lòng ??
Vờ cõng bác Trường lên phản lực ?
Giả thiền Đồ Quỷ ngẩn bên song ? !
“Khai thừa”: hạn hán hô mưa đổ,
“Nói thiếu” ngập đê bảo nước ròng !
Đích thị cụ Giang là cụ chứ !
“Vọng phu” thương gái nhớ “Hòn  Chồng”!!!
CỤ VĂN kính cẩn họa
 
BÀI HỌA 8/20
Mừng sóng đã qua
 
Tai bay, vạ gió đến cùng Ông,
Dẫu mấy bàng quan cũng mủi lòng.
Bịt mắt vẫn như hình cuối xóm,
Che tai còn tựa bóng ngoài song.
Trời êm còn ngại khi mây chuyển,
Biển lặng đâu e lúc nước ròng.
Mừng thấy duyên thơ ngày mỗi đẹp,
Oan không tương báo, nợ không chồng.
5-6-2007                                 BÙI TIẾN
 
BÀI HOA 9/20
Chờ mặc khách
 
Từ chốn Jose (Hô Dê) gửi quý Ông,
Xa xôi tôi vẫn ước trong lòng.
Mong cùng khách dưới trăng mờ sáng,
Mơ ước bên người cạnh chấn song.
Ngàn cuốn thơ tình hoa thắm đẹp,
Một triền sông nước biếc xuôi ròng.
Mong chờ gặp bạn mà thôi nhé !!
Chớ để vàng phai tuổi chất chồng.
NGỌC BÍCH
 
BÀI HỌA 10/20
Mặc… khách chờ
 
Xướng họa các Ông, mặc các Ông,
Thằng tôi đang rối cả trong lòng.
Xơ vơ (Sever) nối tới lui không được,
Trang Web xuống lên vẫn chửa xong,
Bài gửi thì toàn Vi Ẽn Ại (VNI)
Hình Scan mờ mịt khóc ròng ròng.
Gặp ai, ai gặp đừng trông tớ,
Túi bụi ngày đem quên vợ chồng
TRẦN VIỆT YÊN
 
BÀI HỌA 11/20
Xin vái Cụ Bái
 
Tôi vừa nhận được bức thư Ông,
Mới đọc mà tôi đã ớn lòng.
Thần Phú Vị Xuyên (1) là bất nhị,
Thánh Thi Yên Đổ (2)quả vô song
Phú hàng Yên, Vị (3) như mưa đổ,
Thi loại Trường Giang tựa nước ròng
Xin vái, chớ tung hê quá chớn,
Kẻo thiên hạ mắng tội càng chồng…
05-06-2007               TRƯỜNG GIANG
(1)Sinh quán của  Ông Tú Trần Tế Xương
(2)Sinh quán của Tam Nguyên Nguyễn Khuyến.
(3)Làng Yên Đổ & Vị Xuyên
 
BÀI HỌA 12/20
Vắng tiếng
 
Tưởng đâu trao đổi chỉ hai Ông,
Nào ngỡ đệ huynh rất sẵn lòng.
Ứng họa Đông Tây trao vụt vụt,
Hòa đồng Nam Bắc gửi song song.
Email chậm mở hai ngày chẵn,
Thơ họa nay coi một tiếng ròng.
Cố gắng nối điêu dù có trễ,
Dám đâu để bạn phải “trơ chồng”
05-06- 2007   TỪ PHONG 
 
BÀI HỌA 13/20
Kính gủi Chủ trang Web TVĐBP
 
Hoàn thành trang Web chửa thưa Ông ??
Chúng tớ chờ xem nóng cả lòng.
Họa phẩm chắc là treo kín vách,
Văn thơ hẳn đã ngập luôn song.
Xì can (scan) chẳng hiện mồ hôi đẵm,
Bài gửi không đi nước mũi ròng.
Sư Cụ đã khuyên xin cứ thử,
Biết đâu vợ sẽ giúp cho chồng ??
HI HI QUỶ 5-6-2007
 
BÀI HỌA 14/20
Thư nhắc bao lần rồi đó Ông,
Thế mà chẳng mấy vị xiêu lòng.
Gửi bài có gửi không thì bảo,
Trang Web trình ra rỗng ruột song.
HÌNH :      rõ trắng đen không tại mỗ,
BÀI : phon (font) biến đổi chửa tinh ròng.
Gối quỳ, tay chống vợ chê yếu,
Mê mẩn com tơ (computer) thật chán chồng
06-0602007  TRẦN VIỆT YÊN
 
BÀI HỌA 15/20
Không vái nữa
Kính họa thơ Bác Tuệ Quang
 
Bực thì nói vậy chứ thưa Ông,
Vẫn giữ niềm riêng kính cẩn lòng.
Trang Web mò hoài thì phải tới,
Tình thơ muốn đoạn vẫn chưa xong.
Vướng vào tơ NET thêm phiền lụy,
Dứt nghĩa tri âm nỡ rối lòng.
Bà xã bảo thôi không vái nữa,
Xác ve gió thổi mất ông chồng.
05-06-2007    TRẦN VIỆT YÊN
 
BÀI HỌA 16/20
Gửi tơ lòng
 
Bầu thơ xướng họa nhớ chư Ông,
Mỹ tửu tao nhân nhúm lửa lòng.
Xa xứ muôn trùng mây cuối ngõ,
Ly hương nghìn dặm, gió ngoài song.
Bốn phương chung ý, trăng soi mộng
Tám hướng đồng tâm nắng trải ròng.
Cay đắng tình đời say nét bút,
Phù hư nửa kiếp nợ thêm chồng.
05-06-2007 DU SƠN LÃNG TỬ
 
BÀI HỌA 17/20
Bỡn dzui dzới Cụ Đồ
 
1/2- Họa đây gọi chút chúc mừng Ông,
Ông có đích tôn thỏa tấm lòng
Ông khoái đăng đàn khoe lối xóm,
Ông dzui lên mạng kháo đồng song.
Như Ông máu tếu thôi nguyên chất,
Hệt nội nghề trêu cũng loại ròng.
Chả thế lâu lâu khều đá gió,
Bà con cười ngất té lăn chồng.
ZDỊT ĐẸT
 
BÀI HỌA 18/20
2/2- Bà con cười ngất té lăn chồng
Mai một thằng cu được luyện ròng.
Ông, cháu một nghề cho có cặp,
Nội, Cu chung nghiệp sẽ đi song.
Khỏi lo lạc phách  thôi an dạ,
Không sợ pha chi thật mát lòng.
Cứ thế cho dzui nghe Cụ Quỷ,
Kệ thây bọn cớm ngạo thi Ông
05-06-2007   ZDỊT ĐẸT
 
 
BÀI HỌA 19/20
Vắng tiếng
 
Từ độ xa đoàn vắng các Ông,
Tình thơ chân chất chứa trong lòng.
Hứng nguồn cảm xúc tuôn ghềnh suối,
Thi tứ ngôn từ trải ánh song.
Cơm gạo sao so hàng gấm lụa,
Bạc tiền chẳng sánh  chất vàng ròng…
Cho dù trào phúng, khôi hài đó,
Cũng hạng văn phong đáng chất chồng
06-06-2007  TỐ NGUYÊN
 
BÀI HỌA 20/20
Vui vẻ lên đi chú Tố Nguyên
(Vui họa Tố Nguyên)
 
Cay đắng làm chi thế hử Ông ??
Tình thơ chan chưa chật đầy lòng.
Sao đem quăng phí bên bờ sưối ?
Lại nỡ tung hê trước cánh song ?
Lúc đói chén cơm hơn tấm lụa,
Khi nghèo cắc bạc cũng tiền ròng.
Khôi hài, trào phúng dùng khuây khỏa,
Không thích giữ chi đến cả chồng ???
LTĐQB <= => Quỷ đây mà
 
Bài Họa
KHẤN CẦU

Bao năm rồi thiếu bóng đàn Ông
Vò võ mình ên thật nát lòng
Sáng lẻ bóng hoài chờ trước ngõ
Chiều cô đơn mãi ngóng bên song
Chả mừng chi dẫu ôm vàng thỏi
Chẳng quý gì dù ấp bạc ròng
Chỉ khấn tương giao ai hảo tử  
Xẻ chia tâm sự, gái không chồng

Nhất Hùng

KIẾM  CHỒNG

Cái thuở xa xưa của qúy ông

Trà dư tửu hậu lấy làm lòng

Phòng the, câu chuyện đưa, vui nhất

Mổ xẻ, cợt đùa mãi chẳng xong

Đã hết hai mươi năm, nở rộ

Đời nay, chỉ thấy lệ tuôn ròng

Cộng Nô ngu dốt, đem cười cợt

Chẳng mấy ai vui chuyện kiếm chồng

               
Tiếu Hi Hi
 Chắc phải ?!
"Chèn ơi" ghẹo Tím thiếu nình ông ?!
Hỗng có "mền da" lạnh lẽo : lòng ?!
Dưới chái mình ên ngồi dưới chái ?!
Bên song lẽ bóng "đứng" bên song ?!
Thầm mơ sáu múi (*) thầm buồn bã ?!
Trộm tưởng cai dù trộm khóc ròng ?!
Chắc phải nhà thờ chùa miễu viếng ?!
May ra gặp đặng một người chồng ?!
Tím
(*)six pack abs

CHỊU THUA
Thời nay đảo lộn phận đàn ông
Nói đến chi thêm tủi xót lòng
Cái thửa dung dăng chơi thả cửa
Bây chừ buồn bả ngắm ra song
Tiền lương trương mục nàng vô thẳng
Chén bát việc nhà tớ chạy ròng
Cái nợ phu thê thương phải chịu
Kiếp sau nhường chỗ ả làm chồng
NLP 12/03/2016

 MUỐN CHỨC CHỒNG
Tôi xin đại diện phía đàn ông,
Mới vểnh nghe ai kiếm bạn lòng.
Hồn đã phập phồng mừng đáo để,
Tâm đà hồi hộp sướng vô song !
Mãi ôm chiếc bóng tim khô lệ,
Luôn ẵm đơn côi nhỏ khóc ròng!
Ai ước bạn đời xin nhắn tớ,
Tớ chỉ tây đui muốn chức chồng !
LDPP04/12/16.