Wednesday, June 29, 2016

NHO VE SAI GON

SÀI GÒN ĐẸP LẮM, SÀI GÒN ƠI, SÀI GÒN ƠI
Người Sài Gòn không thể nào quên được câu hát… Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi… của Y Vân ngày nào. Trong suốt thời niên thiếu, Sài Gòn đối với tôi là một thành phố tuy xa lạ nhưng lại đầy cuốn hút. Tôi chỉ biết đến Sài Gòn qua những chuyến nghỉ hè kéo dài độ 1 hoặc 2 tháng. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy, các chuyến nghỉ hè tại Sài Gòn là cả một khám phá lớn, hứa hẹn những ngày hè sôi động đối với một thiếu niên chỉ sống tại Đà Lạt và Ban Mê Thuột.
Bước sang thời quân ngũ tôi đã trở thành cư dân thường trực của Sài Gòn và đây cũng là một cơ hội để tôi khám phá từ những con đường nổi tiếng cho đến những con hẻm không tên trên đất Sài Gòn. Nhưng có lẽ quan trọng hơn cả là việc đi sâu vào nếp sống văn hóa-tinh thần của người Sài Gòn, từ ăn-chơi cho đến lối sống, cách suy nghĩ và rất Nhiều khía cạnh khác nữa trong tâm hồn người Sài Gòn.
Ngay từ năm 1953 khi di cư vào Nam, dù định cư tại Đà Lạt nhưng gia đình tôi có những mối quan hệ họ hàng với những người ở Sài Gòn. Ông bà NVT sinh sống tại 158 Cống Quỳnh là họ hàng phía bên mẹ tôi. Ông T. có 3 người con gái và một cậu út, tên Đức, nhỏ hơn tôi một tuổi. Trong số 3 người con gái có cô Loan, hơn tôi độ 2 tuổi, học Trưng Vương. Vì vai vế họ hàng phải gọi là cô, chú nhưng kỳ thật 3 đứa chúng tôi vẫn đối xử với nhau như những người bạn thân thiết.
Tại Sài Gòn, gia đình tôi còn có người thân là Bác Chánh, ông anh ruột của bố tôi. Hồi còn ở ngoài Bắc, nghe nói bác Nguyễn Ngọc Giác làm chức chánh tổng trong làng nên mới gọi là Bác Chánh. Bác có 4 người con (2 trai, 2 gái). Người con cả tên Toan, ở lại miền Bắc khi gia đình bác vào Nam. Đây là chuyến vào Nam thứ hai trong đời bác vì khoảng thập niên 30 bác đã vào theo diện phu đồn điền cho Pháp.
Sau khi di cư vào Nam năm 1954, bác Chánh mua một căn nhà nhỏ trong khu lao động Xóm Chiếu, Khánh Hội, thuộc quận 4. Xóm Chiếu vào thời đó là một bãi sình lầy. Người ta cất nhà sàn trên bãi lầy, nước thải trong nhà chảy thẳng xuống lớp sình bên dưới. Vào những trưa hè, sình lầy dưới đất bốc lên một mùi khó chịu. Vào những ngày nước triều lên cao có thể nhìn thấy nước dâng gần sát sàn nhà.
Những người ở Xóm Chiếu vốn đã quen với sinh hoạt hàng ngày nên cuộc sống vẫn cứ tiếp tục trôi, ít người để ý đến môi trường sống chung quanh. Tuy nhiên, đối với những người từ phương xa đến như tôi thì đây là một trải nghiệm khó quên khi phải tiếp xúc với một trong những xóm lao động tồi tệ nhất Sài Gòn hoa lệ.
Xóm Chiếu, Khánh Hội, là đất của phần đông những kẻ bụi đời, những tay anh chị giang hồ, những cô gái điếm, những đứa bé đánh giầy, những kẻ cờ gian bạc lận, những ‘cao thủ’ chuyên hành nghề móc túi hay… đá cá lăn dưa. Nói chung, đây là xóm lao động điển hình của Hòn ngọc Viễn Đông.
Thế nhưng, từ Khánh Hội chỉ cần vượt qua một cây cầu là mọi sự đổi khác. Sài Gòn hiện ra như một nàng tiên, ‘xiêm y lộng lẫy’. Đường Bonard, Catinat, Charner lúc nào cũng đầy ắp người và xe cộ dập dìu qua lại.
Như vậy, bức tranh Sài Gòn xưa hiện lên hai mảng màu sáng-tối rõ rệt. Phải chăng đây cũng là tình trạng của đa số những thành phố lớn trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà tôi đã từng đi qua: Manilla, Kuala Lumpur, Jakarta, Bangkok… ngoại trừ Singapore.
Nổi bật nhất Sài Gòn xưa là đường Catinat, sau đổi thành Tự Do dưới thời Đệ nhất Cộng hòa và từ 1975 mang tên Đồng Khởi. Ngay vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, con đường này đã được tác giả Nguyễn Liên Phong miêu tả sinh động trong Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca xuất bản tại Sài Gòn năm 1906:
Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
Bực thềm lót đá sạch tinh
Các cửa hàng bán lịch thanh tốt đều
Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều [sic] phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương [đan]
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
… Nhà in, nhà thuốc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son [xoong]
… Phong lưu cách điệu ai bằng
Đường đi trơn láng, đền [đèn] giăng sáng lòa
Thứ năm, thứ bảy, thứ ba
Với đêm chúa nhựt hát nhà hát Tây…
Tiêu biểu cho sinh hoạt trên đường Catinat vào thời kỳ đầu Pháp thuộc là nhiều cơ sở dịch vụ thương mại được thành lập từ rất sớm. Sớm nhất là hãng Denis Frère mọc lên ở đầu đường, phía bờ sông, nay là khu vực của Grand Hotel, đối diện với Nhà hàng Majestic phía bên kia đường.
4 1 Đường Catinat (Đồng Khởi)
Sau Denis Frère là hiệu thuốc tây đầu tiên của cả Sài Gòn nằm ở góc Catinat và Bonard (Lê Lợi), khai trương năm 1865, chủ nhân là Lourdeau, sau làm Xã trưởng Sài Gòn (1870). Ít lâu sau, hiệu thuốc được giao lại cho Holbé, tiến sĩ dược khoa, một nhân vật khá nổi tiếng của đất Sài Gòn xưa, từng làm Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Sài Gòn và Phó Chủ tịch Hội đồng Quản hạt Nam kỳ (Conseil colonial de la Cochinchine).
Holbé từng điều chế ra một loại biệt dược có tên “Gouttes Holbé”, loại thuốc cai nghiện dành cho những tay hút á phiện muốn giã từ ‘làng bẹp’. Về sau, nhà thuốc tây về tay Renoux, rồi Solirène và mang tên vị chủ nhân này trong một thời gian dài, trước khi bị thay thế bởi nhà hàng Givral còn hoạt động đến ngày nay.
‘Bót Catinat’, nằm ở góc đường Nguyễn Du-Tự Do, gần Nhà thờ Đức Bà, có lẽ là một địa danh ‘khó quên’ trong ký ức của người Sài Gòn, nhất là những “người anh em bên kia chiến tuyến” trong thời thực dân Pháp. Nhà văn ‘cách mạng’ Trần Bạch Đằng đã mô tả:
“Ông trời ở Catinat vuông vức, vì tù nhân ngó lên trên, chỉ thấy một khoảng mây xanh vuông. Trời càng trưa, trong khám càng nóng dữ dội. Hơi nóng từ sân ximăng bốc lên hừng hực, 400 con người nép sát vào tường, tìm một miếng bóng mát mỏng manh, ba culoa đen nghẹt. Từ trong hai phòng công cộng 7 và 12, hơi người nồng gắt dội ra. Người ta nằm sấp như cá mòi trong đó, mồ hôi tuôn ra như tắm.
Trời nắng cũng khổ mà trời mưa càng khổ hơn nữa. Sân khám không có nóc, mỗi lần mưa là tù ướt như chuột. Nhất là ban đêm, khi mưa xuống ai cũng ngồi chụm đầu vào nhau mà chịu trận. Những người khỏe mạnh thì gắng chịu đựng. Nhiều anh chị em còn đang thời kỳ lấy khẩu cung, mình mẩy thương tích lở lói, phải sống vất vả như vậy nên không hôm nào là không có người chết. Thực dân Pháp đã biến bót Catinat thành một lò sát sanh, nơi mà mạng sống con người bị coi như cỏ rác”.
Bài thơ dưới đây mô tả bót Catinat của ‘mật thám’ Phòng Nhì Pháp thời thực dân đô hộ:
Catinat, Catinat
Dã man, bỉ ổi, xót xa não nùng
Hỡi ai dạ sắt lòng trung
Đứng lên! Uất hận thấm dòng máu tươi
Ngoài kia dưới ánh mặt trời
Ngoài kia thành phố của người văn minh
Cách nhau một bức tường thành
Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương
Catinat, một khám đường.
Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu!
Đề cập đến sinh hoạt của cư dân Sài Gòn trên đường Catinat, không thể không nói đến nhà hàng Continental, tuy sinh sau đẻ muộn hơn (năm 1880), nhưng bề dày lịch sử của nó thì không một cơ sở dịch vụ, thương mại nào sánh kịp. Trong khi nhà hát Tây ở cạnh đó mãi đến ngày 1/1/1900 mới được khánh thành và sinh hoạt diễn ra 4 ngày mỗi tuần thì từ đầu thập niên 1880, nhà hàng-khách sạn Continental là nơi dừng chân của các viên chức, sĩ quan cao cấp chính quốc trên đường công tác tại xứ thuộc địa. Đây cũng là chỗ tụ hội của những du khách trên đường sang Đế Thiên- Đế Thích của xứ chùa Tháp.
Chủ nhân đầu tiên của Continental là Pierre Cazeau, nhà sản xuất vật liệu xây dựng, sau bán lại cho Công tước De Montpensier. Người ta kể rằng chính vị công tước này là chủ nhân của Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết, nơi chứng kiến tình sử của thi nhân Hàn Mặc Tử và người đẹp Mộng Cầm (?).
Năm 1930, nhà hàng có chủ mới là Mathieu Franchini, người đã điều hành thành công Continental trong một thời gian dài, cho đến ngày quân đội Pháp rút về nước sau khi thất trận Điên Biên Phủ. Franchini xuất thân là dân anh chị người đảo Corse, Pháp.
Franchini trốn xuống tàu thủy làm bồi bàn (đại khái chuyện cũng giống như ‘Bác Hồ’ lên tàu tìm đường cứu nước!) và mò sang Việt Nam vào đầu thập niên 1920. Người dân thuộc địa vốn trọng Tây, dù đó là một tên vô danh tiểu tốt hoặc vô lại, nhưng đã sang đến Đông Dương vẫn được nể trọng và xem như một ông lớn.
Franchini được một Đốc phủ sứ miền Tây gả con gái và được thừa kế hàng ngàn mẫu ruộng. Chỉ vài năm sau, vợ chết, gã bèn bán hết điền sản để tậu khách sạn nổi tiếng Continental ở trung tâm Sài Gòn. Franchini vừa kinh doanh, vừa làm ông trùm của những tên mafia đảo Corse và thành phố cảng Marseille tại Đông Dương.saigon_rue_catinat
Sự nổi tiếng của Continental không xuất phát từ các chủ nhân mà từ những diễn biến lịch sử diễn ra trên đất Sài Gòn xưa. Trước thế chiến thứ hai (1939-1945), nó từng được đón tiếp hai nhân vật nổi tiếng trong thế giới văn chương là thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (giải thưởng Nobel văn chương năm 1913) và nhà văn Pháp André Malraux, tác giả của La condition humaine (Thân phận con người) xuất bản năm 1933, sau làm Bộ trưởng Văn hóa Pháp (1959-1969).
Trong buổi “giao thời” Pháp đi, Mỹ đến, căn phòng số 214 của khách sạn Contiental còn là nơi ‘ngự trị’ của Graham Greene, nhà văn người Anh đã thai nghén và cho ra đời quyển tiểu thuyết nổi tiếng The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) ngay trong căn phòng này.
Truyện xoay quanh 3 nhân vật: Thomas Fowler, người Anh, ký giả, trạc 50 tuổi; Alden Pyle, người Mỹ, nhân viên Phái đoàn Viện trợ Mỹ, khoảng 30 tuổi, và một phụ nữ Việt tên Phượng, tuổi độ 20. Fowler đến Sài Gòn, ở tại Hotel Continemtal và bắt nhân tình với Phượng. Anh Mỹ trẻ Pyle ở Hotel Majestic ở cuối đường Catinat, phía bờ sông Sài Gòn.
The Quiet American đưa người đọc đến một ‘khúc quanh lịch sử’: Phượng bỏ người tình già ở Hotel Continental để qua Hotel Majestic sống với anh Mỹ trẻ. Tác giả đã để cô gái Việt thay tình nhân như thay áo trong khi anh ký giả Fowler cũng không có phản ứng gì đáng kể về việc bị người bạn Mỹ Pyle cướp mất Phượng.
Graham Greene dựng lên nhân vật Pyle là một người say mê chủ thuyết được mệnh danh là “lực lượng thứ ba” tại những thuộc địa của thực dân. Trong tiểu thuyết The Quiet American, vụ đánh plastic ở trước Khách sạn Continental là do lực lượng quân sự Bình Xuyên của Tướng Trịnh Minh Thế thực hiện chứ không phải do Việt Minh.
Vụ nổ trước khách sạn Continental trong phim The Quiet American (Đạo diễn Philip Noyce dàn dựng tại Saigon, năm 2002)Vụ nổ trước khách sạn Continental trong phim The Quiet American
(Đạo diễn Philip Noyce dàn dựng tại Saigon, năm 2002)
Ngay sau vụ nổ, Pyle bị ám sát, xác thả dưới sông gần cầu Dakao, không biết là Cầu Bông hay Cầu Kiệu (?). Người ta cũng không biết phe nào giết Pyle và tại sao anh Mỹ lắm chuyện ấy lại bị giết.
Theo tôi, ngoài những chuyện không đúng về tình hình Việt Nam, Graham Greene có vẻ như quá coi thường người Việt. Green viết: ‘To take an Annamite to bed with you is like taking a bird; they twitter and sing on your pillow.’ (Đưa chị Mít vào giường với mình như đưa con chim, họ ríu rít và họ hát trên gối). Đến năm 1952 mà còn dùng danh từ “Annamite” để gọi người Việt Nam thì đây là việc cố ý hạ nhục người Việt.
Thường thì những văn sĩ sau khi viết về một đất nước không phải là nước mình, viết về một dân tộc không phải là dân mình, thường đưa bản thảo cho người bản xứ đọc trước để tránh những chi tiết sai. Green chắc chắn không hề làm điều đó. Trong truyện ông ta viết Dakow thay vì Dakao, Tanyin thay vì Tây Ninh. Ông đặt tên cho một phụ nữ Việt trong truyện là Mei, người Việt không bao giờ có cái tên kỳ lạ đó.
Trở lại với Continental, khách sạn này đã đi vào văn chương thế giới qua The Quiet American, nhưng không chỉ có thế, cho dù như thế là đã quá đủ để tự hào. Về lĩnh vực báo chí, Continental còn tiêu biểu cho cả con đường Catinat. Cụm từ Radio Catinat hay Radio Catinat một đèn phổ biến trong giới báo chí Sài Gòn đầu thập niên 1950 xuất phát từ chính nhà hàng này. Sở dĩ có từ một đèn là vì vào những thập niên 1940-1950, hầu hết máy thu thanh còn sử dụng đèn điện tử, ai có máy 2, 3 đèn trở lên là thuộc hạng sang, máy 1 đèn thuộc về giới bình dân, vì thế Radio Catinat một đèn mang chút ý nghĩa châm biếm.
Cho đến giờ, vẫn có nhiều người không hề biết nhà hàng khách sạn Continental có một khuôn viên rất rộng phía bên trong. Chung quanh sân có những cây sứ thuộc loại ‘cổ thụ’ có đến hằng trăm năm tuổi với những mấu sẹo lồi lõm như cội mai già. Phải đến năm 1993 tôi mới phát hiện sân vườn này giữa trung tâm Sài Gòn khi có dịp đến thăm cơ ngơi của bà Thu, giám đốc khách sạn Continental.
Nhà hàng kỳ cựu sau Continental là Majestic, thành lập năm 1925, nằm ở góc đường Catinat và Luro (sau là Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng) nhìn ra bờ sông Sài Gòn, do một thương nhân người Hoa giàu có và nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (Chú Hỏa) xây dựng theo đồ án thiết kế của một kiến trúc sư Pháp.
Cạnh khách sạn Majestic là rạp hát cùng tên, ngó mặt ra đường Catinat. Ngược lên phía trên, và những thập niên trước ngày Pháp về nước, những người thuộc lớp trước 1950 trở lên sẽ không quên hiệu bán đĩa hát Ménestrel (gần nhà hàng Bông Sen ngày nay), rạp Catinat (nằm trên một con hẻm đâm ra đường Catinat), nhà hàng Brodard, Givral, La Pagode…
Qua bên kia đường Bonard (Lê Lợi), cạnh nhà thuốc Tây Solirène (sau là nhà hàng Givral), là rạp hát Eden, tiệm sách Albert Portail (nay là Nhà sách Ngoại văn Xuân Thu), nhà thuốc Tây Pharmacie de France (sau là La Thành), nhà hàng La Pagode, cũng từng là nơi gặp gỡ của báo giới Sài Gòn.
Đi vào lịch sử của những tên đường Sài Gòn ngày xưa ta sẽ tìm được nhiều chi tiết thú vị. Chẳng hạn như nhìn bảng tên đường là có thể hình dung được từng giai đoạn lịch sử. Tên đường De Lagrandière (sau này đổi là Gia Long và kể từ 1975 là Lý Tự Trọng) chính là tên ‘hải tặc’ đã kéo pháo thuyền vào Vĩnh Long buộc kinh lược Phan Thanh Giản ký hàng ước nạp nốt ba tỉnh miền Tây năm Đinh Mão 1867. Đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ) cũng là tên ‘hải tặc’ đánh thành Gia Định khiến tướng Nguyễn Tri Phương bị thương năm Tân Dậu 1861!
Vào những dịp nghỉ hè, tôi thường dạo chơi đường phố Sài Gòn để nhìn cuộc sống vừa hối hả lại vừa ung dung. Hối hả đối với những người lo mưu sinh hàng ngày nhưng lại ung dung đối với những người ngồi quán café, quán nước.
Chỉ cần một ly ‘xây chừng’ hoặc ‘bạt sỉu’ là có thể ung dung ngồi nhìn thiên hạ tất tả qua lại ngay trước mắt. Cà phê bình dân thì pha bằng vợt, có khi lại gọi là cà phê ‘dớ’, chữ vớ đọc theo giọng Sài Gòn! Ở Sài Gòn hồi đó, người lớn tuổi vẫn còn giữ thói quen uống cà phê đổ ra đĩa, có lẽ vì nóng quá chăng? Có người lại còn giữ kiểu ngồi ‘nước lụt’, hai chân bỏ cả lên ghế trong quán cà phê.
Sau 1975, tôi lại thấy kiểu ngồi ‘chồm hổm’ này từ bộ đội miền Bắc khi vào ‘giải phóng’ Sài Gòn. Phải chăng vì họ ở trong rừng nên quen với kiểu ngồi kinh dị này? Phải thành thật nhìn nhận, đây là kiểu ngồi ‘mất thẩm mỹ’ nhất của người Việt mình, đặc biệt đối với phụ nữ khi họ ngồi ‘chò hỏ’!
Cho đến ngày nay, kiểu ngồi này vẫn còn tồn tại. Bằng chứng cụ thể nhất là khi những người Việt đi du lịch hay đi lao động ở nước ngoài, ngay tại phi trường đã có nhiều người ‘squat’ một cách tự nhiên trước những cặp mắt ngạc nhiên của người nước ngoài. Dân ta biết đến bao giờ mới từ bỏ được thói quen xấu này? Thế mới biết, chừng nào chưa bỏ được những điều nhỏ nhặt như ‘văn hóa ngồi xổm’ thì hãy khoan nói đến ‘nếp sống văn minh, hiện đại’.
Người Sài Gòn có cái thú uống cà phê, đọc báo vào buổi sáng. Thói quen này cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì. Bây giờ, buổi sáng cứ vào hệ thống các cửa hàng cà phê Trung Nguyên là thấy ngay: quá nửa khách uống cà phê ngồi đọc báo trước khi lo việc mưu sinh hàng ngày.
Nhiều quán cà phê cung cấp báo cho khách đến uống, thường là hai tờ nhiều người đọc nhất – Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Chắc hẳn chi phí về báo chí cũng như Wifi đều đã được tính vào giá thành của ly cà phê. Xem ra vẫn có lợi cho cả hai, khách cũng như chủ, mà lại thể hiện được phương châm ‘khách hàng là Thượng đế’.
Sài Gòn thiên hình vạn trạng, từ ăn cho đến chơi, từ nghỉ ngơi cho đến làm việc. Sài Gòn trong những thập niên 60-70 là một thành phố chiến tranh với sự hiện diện rất rõ nét của quân đội. Trên đường phố, xe jeep, xe dodge, xe GMC hòa nhập cùng những dòng taxi Renault sơn hai màu và những chiếc xe nhà mang đủ các nhãn hiệu phương Tây như Simca, Citroen, Ford, Chrysler, Mercedes, Volkswagen…
Nói đến Sài Gòn không thể nào bỏ qua những chiếc xe gắn máy đã gắn bó với mọi người từ năm 1954 trong khi đó ngoài miền Bắc nhà nào có một chiếc xe đạp là cả một niềm tự hào! Bảo Ninh, nhà văn miền Bắc, kể lại Hà Nội ngày đó qua truyện ngắn Thời của xe máy:
“Những năm 50, sau giải phóng Thủ đô, khi tôi còn nhãi ranh, lượng xe đạp ở Hà Nội còn ít hơn số đầu xe hơi thời nay. Ngoại trừ vài tuyến xe điện, và thưa thớt, chậm rề những chiếc xích lô, dân tình thời ấy “tham gia giao thông” chủ yếu bằng cặp giò.
Dọc một phố lớn như phố Hàng Đẫy chúng tôi mà nhà ai xe đạp mác gì mọi người đều tỏ. Giàu nhất phố là gia đình ông Ích Lợi, thành phần tư sản, chục người chung một chiếc Pegeout với một chiếc Sterling. Oai nhất phố là ông giáo Bình, công chức lưu dụng, đương quyền hiệu phó Trường Albert Saraut (thời ấy còn chưa đóng cửa), có chiếc Solex đen xì với cái bầu máy ngộ nghĩnh hình trụ rất hiếm khi được ăn xăng và cất tiếng. Thường xuyên để cỗ xe ở chế độ vận hành bằng mồ hôi, ông giáo già gò lưng ngoáy người è cổ đạp. Dân phố kêu thầy bằng thầy Bình xô-lếch, hay đơn giản, thầy Bình bịch.
Dần dần Nhà nước cho nhập xe đạp của ‘phe ta’ về: Tiệp Khắc, Đông Đức, Liên Xô, Trung Quốc và bản thân Việt Nam cũng đã lần hồi tự lực sản xuất được. Không nhiều lắm, chỉ đủ để phân phối cho cán bộ xếp hàng tà tà lần lượt theo chức vụ, theo thâm niên.
Hồi bấy giờ, ở nông thôn thì nhà nhà đi bình dân học vụ, còn ở Hà Nội thì nhà nhà đi tập xe. Từ chập tối tới canh khuya, tại những khúc phố rộng rãi, sáng đèn bên Bờ Hồ, ở vườn hoa Canh Nông, ở quảng trường Ba Đình, dọc đường Cổ Ngư, trẻ con, người lớn, đàn ông, đàn bà ríu rít thay nhau lên yên xuống yên, người thì ghì cứng ghi đông và loạng choạng đạp, người thì rình rịch chạy sau đỡ, luýnh quýnh ngượng ngập, ngã bổ nhào, ngã chỏng gọng, rất vui mắt.
Tới khoảng năm 1960 thì Hà Nội đã chính thức là một thành phố với nền văn minh xe đạp. Không phải chỉ vì nườm nượp xe đạp mà còn vì xe đạp đã thành sở hữu tối cao của mỗi nhà, một chiếc xe đạp nói lên vị thế xã hội của một gia đình”.
Tại miền Nam, xe gắn máy thâm nhập qua nhiều giai đoạn, thế hệ xe này mối tiếp loại xe sau, hiện đại hơn và mẫu mã cũng bắt mắt hơn. Trước hết là thời của Mobylette vàng và Velo Solex. Nói chung, cả hai loại này đều có hình dáng như chiếc xe đạp đầm nhưng lớn hơn và có gắn bộ máy vận hành chạy bằng xăng pha nhớt.
Tốc độ của Mobylette có thể lên tới trên 60 km/giờ nếu còn mới. Tiện lợi ở chỗ có thể chuyển sang đạp bằng đôi chân khi bất ngờ hết xăng dọc đường. Tiện nghi ở chỗ xe có hai ‘phuộc nhún’ phía bánh trước. Còn Velo Solex thì được các bà, các cô, nhất là giới trẻ ưa thích. Chiếc xe có dáng thanh mãnh hơn Mobylette với bộ máy có cần điều khiển nằm ngay phía trước. Tuy đầu xe hơi nặng nhưng bù lại, ngồi trên Solex người phụ nữ hình như đang bay lượn theo tà áo dài trong gió!
Cuối thập niên 1950, Mobylette và Velo Solex đã phải nhường chỗ cho các loại xe của Ðức như Goebel, Puch, Sach với các tiện nghi như còi điện, ống nhún cả ở hai bánh và xe có thể chạy nhanh hay chậm bằng cách chuyển giữa 3 số. Tất cả những loại xe gắn máy này giá thường chỉ gấp ba chiếc xe đạp tốt hiệu Peugoet, Alcyon hay Dura nên giới trẻ thuộc các gia đình trung lưu đều có thể tậu được.images
Cũng trong thời gian này, một loại xe gắn máy của Ý cũng được giới trẻ mê thích nhưng không có mấy ai có được vì giá cao hơn các loại xe gắn máy khác. Ðó là chiếc Vespa Ý và sau đó là Vespa Pháp với giá rẻ hơn nhưng máy móc không tốt bằng của Ý. Giá một chiếc Vespa Ý khoảng 17, 18 ngàn trong khi một tô phở khoảng 5 đồng vào thời đó. Có thể nói, Vespa là sự đột phá với một bánh xe ‘sơ cua’ để đi những chuyến đường dài như ra tận Ô Cấp (Vũng Tàu).
Chiếc Vespa (tiếng Ý có nghĩa là con ong) có hai yên xe, một cho người lái và một cho người ngồi sau. Hai yên xe đó rất sát nhau nên người ngồi sau gần như kề vào lưng người ngồi trước một cách tự nhiên. Thế ngồi của các cô gái Sài Gòn trên chiếc Vespa hồi đó là hai chân để một bên, không ngồi hai chân hai bên như sau này. Chính cái thế ngồi hai chân một bên ấy đã đẩy thân hình cô gái nép sát người lái.
Còn gì thân yêu và trìu mến cho bằng cảnh đôi trai gái trên xe Vespa. Để cho được vững thì bàn tay mặt của cô gái đã tì lên phía sau yên người lái để cho cánh tay được thẳng mà chống đỡ cho cả thân hình. Hai chân cô thường vắt chéo lên nhau tạo cho cô cái dáng khép nép duyên dáng đáng yêu biết mấy trong những vạt áo dài nhấp nhô theo gió.
Nếu đã thân nhau, cô gái có thể tựa hẳn vào người lái, tì hẳn cái cằm của cô lên vai trái của chàng để mà thì thầm trò chuyện với nhau trên những con đường cây dài bóng mát. Ở những đôi tình nhân này, bàn tay và cánh tay phải của cô lại tì trên đùi người yêu, để mỗi khi nếu có gì không bằng lòng cô lại véo lên đùi trừng phạt…5933142386_3c2f5c3f8d_b
Vespa cũng có đối thủ, đó là Lambretta. Có tin đồn hãng nhập cảng độc quyền Lambretta trên đường Trần Hưng Ðạo là của bà Ngô Ðình Nhu nhưng Lambretta cũng không thể lấn át được Vespa vì kiểu dáng vẫn không độc đáo bằng Vespa mà lại kềnh càng hơn.
Cuối năm 1968 là một cuộc cách mạng xe gắn máy tại Sài Gòn với sự xuất hiện của xe Honda đến từ Nhật Bản với 2 kiểu dành riêng cho nam và nữ. Nam thì có SS50, S50 và nữ thì có Honda Dame C50.
Cũng vào năm này, từ Ban Mê Thuột, tôi đã tậu được một chiếc Honda SS50 với giá 36.000 đồng bằng tiền đi làm cho phái đoàn y tế Milphap. Một kỷ niệm khó quên với chiếc xe gắn máy mới mua không liên quan đến bản thân tôi mà lại dính dáng đến bố tôi. Một hôm ông đi thử xe trong công viên và bị ngã một cái nên thân. Số là Honda SS50 đòi hỏi sự kết hợp giữa tay trái bóp embraya và chân trái điều khiển cần số.
Tổng Cục Tiếp Tế, Bộ Kinh Tế, của nội các Nguyễn Cao Kỳ năm 1968 ào ạt nhập cảng xe gắn máy Honda về bán trả góp cho công chức và quân nhân. Thời gian đầu, phản ứng của dân Sài Gòn đối với Honda có phần dè dặt. Người ta còn chê “xe gì mà làm bằng mủ” vì Honda có vè và bửng làm bằng mủ cứng để xe nhẹ hơn nên dù máy cũng chỉ 49cc mà tốc độ lên tới 70, 80 km/giờ.
Chỉ sau ít tháng sau, Honda đã trở thành món hàng được giới tiêu thụ săn đón, mua đi bán lại với giá tăng vùn vụt vì thấy loại xe này tiện nghi hơn các loại gắn máy trước rất nhiều, tiếng máy nổ êm vì máy là loại ‘4 thì’.
Thêm vào đó, Honda còn có còi điện chạy bằng bình ắc quy. Tuy còi xe có hình dáng nhỏ bé nhưng kêu rất vang. Ngoài ra còn có hai cặp đèn hiệu (signal) trước và sau với hai kính chiếu hậu hai bên tay lái.
Khi vận hành lại có ba số (loại C50) hay bốn số (loại SS50). Hơn nữa xe Honda Dame C50 lại bán tự động nên rất dễ cho các bà các cô sử dụng. Ngồi trên chiếc Honda nhỏ bé nhưng người sử dụng thời đó lại có cảm tưởng như đang sử dụng xe hơi! Chỉ một năm sau các loại gắn máy của Nhật đã tràn ngập thành phố, không chỉ có Honda mà còn Suzuki, Yamaha, Bridgestone, Kawasaki.WP_20160104_16_16_54_Pro_LI (2)
Phong trào chơi xe gắn máy của tuổi trẻ Sài Gòn thời đó không chỉ là tháo bỏ ống hãm thanh mà còn “xoáy xy lanh” cho lòng phân khối của xe lớn hơn để đua nhau trên xa lộ Biên Hòa. Từ đó mới có danh từ ‘anh hùng xa lộ’ hay ‘yên hùng xa lộ’ để chỉ những tay đua bặm trợn, liều lĩnh phóng xe xả hết tay ga, luồn lách qua các hàng xe đang chạy, kể cả chui qua những chiếc xe be đang kéo những cây gỗ dài thượt.
Nhiều anh hùng còn ‘làm xiếc’ trên chiếc Honda như đứng thẳng trên yên xe hay nằm dọc trên chiếc xe đang chạy với tốc độ cao. Người Sài Gòn mỗi khi thấy xuất hiện những ‘anh hùng xa lộ’ này thường hốt hoảng tránh xa vì tai nạn thê thảm bất cứ lúc nào cũng có thể xẩy ra.
Ngày nay, giới trẻ còn dùng thuật ngữ ‘đi bão’ để chỉ những cuộc đua xe trên đường phố còn khủng khiếp hơn thế hệ cha anh hồi xưa. Ngoài việc xoáy xy-lanh để tăng tốc độ, chúng còn tháo hết bửng và vè xe, thậm chí còn không dùng đến thắng xe để… đến nhà thương cho thật nhanh!
Vào thời ấy, dân số Sài Gòn chỉ mới tròm trèm ba triệu người và số xe gắn máy cũng chỉ trên 700 ngàn chiếc nên đường phố còn rộng thênh thang. Trai gái có thể chạy vòng vòng hết Bonard ra Catinat, quành ra bờ sông, ghé vào Point des Blagueurs (Nhà hàng Cột cờ Thủ Ngữ) để “uống ly chanh đường cho thấy môi em ngọt” hay ghé quán kem Hà Nội, Mai Hương để nhìn trai gái tấp nập đi lên đi xuống dọc theo con phố Bonard. Lúc ấy tuổi trẻ gọi là “đi bát phố Bô Na”.
Xin trích thêm một đoạn nữa của Bảo Ninh ở bên kia chiến tuyến viết về lần đầu tiên được thấy xe Honda:
Xe máy của “nền văn minh Mỹ-ngụy”, tôi được thấy lần đầu tiên năm 1970 tại khu gia binh căn cứ biệt kích Đắc Xiêng. Một tay thiếu úy [ngụy] qua đêm ở nhà vợ, nghe pháo kích liền hộc tốc lên xe máy lao về đồn. Nhưng vừa phóng ra khỏi khoảnh sân trước nhà thì y dính đạn AK, văng khỏi yên. Chiếc xe quật mạnh xuống đường.
Khi chúng tôi xộc tới tay thiếu úy đã hết giãy, nhưng động cơ chiếc xe vẫn chạy, bánh sau xoay tít. Tôi không nhớ chiếc xe ấy mác gì, chỉ nhớ máy của nó tiếng rất giòn lại rất khẽ. Tiểu đội trưởng Thoại của tôi vực chiếc xe dậy, nói đùa: “Máy thế này mới là máy chứ, nghe cứ như là mợ nó rên lên trong lòng cậu nó!”. Chiếc xe đột ngột rống to, vùng khỏi tay Thoại, chồm ngược, đâm bổ vào tôi…

Thủ đô Sài Gòn ngày ấy lúc nào cũng đậm sắc màu áo lính. Từ những đại lộ chính cho đến hang cùng ngõ hẻm, ở đâu cũng thấy lính. Ra ngõ là gặp lính, nói theo kiểu sau 1975 người ta ca tụng Việt Nam ta ra ngõ là gặp anh hùng. Họ mang nhiều sắc áo, từ rằn ri cho đến bộ quân phục truyền thống của bộ binh và sau này đổi thành bộ 4 túi, áo bỏ ngoài quần.Redsvn-Saigon-1970-Jerry-Bosworth-01
Loại được mệnh danh là ‘lính kiểng’ như tôi hàng ngày đi đi về về giữa Trường Sinh ngữ Quân đội (TSNQĐ) và nhà trên chiếc Honda SS50, tối thỉnh thoảng vào trường ứng chiến, khi nào tình hình chiến sự căng thì cấm trại 100%.
Ứng chiến hay cấm trại trong trường chỉ là một hình thức họp mặt tán gẫu, đánh bài hay học thêm chứ nếu VC tấn công có lẽ chẳng biết xoay xở ra sao dù trường có phát cho mỗi người một khẩu Carbine với vài chục viên đạn.
Lâu lâu TSNQĐ lại có tên trong danh sách tuần tra khu vực quận 1 phối hợp cùng quân cảnh, cảnh sát đi lêu bêu ngoài đường nhìn thiên hạ qua lại. Thật khôi hài: anh lính quân cảnh và anh cảnh sát đeo súng ngắn còn anh sĩ quan TSNQĐ lại… sách khẩu Carbine! Một toán tuần tra như vậy thì làm thế nào để phân biệt TA và ĐỊCH giữa cảnh phố phường nhộn nhịp như mắc cửi?
Sau này ngồi nghĩ lại, quân lực VNCH có quá nhiều các động tác thừa nhưng lại cũng không ít những việc cần thì không làm. Phải chăng đó cũng là một trong những lý do khiến Sài Gòn và cả miền Nam bị sụp đổ.
Đa số các ông Tướng thì quên hẳn nhiệm vụ chính của mình là bảo vệ tổ quốc. Các ông chỉ tìm cách nhảy vào chính trị, quên hẳn chuyện nhà binh. Len lỏi vào chính trường được rồi là bắt đầu theo bè, kết đảng, đấu đá lẫn nhau vì danh vọng và vì quyền lợi riêng tư. Phải tự trách mình trước khi trách người khi vận nước ngày càng xấu đi!
Sài Gòn ngoài những lính ‘cơ hữu’ còn có sự xuất hiện của những người lính trận về nghỉ phép, họ thuộc đủ mọi binh chủng dữ dằn nhất như Nhảy dù, Biệt động quân, Biệt kích dù, Thủy quân lục chiến. Họ từ các mặt trận nóng bỏng, từ những nơi thần chết cận kề. Những người lính trận đó đi phép về Sài Gòn đa số đều mang một tâm trạng bất mãn trước cảnh ăn chơi xa hoa của thành phố.
Hồi đó, đã có lúc tôi nghĩ bức tượng người lính thủy quân lục chiến đặt trước Quốc hội hình như đang xung phong tấn công mấy ông dân biểu ‘xôi thịt’ ngồi trong đó! Lính trận như lạc lõng giữa một Sài Gòn phù phiếm nên thường nổi loạn bằng những cuộc ăn nhậu bất cần đời. Có khi những cuộc nhậu chỉ trả tiền bằng… trái lựu đạn đã rút chốt để trong ly rượu! Gặp những thực khách ‘liều mạng’ loại này, chủ quán thường áp dụng chiêu ‘dĩ hòa vi quý’ vì ‘tránh voi đâu xấu mặt nào’!
Đó là Sài Gòn thời chiến. Sài Gòn của những năm ‘xôi đậu’, của vàng thau lẫn lộn, của Cộng hòa chen lẫn VC. Người ta hối hả sống và làm giàu trước khi bị dính những mảnh đạn pháo kích vô tình. Hòn ngọc Viễn Đông đã thấm không biết bao nhiêu máu của người Sài Gòn cho đến ngày Sài Gòn đổi chủ!
Để chấm dứt đoạn viết về Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi… xin mượn 2 câu thơ dưới đây của Bùi Giáng, một nhà thơ ‘điên’ trong khi mọi người ‘tỉnh’. Nhưng cũng có thể nhà thơ ‘Giàng Búi’ hay ‘Bùi Giáng bán dùi’ lại rất ‘tỉnh’ vào lúc mọi người đang ‘điên’ vì cuộc sống ở Sài Gòn trong thời kỳ tao loạn:
Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi,
Đi lên, đi xuống đã đời du côn

Mẹo vặt

 

Đôi khi những công việc dọn dẹp tưởng chừng đơn giản đó lại ngốn của chúng ta rất nhiều thời gian. Dưới đây là một số mẹo vô cùng tiện ích giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Trong cuộc sống có những phiền toái nhỏ nhặt nhưng chúng ta thường hay gặp phải. Đôi khi những công việc dọn dẹp tưởng chừng đơn giản đó lại ngốn của chúng ta rất nhiều thời gian để cọ rửa và xử lý, nhiều khi cố gắng mãi mà mọi việc vẫn không thay đổi. Vì vậy xin giới thiệu với các bạn một số mẹo vô cùng tiện ích giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
1. Cách loại bỏ vết bẩn cứng đầu trong cốc
Chỉ cần dùng một ít kem đánh răng, một bàn chải đánh răng mọi thứ đã trở nên rất đơn giản.
chuyen gi xay ra khi cho 2 cuon giay ve sinh vao t

2. Bạn không biết làm thế nào để loại bỏ mùi hôi cống ở chậu rửa bát?
Lấy vỏ bưởi đun sôi với nước, sau đó lấy nước đó đổ vào đường thoát nước ở chậu rửa bát.
chuyen gi xay ra khi cho 2 cuon giay ve sinh vao t

3. Vòi nước kim loại lau mãi không sạch?
5 4
Cắt vỏ khoai tây, nhẹ nhàng lấy phần vỏ phía trong lau nhẹ nhàng, ngay lập tức vòi nước sẽ sáng bóng như mới.
4. Khó rửa sạch những cặn bã bám ở rổ nhựa?
Sử dụng dung dịch tẩy trùng thông thường và nước theo tỉ lệ 1: 200. Sau đó ngâm rổ nhựa vào trong hỗn hợp đó khoảng 2 giờ, tiếp đó rửa sạch lại với nước.
chuyen gi xay ra khi cho 2 cuon giay ve sinh vao t

5. Loại bỏ mùi hôi ở khăn
9
Rửa sạch khăn rồi nhúng vào trong nước nóng. Đổ thêm vào một chút muối hoặc giấm, sau 5 phút nhấc ra rửa sạch, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.
6. Làm thế nào giặt sạch những chiếc giẻ lau?
Thả miếng giẻ vào nồi nước, thêm vỏ trứng sống vào và đun sôi 6 phút, lấy ra rửa sạch lại và phơi khô.
chuyen gi xay ra khi cho 2 cuon giay ve sinh vao t

7. Khử mùi trong tủ lạnh
Đặt cuộn giấy vệ sinh vào trong tủ lạnh, giấy vệ sinh có thể hấp thụ những mùi dị thường, tự nhiên có thể loại bỏ mùi của tủ lạnh.
chuyen gi xay ra khi cho 2 cuon giay ve sinh vao t

8. Không bóc sạch được những miếng dán ở các đồ vật mới mua?
14
Dùng máy sấy tóc thổi vào chỗ dính, sau một lát liền dễ dàng bóc ra. Nếu vẫn còn chỉ cần dùng cái nhãn này dán ngược lại vài lần là được.
9. Thớt rất khó để làm sạch?
16
Đầu tiên rửa sạch thớt, sau đó rắc muối trắng lên mặt thớt, dùng bàn chải để cọ rửa. Sau nửa phút, rửa sạch lại với nước. Tiếp đó lại rắc giấm lên bề mặt thớt và để khô tự nhiên.
My My

Thơ vui Đá banh

Thơ đá banh giải Copa America và Euro 2016 được tổ chức tại Mỹ và Pháp

Giải Copa America 2016:

Xem Đội Colombia đá trận Bán Kết


Em vẫn cười vui dẫu có thua

Samba vẫn nhảy dưới trời mưa.

Hàng mi cong vút đường banh lạc

Ánh mắt đen tuyền tiếng trống khua.

Đầu trận đôi bên chơi chết bỏ

Cuối sân hai đội đá te tua.
Thắng thua em vẫn mừng cho đội
Vào bán kết là vui mút mùa.
Vinh Hồ
*Trận bán kết Chile - Colombia
Hiệp 1 Chile thắng 2-0.  Vì mưa lớn nên dời trận đấu đến 11:25 pm. Khán giả vẫn chờ để xem hết trận. Họ vẫn nhảy nhót vui mừng dưới mưa dù đội nhà đã thua 2-0. 
Mời xem 5 bức ảnh trích từ NET:
Spectators cheer before the start of a Copa America Centenario quarterfinal soccer match between Colombia and Peru, Friday, June 17, 2016, in East Rutherford, N.J. (AP Photo/Julio Cortez)

USA v Colombia, Copa America, Group A football match, Levi's Stadium, Santa Clara, America - 03 Jun 2016 Fans
Supporters of Argentina wait for the start of the Copa America Centenario football tournament match against Chile in Santa Clara, California, United States, on June 6, 2016.  / AFP / JOSH EDELSON        (Photo credit should read JOSH EDELSON/AFP/Getty Im
HOUSTON, TX - JUNE 21:  Argentina fans pose prior to a 2016 Copa America Centenario Semifinal match between Argentina and the United States at NRG Stadium on June 21, 2016 in Houston, Texas.  (Photo by Bob Levey/Getty Images)



EM CHỜ ĐỘI PHÁP
(Họa bài Xem Đội Colombia đá trận Bán Kết của thi sĩ Vinh Hồ )
Quyết lòng cố gắng thắng không thua
Tập luyện đêm ngày chẳng sợ mưa
Anh đợi người Hung rồi sáng lạn
Em chờ đội Pháp sẽ vang khua
Tấn công phòng thủ về còn chỗ
Chụp bắt phát banh đến hết tua
Chiếc cúp sắc vàng đang thách thức
Hỡi người cầu thủ đã lên mùa.
Trần Minh Hiền Orlando ngày 23 tháng 6 năm 2016

Uyên Thúy Lâm kính Họa đáp thơ VH Vinh Hồ

COLOMBIA TRẬN TỨ KẾT

Đội nhà dù sẽ thắng hay thua,
Tươi thắm dung nhan cả lúc mưa.
Diễm lệ tóc mây làn sóng cuốn
Long lanh mắt phượng trống chiêng khua. 
Hiệp đầu kết thúc thua hai trái
Trận cuối thẻ vàng phải bỏ tua. 
Sấm chớp đành dời lui trận đấu,
Tranh ba cùng Mỹ đẹp sang mùa. 

UYÊN THUÝ LÂM
  June 23, 2016






Quốc Thái xin cẩn hoạ thơ TS Vinh Hồ

Mỹ vào tranh ba
Tuyển Mỹ ngày mai dù phải thua*?
Colom hùng mạnh thắng như mưa?
Đoàn quân áo trắng không buồn, tủi,
Cổ động Cờ Hoa vẫn hát, khua.
Tranh giải hạng ba đâu có dở,
Quán quân giành cúp sẽ là tua.
Tứ hùng vào đến làm thành quả,
Lịch sử sang trang hẹn đến mùa.

*Tranh 3-4 với Colombia ngày 25/6/2016
QThai

BỒ ĐÀO NHA MAY MẮN (thơ Đường Luật)
(Portugal Croatia 1-0)
Bồ Đào (Nha) may mắn quá tay chừng
Chiến thắng Croatia quá đỗi mừng
Sút bóng trúng chân bay lãng đãng
Đánh đầu vô lưới nhảy tưng tưng 
Chưa thua bát kết như còn tiến
Không thắng vòng ngoài tưởng đã dừng
Số bảy Ronaldo cố gắng
Đội nhà đoạt cúp sẽ thành hưng 
Trần Minh Hiền Orlando ngày 25 tháng 6 năm 2016
__._,_.___
Đội Cờ Hoa thua trận "tranh hạng ba"
Xem đội Cờ Hoa tranh hạng ba
Suốt hai tăng vẫn cứ la đà.
Lề mề bỏ lỡ nhiều cơ hội
Quờ quạng đánh rơi mấy bó hoa.
Gần sát khung thành lại sút bổng
Ngay vùng cấm địa đá qua sà.
Bốn năm huấn luyện như chưa huấn
Có phải không ông nước chủ nhà.
Vinh Hồ
25/6/16
Mời xem 4 tấm hình trích từ NET:


A fan of Colombia waits for the beginning of a Copa America Centenario semifinal football match against Chile in Chicago, Illinois, United States, on June 22, 2016.  / AFP / Nelson ALMEIDA        (Photo credit should read NELSON ALMEIDA/AFP/Getty Images)

A Colombia fan cheers before a Copa America semifinal soccer match between Colombia and Chile at Soldier Field in Chicago, Wednesday, June 22, 2016. (AP Photo/Nam Y. Huh)


QThái xin cn hoạ lai bài "Đội Cờ Hoa thua trn "tranh hng ba"" ca TS Vinh H
Hn li ln sau
Đội Mỹ chê luôn cả gii ba,
Cho nên vào trvn lơ đà.
Trung phong bn pháo sai khuôn gỗ,
Hu vệ đưa banh trt giỏ hoa.
Lên đếđối phương lđá u,
Trở về khu cm mãi lo sà.
Cũng may kết quả là không-mt,
Hn li kỳ sau nhé cả nhà.!
QThái
CHIA BUỒN CÙNG MESSI
Đội Á Căn Đình tệ quá tay
Messi đá bóng để tung bay
Hè này bại nữa ôm sầu khổ
Năm ngoái thua rồi chịu đắng cay
Đứng nhứt đời đời đâu phải dễ
Về nhì mãi mãi có gì hay
Cuộc đời, bóng đá đều như vậy
Thất bại ê chề hận lắm thay
Trần Minh Hiền Orlando ngày 26 tháng 6 năm 2016
__._,_.___

Ngồi xem đội Mỹ


Ngồi xem đội Mỹ đá mà phiền

Mà trách cái ông huấn luyện viên.

Đánh lộn trong sân bị đuổi cổ

Phang bừa đối thủ ngã lăn chiêng.

Chuyền banh mười lượt chuyền sai chỗ
Sút bóng trăm lần sút chỉ thiên.
Kỹ thuật bao giờ bằng chúng bạn
Trận nào cũng bị công liên miên.
Vinh Hồ
24/6/16
Mời xem 5 tấm ảnh trích từ NET:
Supporters of Chile make a selfie before a Copa America Centenario football match against Argentina in Santa Clara, California, United States, on June 6, 2016.  / AFP / JOSH EDELSON        (Photo credit should read JOSH EDELSON/AFP/Getty Images)

Ecuador v Haiti, Copa America, Group B football match, MetLife Stadium, East Rutherford, USA - 12 Jun 2016 Fans

SANTA CLARA, CALIFORNIA - JUNE 06: Fans of Chile look to the camera during a group D match between Argentina and Chile at Levi's Stadium as part of Copa America Centenario US 2016 on June 06, 2016 in Santa Clara, California, US. (Photo by Omar Vega/Latin

Venezuela v Uruguay, Copa America, Group C football match, Lincoln Financial Field, Philadelphia, USA - 09 Jun 2016 Uruguay fan

 CHỚ CÓ PHIỀN
(Cẩn họa bài Ngồi xem đội Mỹ của thi sĩ Vinh Hồ)
Quý khán giả ơi chớ có phiền
Hãy dành trách cứ các quan viên
Tung hô sôi động khua đàn sáo
Cổ động nhiệt tình vỗ trống chiêng
Chạy chỗ nên tìm nơi ngắn ngủi
Dẫn banh phải biết ở trường thiên
Hoa Kỳ mai mốt hơn bè bạn
Sút bóng vô thành thắng dạ miên
Trần Minh Hiền Orlando ngày 14 tháng 6 năm 2016

Quốc Thái xin được cẩn hoạ thơ của VH Vinh Hồ

Túc cầu ngày hội
Cổ động nữ xinh không thấy phiền,
Cười tươi rạng rỡ cảm tình viên.
Người thon eo đẹp khua dàn trống,
Môi mộng mày đen gõ cặp chiêng.
Chụp ảnh cùng nhau vui tại chổ,
Quay phim chia sẻ sướng thăng thiên.*
Thắng thua nàng đã không quan trọng,
Ngày hội banh tròn được viễn miên.
QThai

*share to Facebook
LDPP xin họa bài " Ngồi Xem Đội Mỹ " :
                           KHUYẾN KHÍCH ĐỘI NHÀ
                        Ai chê đội Mỹ mới buồn phiền,
                        Khuyến khích gà nhà tớ hội viên.
                        Lúc thắng tung hô tay lẫn miệng,
                        Khi thua cổ vũ trống cùng chiêng.
                        Hăng say chiến đấu lòng kiên định,
                        Thất bại thành công ý tại thiên.
                        Cố đá, Hoa Kỳ tung hết sức,
                        Mai ngày danh tiếng mãi triền miên.
                                                                 LDPP 2016.


Cầu thủ và giai nhân



Chào mừng giải bóng tròn Copa

Người đẹp đến từ nhiều quốc gia.

Nhan sắc hớp hồn, hoa nguyệt thẹn

Thân hình bốc lửa, nhạn ngư sa.

Khán đài kiều nữ vừa hôn gió
Sân cỏ trung phong chạy hết ga...
Cầu thủ, giai nhân và trái bóng
Muôn đời còn mãi điệu Samba. 
Vinh Hồ
27/6/16

Mời xem hình trích từ NET:
worldcup3





Chile Thắng Trận Chung Kết Copa America
Ngồi xem trận chung kết Copa
Chile và Argentina.
Sống mái bốn tăng đá chết bỏ
Đối đầu một trận công tối đa.
Dài dài thẻ đỏ không khoan nhượng
Tới tắp thẻ vàng chẳng thứ tha.
Một trận đấu buồn không tỉ số
Phải nhờ năm quả rề mi fa...
Vinh Hồ
26/6/16
Mời xem 3 tấm ảnh trích từ NET:

SANTA CLARA, CALIFORNIA - JUNE 06:  A fan of Chile cheers for her team before a group D match between Argentina and Chile at Levi's Stadium as part of Copa America Centenario US 2016 on June 06, 2016 in Santa Clara, California, US. (Photo by Brian Bahr/L

FBL-COPAM2016-ARG-CHI
Fans của Argentina

Supporters of Chile wait for the start o
Fans của Chile


Quốc Thái xin cẩn hoạ bài thơ "Chile thắng trận chung kết" của TS Vinh Hồ

Chung kết Copa America
Qua rồi giải bóng đá Copa
Chile hạ Argentina
Lên xuống hai giờ không mệt mỏi
Lại qua suốt buổi chẳng rên đa
Thọt chân chèn gối xô nhau ngã
Nắm áo, kéo tay đẩy hỏng tha
Kết quả luân lưu mười một mét
Đoàn quân áo đỏ hát đồ fa
QThai
VHo cáo lỗi quý VH


Iceland viết chuyện thần kỳ



Iceland dân chỉ ba trăm ngàn

Băng đảo trơ vơ giữa biển hàn.

Dự giải Euro lòng dũng cảm

Vào sân Pháp Quốc chí hiên ngang.

Xông pha làm được điều hi hữu

Chiến đấu viết nên trang sử vàng.

Thắng đội Ăng Lê: chuyện cổ tích  

Bất ngờ lớn nhất giải: Iceland.

Vinh Hồ

27/6/16



-Đội Iceland thắng Anh 2-1 vòng 16 được vào Tứ kết giải Euro 2016, đây là 1 kỳ tích đi vào lịch sử không chỉ bóng tròn mà cả nước Iceland nữa. Đội Iceland đã từng đánh bại Hà Lan ở vòng loại.

Mời xem hình trích từ NET:

Miss Iceland 2015




Đội Tây Ban Nha trở thành Cựu vương



Một thời vang bóng đã trôi qua

Phong cách Ti-ki cũng vắng, xa.

Năm ngoái Hà Lan cho nhặt bóng

Trưa nay Đội Ý tiễn về nhà.

Bởi ban lãnh đạo còn say ngủ

Vì huấn luyện viên đã quá già.

Tre lụi tàn, mà măng chẳng mọc

Trong sân lủi thủi Iniesta.



Vinh Hồ

28/6/16
*Tây Ban Nha thua Ý 2-0 ở vòng 16
Mời xem hình trích từ NET:

hot female fans at Euro 2016

cute female euro fan

Female Euro 2016 fan

Euro 2016 Female fans


Chúc Mng Chile

Chile ln na li vinh quang
Bo vệ thành công chiếc cúp vàng
Cu thủ reo vui lên nhn gii
Hun viên mng rỡ đến ôm choàng
Khán đài rn rã muôn li chúc
Đất nướđì đùng vn pháo vang
Chờ đón đội banh từ Mỹ quc
Người về ca hát tic liên hoan
QThai

Chile lại tiếp tục đăng quang
Họa thơ VH Quốc Thái

Chile lại tiếp tục đăng quang 
Đoạt giải Copa, bợ cúp vàng.

Thắng chiếc giày vàng... bè bạn siết
Thắng luôn quả bóng... người yêu choàng.
Giữ ngôi vô địch ngàn hoa nở
Thêm chiếc găng tay tiếng trống vang.
Đất nước đang tưng bừng mở hội
Samba cuồng nhiệt và hân hoan.
Vinh Hồ
28/6/16

 Chile's goalkeeper Claudio Bravo holds the trophy after winning the Copa America Centenario final by defeating Argentina in the penalty shootout.
Chile's Edson Puch holds up the championship trophy after the Copa America Centenario championship soccer match.

worldcup11



Đội nào vô địch giải Euro 2016 ?


Đội nào vô địch Euro đây?

Thật khó mà tiên đoán rủi may.

Trái bóng chưa lăn ai biết được?

Hồi còi còn đợi cuộc vần xoay.

Đại gia bốn nước chơi bay bướm
Nhược tiểu ba vùng đá tuyệt hay.
Chiếc Cup đang chờ bàn tay ngọc
Đăng quang, tình chất ngất men say.
Vinh Hồ
28/6/16
Mời xem hình trích từ NET:
 ngam-style-mac-dep-cua-cac-fan-nu-euro-2016-6

fan nữ nóng bỏng, euro 2016, nữ cđv xinh đẹp

fan nữ nóng bỏng, euro 2016, nữ cđv xinh đẹp

fan nữ nóng bỏng, euro 2016, nữ cđv xinh đẹp
 Quốc Thái mê cỗ xe Đức từ hồi còn nhỏ nên lúc nào cũng ủng hộ Đức. Kỳ nầy cũng vậy, và hơn thế nữa, QThai mong Đức sẽ giành lấy cúp vàng kỳ tranh tài nầy. Vì vậy QThai xin có bài cẩn hoạ theo TS Vinh Hồ dưới đây.
Đức sẽ lên ngôi


Đức giành gii nht Euro đây,
Gặp phải thành Rome  vn may.
Tuyn Ý yếu cơ trong cuđấu,
Xe tăng dũng mãnh thế cờ xoay.
Vào vòng bán kết chơsung sức,

Đến trn quán quân đá thit hay.
Lãnh trn nim vui và chiến thng,
Ngp tràn hnh phúc ln mê say.

QThai

 Giai nhân tham dự giải Euro



Giai nhân tham dự giải Euro

Ngồi chật như sen kín mặt hồ.
Mắt biếc đam mê ngời điệu vũ
Tóc vàng buông xõa thắp vần thơ
Bàn tay nà nuột hồn rung động
Nhan sắc kiêu sa dạ ngẩn ngơ.
Hiện diện cho đời thêm ý nghĩa
Cho mùa Hạ đẹp những đường tơ.
Vinh Hồ
28/6/16

Mời xem hình trích từ NET:




Cổ động viên nữ 
QThai xin được phép cẩn hoạ bài thơ của TS Vinh Hồ 
Tranh tài bóng đá tại Euro, 
Người đẹp về đây kín cả hồ. 
Nhân dáng xinh tươi nhìn bốc lửa, 
Mắt môi mơ mộng thấy bừng thơ. 
Tóc vàng eo nhỏ lòng xao xuyến, 
Thân thể mi-nhon não khó ngơ. 
Tụ họp chung vui cùng chúng bạn, 
Cho đời thơm ngát những hương tơ. 
QThai 

Round 16
Tung cánh bay cao những Đại bàng
Đi vào tứ kết thật hiên ngang
Hai giờ chiến đấu không khoan nhượng
Dũng mãnh ghi tên lên bảng vàng

Trận đấu cam go chưa thắng bại
Luân lưu dứt điểm tuyển Ba Lan
Tràn dâng hạnh phúc ngày vui mới
 Mai lại về quê hát khải hoàn
QThai

Cac co dong vien Ba Lan va doi tuyen
(anh tu Internet)


Chúc mừng cầu thủ có tên Bale
Và cả đội banh của xứ Wales
Đánh bại Ailen vào tứ kết
Vinh quang về đến, mộng mang theo

Quaresma ghi bàn thắng vàng
Bồ vào tứ kết gặp Ba Lan
Croatia bỗng nhiên đành thua trận
Xách gói về nhà dạ bất an




Pháp-CH Ailen 2-1

Phạm lỗi sai lầm dẫn một-không

Chú gà trống Pháp quyết lên công

Đã bơi ngược dòng lập thành tích

Loại khỏi Ailen (CH) vào đến trong (tứ kết)


Germany-Slovakia 3-0
Xe tăng Đức một ngày xông xáo
Đã vào sân nấu cháo đối phương
Slovakia thôi hết đường
Nên đành cuốn gói...phi trường về quê
Bỉ-Hungary 
Con quỷ đỏ một ngày hung hãn
Đã tiễn Hung với vạn nỗi sầu
Về nhà ôm nỗi buồn đau
Thôi đành hẹn lại lần sau lên đài
QThai
Ý trả nợ Tây Ban Nha


Ý đẩy Bò Tót thành cựu vương
Ngày mai khan gói để lên đường
Về quê nghĩ ngơi và chuẩn bị
Tranh tài World Cup lại là vương


Iceland hạ gục Anh


Iceland lên bóng thiệt là nhanh
Tung lưới san bằng đội tuyển Anh
Và dẫn một bàn sau ít phút
Tiễn ông lớn về uống nước chanh
QThai

Chờ xem vòng Tứ Kết Euro 2016

Tám đội từng lên thác xuống gành
Vẻ vang vào Tứ Kết tung hoành.
Đại gia Đức, Ý không lùi bước
Cường quốc Bỉ, France chẳng hổ danh
Băng Đảo, Ba Lan thề chiến đấu
Xứ Wales, Bồ quốc quyết tranh giành
Mong sao Poland, Wales, Băng Đảo
Viết tiếp chuyện thần kỳ liệt oanh.
Vinh Hồ
29/6/16

Mời xem hình trích từ NET:
-Miss Iceland 2015 cũng là Hoa hậu EURO 2016 vừa chúc mừng Đội Iceland thắng Anh.

Người đẹp Iceland giành danh hiệu Hoa hậu EURO 2016 - ảnh 2
Miss Iceland 2015 cũng là Hoa hậu EURO 2016 tổ chức tại Đức vào đầu năm 2016.

Hoa hậu EURO 2016 chúc mừng Iceland - ảnh 2
Miss Iceland 2015 cũng là Hoa hậu EURO 2016

nhan sac "hut hon" cua hoa hau euro 2016 hinh 4
Miss Iceland 2015 cũng là Hoa hậu EURO 2016

Miss Iceland 2015 cũng là Hoa hậu EURO 2016

Quốc Thái xin cẩn hoạ bài thơ "Chờ xem vòng chung kết..." của TS Vinh Hồ


Chung kết Euro 16
Vinh quang đoạt giải như lên gành
Bộ tứ nay mai sẽ đáo hoành
Băng Đảo khắp nơi khen chiến tích
Xứ Wales thế giới nể ghi danh
Vô vòng tứ kết đầy kiêu hãnh
Đi tiếp vào trong đủ sức giành
Đức, Pháp, Bồ, Ba, và Bỉ, Ý
Làm nên lịch sử đẹp vàng oanh
QThai


 LDPP kính họa với tựa đề :
                    MONG KỲ TÍCH EURO 2016
                 Như suối như sông lắm thác ghềnh,
                 Quả da lúc xuống lúc tung hoành,
.                Euro hăm bốn vì sao giống,
                 Tứ kết tám tròn dũng sĩ danh.
                 Ý,Đức,Pháp,Bồ đô vật chiến,
                 Wales,Pol,Băng,Bỉ ngựa ô giành.
                 Mong sao tiểu quốc lập kỳ tích,
                 Châu chấu thắng xe mới liệt oanh !
                                                        LDPP2016.

Các trận Tứ Kết Euro 2016

Bồ Đào đá Ba Lan 
Quaresma ghi tên bảng vàng
Bồ vào bán kết thật hiên ngang
Lách mình may mắn qua khe hẹp (vòng bảng)
Nay lại ước mơ lãnh cúp vàng
QThai

Chúc mừng Bồ Đào Nha, chia tay Ba Lan. Hẹn gặp lại

Bồ với Ba
Hôm nay Ba đấu với Bồ
Ai ai cũng muốn lấy Bồ bỏ Ba
Tàn canh Ba phải về nhà
Còn lại Bồ đỏ cùng ta vui mừng
QThai
Wales-câu chuyện thần tiên (thắng Bỉ 3-1) 

Xứ Wales lại viết chuyện thần tiên
Đại thắng liệt oanh tiễn Bỉ liền
Lội ngược dòng làm nên chiến tích
Bale cùng đồng đội thắng triền miên
QThái

Đức và Ý

Đức Ý hôm nay đã xuống sân
Đá lên lừa xuống lại xà quần
Vờn banh tìm kiếm ghi bàn thắng
Kết quả hoà nhau thêm một lần

Thắng bại phân nơi chấm phạt đền
Đức vào bán kết thiệt là hên
Luân lưu đá thắng hơn một quả
Ý phải về quê...lòng nhẹ tênh
QThai
Đức thắng Ý bằng đá phạt luân lưu 11m đầy kịch tính

Pháp tin Iceland

Pháp thng Iceland giương thng c
Vào vòng bán kết thit ngon ơ
Năm-hai kết quả cho chung cuc
Kẻ khóc người vui...chuyở đời
QThai

Bán kết Euro 16
Bồ Đào Nha tiễn Wales

Bồ Đào đụng xứ Wales
CR 7 gặp Bale
Tặng bạn hiền hai quả
Mộng vô địch mang theo
(Bồ Đào Nha thắng Wales 2-0)
QThai

Gà trống ủi Xe tăng

Gà trống Pháp hung hăng
Ủi sập cổ Xe tăng
Giành quyền vào chung kết
Giấc mơ sắp thành chăng?
(Pháp thắng Đức 2-0 giành quyền vào chung kết sau 16 năm chờ đợi)
QThai

Ai là nhà vô địch?

Pháp Bồ sẽ gặp nhau
Những đường banh đổi trao
Tấn công và phòng thủ
Chiến thắng cúp giơ cao
QThai


Chung Kết Euro 16


Đội tuyn Bồ Đào luôn gp may
Đá xong mùa gii cũng không hay
Lách mình lđược qua khe hp
Chiến thng đối phương trong tc tay


Vào đến chung kết gđội Pháp
Vn may lđến khi ngi ngáp
Sút banh tung lưới ghi thành tích
Bợ ly cúp vàng...trả nợ Pháp
QThai

Bất ngờ lớn: Xứ Wales thắng Bỉ


Xứ Wales thắng đội Bỉ ngon ơ

Tứ kết lại thêm một bất ngờ.

Vở kịch thần kỳ vui tựa pháo

Bài ca cổ tích đẹp như mơ.

Đại gia lắm lúc toi luôn cá

Nhược tiểu đôi khi đoạt cả lờ.

Nhân loại tự san bằng khoảng cách

Ngày nay bóng đá tiến từng giờ.

Vinh Hồ

5/7/16

-Wales có diện tích thua tiểu bang Massachusetts, USA, đã gần nửa thế kỷ không vượt qua vòng loại, đây là lần đầu tiên trong lịch sử thắng Bỉ vào bán kết Euro 2016.

emily-7829d
  Emily Vanhoutte, Hoa hậu Bỉ năm 2014.
 Elizabeth Moulds - Hoa hậu Xứ Wales 2012 cũng là Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu thế giới 2012.


Defeated by Italy, Spain shows golden era is gone for good

Chiến thắng ngọt ngào thay đội Bồ!


Chiến thắng ngọt ngào thay đội Bồ!
Đăng quang vô địch giải Euro.
Hồi hương chào đón như danh tướng
Về nước diễn hành khắp thủ đô. 
Cung điện tông tông mừng tiếp kiến
Phố phường dân chúng đứng hoan hô.
Ngoan cường phòng thủ tinh thần thép
Chớp nhoáng phản công đạt ước mơ.
Vinh Hồ
11/7/16
​Tuyển Bồ Đào Nha tưng bừng về nước
Chiếc xe Bus chở đội Bồ diễn hành tại phố Lisbon, Ảnh Reuters

Rafaela Sofia Pardete: Miss World Portugal 2015.


Miss Portugal Universe 2014 Patrícia da Silva.
Euro 16: bất ngờ tiếp bất ngờ

Lạ lùng quyến rũ của Euro
Là sự bất ngờ tiếp bất ngờ.
Nhà báo bói sai lầm vớ vẩn        
Chuyên gia đoán trật lất ầu ơ.
Siêu sao nhỏ lệ rời sân sớm
Thần tượng sút banh lọt hướng mô?
Cầu thủ chuyên ngồi ghế dự bị (*)
Làm nên lịch sử đẹp như mơ.

Vinh Hồ 11/7/16
(*) Eder ngồi ghế dự bị vào sân thay người đã ghi bàn thắng ở phút 109 của trận chung kết, 28 tuổi, cao 1,88m, sinh ra ở Guinea-Bissau, đất nước giáp biên giới Senegal và Guinea, đã chuyển đến sống ở Bồ Đào Nha từ khi còn nhỏ. 
Pha làm bàn lịch sử của Eder
Pha làm bàn lịch sử của Eder



Nhìn Lại Euro 2016
 
Suốt giải, khán đài cứ véo von
Kèo trên cứ lần lượt đi đoong.
Đương kiêm vô địch Âu châu rớt!
Kể cả cup vàng Thế giới toong?
Tuyển Ý tiễn Ban Nha xuống bến
Xứ Wals mời Đội Bỉ lên boong,
Có ai tin tưởng Bồ vô địch?
Cá độ bao người ruột héo hon.
Vinh Hồ
10/7/16



 Trận Chung Kết Chán Phèo

Chung kết Euro xem chán phèo
Đá hoài ba hiệp thấy buồn teo.
Chém đinh, tiền đạo rời sân cỏ
Chặt sắt, siêu sao xổ chữ lèo.
Phòng thủ kiên trì, thời lại đỏ
Tấn công tới tấp, vận rơi vèo.
Ông Thần may mắn chơi khoăm thật!
Cho đội chủ nhà xui mấy keo.

Vinh Hồ
10/7/16