4 SAI LẦM SỨC KHOẺ BẠN PHẠM HÀNG NGÀY
Trần Minh Hiền Orlando ngày 25 tháng 4 năm 2016
(Dịch từ trang 89 sách The Big Book of Uncommon Knowledge của Jeff Csatari: 4 Health Mistakes You Make Daily)
1. Bạn Đánh Răng sau khi ăn sáng:
Nhưng đồ ăn nhiều acid như trái cây hoặc nước juice có thể làm suy yếu men răng. Đánh răng ngay sau khi ăn những thức ăn này sẽ làm vàng răng, nứt răng, và mẻ răng. Thay vì đánh răng ngay, bạn uống nước lạnh, đợi 40 phút, sau khi nước bọt đã trung hoà hết acid thì mới đánh răng.
2. Bạn Hâm Đồ Microwave bữa ăn trưa trong bọc nhựa:
Ngay cả những bọc nhựa không có BPA, chất phthalate vẫn thẩm thấu độc hại vào thức ăn của bạn làm biến đổi hormone. Hâm thức ăn trong chén, tô.
3. Bạn Lái Xe Ngay Về Nhà Sau Happy Hour ( Uống Bia Rượu Ở Bar)
Những người có nồng độ bia rượu trong máu khoảng 0.01% ( ít hơn mức 0.08%) có nguy hơn cao hơn 46% so với người thật say, một nghiên cứu của Đại Học UC San Diego cho biết. Hãy ăn trước khi uống rượu bia, và đợi một thời gian trước khi lái xe về nhà.
4. Bạn Kiểm Tra Email trước khi đi ngủ:
Những nhà quản lý thường kiểm tra email trước khi đi ngủ thường thức dậy mệt mỏi, một nghiên cứu của Đại Học University of Florida cho biết. Nhiều nghiên cứu khác cho thấy ngủ ít gia tăng nguy cơ bị stroke tai biến mạch máu não. Sau 9 giờ tối cần tắt hết tivi, internet và tất cả email notification.
Trần Minh Hiền Orlando ngày 25 tháng 4 năm 2016
Thursday, April 28, 2016
4 SAI LẦM SỨC KHOẺ BẠN PHẠM HÀNG NGÀY
Wednesday, April 27, 2016
Câu chuyện lương tri với người Việt
Đến Nhật Bản từ năm 1968, đến nay ông Phúc đã trở thành một doanh nhân thành đạt nhờ chế tạo thành công máy hỗ trợ hô hấp, cứu sống hàng triệu trẻ em sinh thiếu tháng trên thế giới.Năm 1984, ông Phúc thành lập Công ty sản xuất thiết bị y tế Metran (thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama, Nhật Bản) chuyên sản xuất máy hỗ trợ hô hấp. Trải qua hơn 20 năm phát triển, máy thở cao tần số do công ty ông Phúc chế tạo được sử dụng trong hơn 90% phòng điều trị dành cho trẻ sơ sinh tại Nhật, cứu được tính mạng của nhiều trẻ sinh non hoặc thiếu cân. Máy này cũng đang được sử dụng tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.Ông Nguyễn Ngọc Phúc, doanh nhân gốc Việt thành công nhờ chế tạo máy hỗ trợ hô hấp.Ảnh: NHKCông ty của ông chỉ có 38 nhân viên, song đã cung cấp hàng triệu chiếc máy hỗ trợ hô hấp ra thị trường. Mỗi máy hô hấp nhân tạo có gắn ống thở, màn ảnh ghi số và tình trạng hô hấp của bệnh nhân. Máy hô hấp nhân tạo của công ty chế tạo rất đặc biệt, được đánh giá cao về chỉ số an toàn.Ông Phúc cho biết, những máy hô hấp thông thường dùng áp lực để dẫn khí vào phổi để bệnh nhân thở được. Những trẻ sinh non, phổi chưa phát triển đầy đủ nên phương pháp dùng áp lực này có thể khiến phổi bị tổn thương. Một cách khác là dùng áp lực không khí thấp như dùng oxy nồng độ cao. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mù mắt.Máy hô hấp nhân tạo do ông sản xuất, sử dụng một động cơ tạo ra những dao động giống như sóng trong không khí với tần số khoảng 900 lần một phút. Điều này giúp không khí khuếch tán vào trong phổi một cách tự nhiên. Nhờ đó, sẽ giảm nguy cơ để lại di chứng cho trẻ."Việc chữa cho một bệnh nhân có thể ra viện đó là thành công. Đối với tôi, đứa trẻ đó còn nguyên cả một cuộc đời dài của nó. Nếu bị di chứng, nó có thể phải sống khổ sở cuộc đời còn lại. Cái đó khiến tôi miệt mài nghiên cứu dùng phương pháp làm sao để nó không bị di chứng, chữa làm sao để những đứa trẻ được sống cuộc đời hạnh phúc về sau. Đó mới thực sự là thành công", ông Phúc bày tỏ.Ông Phúc sinh tại Huế và đến Nhật năm 1968. Lúc đó, Việt Nam còn bị chia cắt bởi chiến tranh, ông từ miền Nam đi du học Nhật Bản. Mục tiêu của ông là học xong sẽ quay về làm ăn ở Việt Nam. Khi vào đại học, ông chọn ngành hóa. Nhờ cha mẹ làm ăn khấm khá, ông Phúc được chu cấp đầy đủ, nên bước đầu việc du học có cuộc sống thoải mái. Thế nhưng không bao lâu, công việc làm ăn của cha mẹ ông thất bại, ông chủ động nói với cha mẹ không phải gửi tiền cho mình nữa và tự đi làm những công việc ngoài giờ để kiếm sống.Ông trải qua đủ các công việc làm thêm ở quán cà phê, bán bánh kẹo, công nhân xây dựng, tiệm hớt tóc. "Đó là một cái điều không may nhưng nhờ tự lập tôi lại biết được xã hội Nhật nhiều hơn các du học sinh khác. Khi đi làm, tôi đã hòa mình vào nhịp sống thực sự của người Nhật. Năm thứ 3 đại học tôi đã biết tự kinh doanh riêng", ông kể.Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Phúc làm cho một công ty sản xuất thiết bị y tế. Ông kết hôn với một phụ nữ Nhật và có một đứa con. Khi đó, vợ chồng ông đã chuẩn bị trở về Việt Nam để bắt đầu công việc kinh doanh. Tuy nhiên, một vài kế hoạch thay đổi bởi tình hình ở Việt Nam, ông Phúc đã quyết tâm ở lại Nhật.Chuyện nghiên cứu, chế tạo máy hô hấp nhân tạo đến với ông khá tình cờ. Thời đó, các bệnh viện Nhật Bản dùng các máy hô hấp nhận tạo do nước ngoài sản xuất. Ông Phúc đọc rất nhiều luận văn nước ngoài liên quan đến máy hô hấp nhân tạo. Trong đó, ông phát hiện một luận văn đề ra phương pháp mới trái ngược với những quan niệm trước trong ngành y.Ông quyết tâm chế tạo máy hô hấp này và nhờ khoa y của một trường đại học tại Nhật giúp đỡ để thực hành. Ông học hỏi mọi điều từ cơ cấu hô hấp cho đến nhu cầu chữa trị của bệnh viện.Năm 1984, vợ chồng ông Phúc thành lập công ty hiện này và hoàn thành máy hô hấp nhân tạo cao tần số. Cũng trong năm đó, Viện nghiên cứu y tế của Mỹ tổ chức cuộc thi về các lò máy hô hấp nhân tạo dành cho trẻ sơ sinh và máy của ông Phúc đạt giải tối ưu. Sau đó, viện nghiên cứu này đã đặt mua 85 máy.Công ty của ông Phúc đi tiên phong trong ngành chế tạo máy hô hấp nhân tạo của Nhật Bản và hiện đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh này. Công ty ông đã đoạt nhiều giải thưởng sáng tạo và được Nhật Hoàng đến thăm năm 2012"Tôi không thể tưởng tượng được, công ty nhỏ, người giám đốc lại đến từ Việt Nam mà được vinh dự đón Nhật Hoàng tới thăm và khen ngợi vì đã cứu được nhiều trẻ em trên thế giới", ông Phúc tự hào.Năm 2014, ông Phúc được bầu làm Chủ tịch của công ty. Hiện ông đang truyền đạt lại toàn bộ bí quyết kinh doanh và các mối quan hệ cho vị giám đốc mới người Nhật."Chủ tịch Phúc là một nhà phát minh, dù vấn đề có khó đến đâu ông luôn cho rằng vẫn sẽ có cách giải quyết mà người ta chưa tìm ra. Ông không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi tìm ra giải pháp mới thôi. Ông góp ý tích cực cho các nhân viên, không bao giờ phiền trách dù nhân viên đó làm sai", vị giám đốc công ty cho hay.Khi công việc áp lực, ông Phúc chọn cách đi du lịch, chụp ảnh thiên nhiên và chơi với các cháu nội của mình. Năm 2012, ông Phúc lập cơ sở tại Việt Nam nhằm đào tạo và tuyển dụng nhân sự viết phần mềm và chế tạo máy hô hấp. Ông muốn chuyển giao cho Việt bí quyết chế tạo cũng như triết lý kinh doanh."Tôi muốn truyền đạt lại bí quyết cho Việt Nam vì tôi sinh ra ở đây và trưởng thành, học hỏi ở Nhật Bản. Tôi muốn trả ơn cho đất nước Nhật Bản và Việt Nam", ông Phúc chia sẻ.Khi được hỏi về bí quyết thành công, ông Phúc cho rằng cần phải cố làm một việc thật tốt, có ý chí mạnh mẽ, sự khiêm tốn, theo đuổi đến cùng con đường mình đã chọn.***
Mya Le Thai: phát minh ra những cục pin bền trọn đời.
Mya Le Thai: phát minh
ra những cục pin bền trọn đời.
Mya Le Thai
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại Học University of California, Irvine (UCI) vừa khám phá ra cách gia tăng sức mạnh của những dây nano có thể được dùng để tạo ra những cục pin lithium-ion bền đến mức hầu như không bao giờ hỏng.
Mya Le Thai và cùng phát minh sẽ làm thay đổi thế giới.
Người đứng đằng sau khám phá quan trọng có tính cách mạng trong kỹ nghệ pin điện này là cô Mya Le Thai, một nghiên cứu sinh gốc Việt đang chuẩn bị lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học UCI.
Từ lâu nay, các nhà nghiên cứu vẫn tìm cách sử dụng dây nano trong pin điện, bởi vì những sợi này mỏng hơn sợi tóc người hàng ngàn lần, có tính dẫn điện tốt và có diện tích bề mặt lớn để chứa cũng như truyền hạt điện tử. Vấn đề họ gặp phải chính là, dây nano cực kỳ mỏng manh và nhanh chóng bị phá hủy sau nhiều lần mất điện và nạp điện.
Mya Le Thai giải bài toán về tính dễ vỡ này bằng cách bọc một sợi nano vàng trong một lớp vỏ manganese dioxide, rồi gói toàn bộ trong một chất điện phân làm bằng một chất gel giống như Plexiglas. Kết hợp này đã giúp cho sợi nano bên trong trở nên bền vững hơn nhiều lần.
Phát minh này được công bố hôm Thứ Năm tuần này trong Bản Tin Năng Lượng của Hiệp Hội Hóa Học Mỹ.
Bản tin dẫn lời ông Reginald Penner, Trưởng khoa Hóa Học tại UCI, nói rằng trong những thí nghiệm của mình, Mya Le Thai đã nạp đi nạp lại cấu trúc sợi nano do cô chế tạo hàng trăm ngàn lần. Ông Penner cho biết, thông thường loại sợi này chỉ nạp chừng 6-7,000 lần là bị hủy.
Kết quả của phát minh này là những cục pin điện bền cả một đời người sẽ được dùng trong máy điện toán, điện thoại thông minh, đồ gia dụng, xe hơi và cả phi thuyền.
Mya Le Thai đã nghiên cứu về công nghệ nano trong chương trình cử nhân tại Đại Học UCLA. Cô làm trưởng phụ tá giáo sư tại UCI trong hơn 2 năm sau đó. Năm 2015, cô đến Washington D.C. làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Năng Lượng Tiên Phong thuộc Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ, trước khi trở về lại UCI đảm nhận một số công việc tổ chức cho các ban nghiên cứu về công nghệ nano cho trường đại học.
Hiện nay Mya Le Thai đang theo đuổi chương trình Tiến Sĩ Hóa Học Vật Lý tại UCI.
Nhất Lang
***
UCI chemists create battery technology with off-the-charts charging capacity
Irvine, Calif., April 20, 2016 — University of California, Irvine researchers have invented nanowire-based battery material that can be recharged hundreds of thousands of times, moving us closer to a battery that would never require replacement. The breakthrough work could lead to commercial batteries with greatly lengthened lifespans for computers, smartphones, appliances, cars and spacecraft.
Scientists have long sought to use nanowires in batteries. Thousands of times thinner than a human hair, they’re highly conductive and feature a large surface area for the storage and transfer of electrons. However, these filaments are extremely fragile and don’t hold up well to repeated discharging and recharging, or cycling. In a typical lithium-ion battery, they expand and grow brittle, which leads to cracking.
UCI researchers have solved this problem by coating a gold nanowire in a manganese dioxide shell and encasing the assembly in an electrolyte made of a Plexiglas-like gel. The combination is reliable and resistant to failure.
The study leader, UCI doctoral candidate Mya Le Thai, cycled the testing electrode up to 200,000 times over three months without detecting any loss of capacity or power and without fracturing any nanowires. The findings were published today in the American Chemical Society’s Energy Letters.
Hard work combined with serendipity paid off in this case, according to senior author Reginald Penner.
“Mya was playing around, and she coated this whole thing with a very thin gel layer and started to cycle it,” said Penner, chair of UCI’s chemistry department. “She discovered that just by using this gel, she could cycle it hundreds of thousands of times without losing any capacity.”
“That was crazy,” he added, “because these things typically die in dramatic fashion after 5,000 or 6,000 or 7,000 cycles at most.”
The researchers think the goo plasticizes the metal oxide in the battery and gives it flexibility, preventing cracking.
“The coated electrode holds its shape much better, making it a more reliable option,” Thai said. “This research proves that a nanowire-based battery electrode can have a long lifetime and that we can make these kinds of batteries a reality.”
The study was conducted in coordination with the Nanostructures for Electrical Energy Storage Energy Frontier Research Center at the University of Maryland, with funding from the Basic Energy Sciences division of the U.S. Department of Energy.
Tuesday, April 26, 2016
Ðừng được nắng rồi... quên mưa".
( STEVE HOÀ PHẠM )Ðừng được nắng rồi... quên mưa".
Anh là người con trai duy nhất của gia đình vượt biển tìm tự do, tưởng chết sau nhiều ngày lênh đênh trên biển dữ.
Anh tỉnh dậy và thấy mình đang nằm trên vai một người mặc chiếc áo đồng phục Hội Hồng Thập Tự. Người ấy xốc anh lên, chạy dọc theo ven biển của đảo xanh.
Sống sót, được một gia đình cư dân Mỹ nhận làm con nuôi, Steve Hòa Phạm đi học, đi làm. Dấu hiệu chữ thập đỏ trên chiếc áo ân nhân in đậm trong trí nhớ đã thúc đẩy anh lao vào công việc thiện nguyện ngoài giờ làm ở hãng, đêm đêm xách nôi hai con nhỏ đi họp thay vợ bận đi làm.
Có người bảo ra ứng cử vào hội đồng thành phố nhưng anh nói "không". Anh thật sự hài lòng khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự Hoa Kỳ năm 2005, một nghề "tiền ít, việc nhiều". Anh hạnh phúc vì người bạn đời của anh không ngăn cản chồng ngày đêm lo lắng cho người khác, nhất là cộng đồng Việt Nam mình. Chị hiểu anh rất rõ: một người sẵn lòng sống chết với tha nhân, ngoài trách nhiệm trước hết đối với vợ con.
Xưa...
Tôi còn nhớ, vào mùa Thanksgiving, một gia đình Mỹ đến trại tị nạn mở rộng vòng tay đón tôi về nhà. Buồn cười là thấy tôi đi một mình, lúc đó tôi khoảng 19 tuổi, phái đoàn Mỹ hỏi "sao mày đi một mình?". Một lý do thôi, tôi một mình vượt biển sau năm 1975 trong khi bố và anh ruột - những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa - đang ở tù cải tạo.
Tôi đến Mã Lai, được phái đoàn Mỹ phỏng vấn, chấp thuận cho chuyển trại đến Phi Luật Tân rồi sang Nam California. Cám ơn đất nước này rất nhiều, cám ơn những người sẵn sàng cưu mang tôi mặc dù họ không biết tôi là ai. Tôi cám ơn thượng đế cho tôi đến được mảnh đất này, được người dân Mỹ nhân hậu mở cửa đón tôi về nuôi. Hồi đó tôi không biết tiếng Anh nên nói chuyện với mẹ và các anh chị em người Mỹ phải ra dấu nhiều hơn.
Có lần tôi đem cất quả chuối xanh, đến khi đoán đã tới độ chín vàng có thể ăn được thì không thấy đâu. Lục mãi mới nhìn thấy quả chuối trong thùng rác. Họ nói "chuối hư rồi, làm sao ăn?" Tôi nói: "Không, chuối chín vàng rục thì tôi mới ăn được". Tập quán Mỹ - Việt khác nhau nhiều lắm. Có món tôi phải dùng đũa mới ăn được.
Tôi luôn nhủ lòng "đừng được nắng rồi quên mưa". Tôi thường tự hỏi "nhờ đâu mình được như ngày hôm nay cho nên luôn cố gắng làm được gì cho người khác hôm nay thì ráng làm". Mình không mang đôi dép của người ta thì sẽ không hiểu hoàn cảnh của họ. Vì vậy mà tôi không tiếc công lao giúp đỡ người khác, xem Hoa Kỳ là quê hương thứ hai của mình.
Người mẹ nuôi của tôi tên Jessica Griswold, có 4 người con. Khi chưa gặp tôi, mẹ nuôi bị hư thai. Bác sĩ nói nguyên nhân vì bà lớn tuổi và khuyên đi kiếm con nuôi. Bà âm thầm tới văn phòng xã hội, được hướng dẫn đến dò tìm con nuôi trong danh sách người tị nạn. Bà gặp và đưa tôi về ở tại thành phố Pasadena, đặt cho tôi tên Steve - thay cho đứa con đã mất khi còn trong bụng mẹ. Sau này bà bị bệnh Parkinson, dọn về tiểu bang Virginia ở với người con gái. Tôi sống với gia đình Mỹ được mười mấy năm, đi học, đi làm, lấy vợ rồi mới tách ra. Tôi nghĩ, từ đôi bàn tay trắng nay có nhà cửa, vợ con đàng hoàng, có công ăn việc làm, còn muốn gì nữa...
Thời gian đầu, gia đình mẹ nuôi gọi tôi tên Hòa. Về sau, bà khuyên tôi nên lấy tên Mỹ cho dễ nói chuyện và bảo tôi chọn tên Steve. Khi tôi nhập tịch, Hòa là tên đệm, tên chính là Steve, nguyên tên họ là Steve Hòa Phạm.
Gia đình Mỹ cho tôi nhiều thứ trong khi nhìn quanh mình, tôi thấy có nhiều người Việt Nam có 2 - 3 căn nhà nhưng không muốn mở cửa giúp người tị nạn. Vì vậy mà tôi nghĩ mình cần phải lo toan để giúp người khác, mà nghĩ thì làm chứ không phải nghĩ rồi để đó.
Khi bị bệnh nặng lại sắp sang tiểu bang khác với người con gái, bà gọi tôi đến bên giường hỏi xem "có gì buồn lòng không". Tôi nói "không". Bà tâm sự rằng làm cha mẹ không bao giờ hoàn hảo, ngoài 4 đứa con ruột, 2 trai, 2 gái, bà phải săn sóc tôi và hãnh diện vì tôi là một người công dân tốt. Bà nhắc tôi nhớ ngày đầu tiên gặp tôi, mấy đứa con ruột của bà trố mắt nhìn tôi, không hiểu tại sao bà lại đón một thằng bé châu Á da vàng mũi tẹt về nhà. Bà dặn dò tôi: "Sau này có cơ hội thì giúp lại cho người khác mà không đòi hỏi điều kiện gì hết".
Tôi quỳ xuống giường khóc và hứa với bà. Lời hứa đó là động lực thúc đẩy tôi hy sinh vì tha nhân. Tôi nhớ lời dặn dò của bà, "người mày mà mày không thương thì đừng mong dân tộc khác thương yêu dân tộc mày".
Ở gia đình mẹ nuôi, tôi đi học, đi làm. Mỗi đứa ở riêng, tự lo giặt giũ. Nhiều tháng trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc. Nhiều dịp cả nhà đi coi phim với nhau theo lệ hàng tháng, tôi không có tiền mua vé, giả vờ nói "phải ở nhà làm bài".
Một hôm bà vô phòng tôi đóng cửa lại và hỏi, "Có phải con không có tiền đi xem phim không?" Tôi ôm bà nói: "Mẹ đúng là mẹ nên mới hiểu con". Bà nói: "Mẹ không thể cho con tiền trước mặt những đứa con khác được mà chỉ có thể cho lén lút như thế này", và bà cho tôi tiền để sau đó tôi cùng đi xem phim với các anh chị nuôi của mình.
Tôi vẫn nhớ câu bà nói: "Mẹ giúp con mà không đòi hỏi gì hết và không cần biết con là ai".
Tôi làm thợ tiện, sáng đi học, chiều về đi làm bằng xe bus. Bà theo đạo Tin Lành, tôi là người Công Giáo. Cuối tuần bà chở tôi đến nhà thờ của bà trước, sau đó chở tôi đến nhà thờ Công Giáo. Rồi trong khi chờ tôi dự lễ, bà chở con của bà đi shopping. Bà cũng ân cần hỏi tôi có cần đi shopping không.
Khi có gia đình, ai cũng nghĩ đến gia đình trên hết. Thật ra, tôi đến với Hội Hồng Thập Tự vì một cơ duyên. Tôi vẫn nhớ mình đã đi trên một con tàu trải qua 4 ngày đêm trên biển hết cả nước. Thuyền trưởng bảo mọi người cầu nguyện.
Tất cả đều ngất xỉu. Tôi cũng đã bất tỉnh. Chúng tôi được một chiếc tàu lạ kéo vào bờ biển Mã Lai. Khi tỉnh lại, tôi thấy có người đang xốc, vác mình trên vai. Họ vác mọi người từ tàu lên bờ, vất nằm thành một đống.
Người cứu tôi thoát chết là một nhân viên Hội Hồng Thập Tự. Tôi không quên hình ảnh đó, tới bây giờ bỗng dưng làm việc cho Hồng Thập Tự, mặc đồng phục Hồng Thập Tự đi làm, nghĩ ngộ quá. Ðúng là quả đất tròn. Tôi luôn hãnh diện về công việc của mình hiện nay.
Trong thời gian đầu, tôi làm thảo chương viên điện toán, vừa học vừa làm, suốt 17 năm. Thời gian rảnh đi làm thiện nguyện viên, săn sóc các ông bà cụ ở nhà dưỡng lão, những nơi cần được giúp đỡ.
Ðến năm 2005, Hội HTT tuyển người, cơ duyên đưa tôi vào Hội. Tôi là người nộp đơn cuối cùng và cũng là người được nhận cuối cùng. Họ nói lương không cao. Tôi thảo luận với vợ để cô hiểu công việc này cực và tiền bạc ít, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới ngân khoản tài chính gia đình. Thế nhưng vợ tôi nói: "Em hiểu anh, trái tim anh luôn dành cho những người đau khổ", và cô chấp nhận cho tôi làm việc này, bớt đi nhiều thú vui chơi.
Thu nhập ít đi, nhưng tôi thấy hạnh phúc. Sau giờ làm việc cực nhọc, tôi về nhà, lăn ra ngủ như một đứa trẻ thơ, không suy nghĩ gì hết. Có những đợt đêm nào tôi cũng làm việc tới khuya để giúp người bị cháy nhà. Về nhà lúc 2 - 3 giờ sáng, tắm rửa xong lại lăn vào giường ngủ liền, có lẽ nhờ không lo phiền, không ganh đua với ai. Ðó là phần thưởng quý báu mà Thượng đế dành cho tôi chăng. Tôi thấy có người làm việc lắm tiền nhiều của, nhà cao cửa rộng nhưng đêm đêm nằm vắt tay lên trán.
Sau biến cố 911, đất nước cho mình đủ thứ lại gặp nhiều nạn tai, tôi ôm con đi họp đêm để hỗ trợ công tác từ thiện, có lúc phải xách con đi họp vì bà xã làm đêm. Tôi cho mỗi đứa cái bình sữa để chúng nằm yên cho mình họp. Mỹ nói "no pain, no gain", từ khổ sở mới thấy hạnh phúc của mình là quý giá.
Ba ruột của tôi sang Mỹ được một năm thì mất. Hai năm sau, mẹ ruột tôi cũng qua đời. Khi mẹ mất, tôi và các anh đưa hài cốt bà cụ về Việt Nam. Tôi chỉ về Việt Nam đúng một tuần. Hai người anh, hai người chị ruột của tôi đều đã ở bên này, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp nhau.
Tôi may mắn có hai cha mẹ Việt và Mỹ. Tôi học được bài học cách giáo dục, săn sóc con cái từ người mẹ Việt Nam của mình. Lúc nào cũng phải nghĩ tới vợ con. Mình đã tạo ra nó thì mình phải có trách nhiệm với nó. Khi có vợ con thì phải lo cho gia đình. Xây dựng hạnh phúc gia đình ở đây khó lắm vì gia đình Việt phải sống hai nền văn hóa có nhiều dị biệt. Một số gia đình tan vỡ vì không thích nghi được hoàn cảnh mới.
Bố ruột tôi vẫn khuyên: "Người tốt ít lắm và người xấu không mời cũng tới". Hồi xưa bố ruột hay đưa tôi đến trại cải huấn, muốn con nhìn gương mà tránh, học bài học từ những thiếu niên lỡ lầm. Ông khuyên tôi thấy người khác làm sai không nên coi họ là người thấp hèn để khinh chê, mà thấy để tránh đi vào con đường đó.
Sang đây tôi lại học được rất nhiều ở bà mẹ Mỹ... Lúc rỗi rảnh, bà ngồi tâm sự, kể chuyện để nhắc nhở tôi luôn về gương hy sinh cho tha nhân.
Tôi nghĩ rằng người Việt Nam mới qua thường mặc cảm đến sau, trong thời gian ngắn nên mở cửa ra ngoài để nhanh chóng hội nhập. Phải thích cuộc sống của mình ở đây trước, phải học hỏi về nền văn hóa Hoa Kỳ, rồi giúp người Mỹ học hỏi về nền văn hóa của mình.
...Nay
Tôi là chuyên viên giao tế của Hội và là người Việt Nam đầu tiên chịu trách nhiệm khối châu Á - Thái Bình Dương, ngoài khối Mỹ Latinh.
Tôi thiết kế các chương trình, tổ chức hội họp, vận động mọi người tham gia, trong đó có chương trình cứu thương. Trong lúc chờ đợi bác sĩ, việc sơ cứu nạn nhân ngay tại chỗ rất quan trọng. Sau này, nhiều người vỡ lẽ ra, khi gặp tai biến mới cần đến Hội HTT, và Hội thực hiện nhiều chương trình giúp đỡ người bị nạn một cách thiết thực như cung cấp mền, khăn, tiền, đưa họ đến khách sạn gần đó để tạm trú để tránh thiên tai.
Ngân quỹ hoạt động của HTT do dân gửi tặng, chỉ sử dụng khi cần. Nhân viên HTT chưa tới 20 người còn thiện nguyện viên thì cả trăm.
Khi trở thành nhân viên Hội Hồng Thập Tự, chúng tôi muốn giúp mọi người ngăn ngừa những tổn thất khi thiên tai xảy ra, phải biết cần chuẩn bị cái gì để tự lo cho chính mình. Hội yêu cầu tôi làm gạch nối giữa họ với cộng đồng Việt Nam, truyền bá nhận thức, phương cách đối phó với thiên tai.
Tôi rất mừng vì giới trẻ Việt tham gia việc thiện nguyện cho Hồng Thập Tự ngày càng đông. Năm 2005, thiện nguyện viên người Việt và các sắc dân châu Á khác chưa tới 5%. Tôi tổ chức nhiều cuộc họp trong giới trẻ để tiếp xúc, quảng bá các chương trình ích lợi của Hội Hồng Thập Tự. Tôi làm việc với các hội đoàn, thực hiện nhiều chương trình quảng bá hoạt động của Hội tại các trường trung học, đại học... Ba năm sau, giới trẻ Á Châu, và Việt Nam tăng lên 60%, trở thành khối đông nhất hiện nay, nhiều hơn cả Mỹ trắng. Tôi đọc được mấy con số đó mừng nhảy tưng muốn đụng nóc nhà.
Năm đầu tiên tổ chức các chương trình thiện nguyện, tôi cảm thấy hoạt động của cộng đồng Việt Nam rời rạc, mỗi hội đoàn tự làm riêng để phô trương tổ chức của mình mà không mở rộng cho cả cộng đồng. Tôi nghĩ, đã tới lúc không thể nói "cộng đồng của tôi", mà là "cộng đồng của chúng ta".
Tôi đang vươn tới ước vọng là "ở đâu có cộng đồng Việt thì nơi đó có Hội Hồng Thập Tự". Trước đây, trong một đợt vận động, có em nói "ba má không muốn tôi tham gia hoạt động cộng đồng vì nhức đầu lắm, nhiều chuyện lắm". Tôi khuyên em: "Chính vì thực tế đáng buồn đó nên chúng tôi mới cần đến em. Xin em đừng thấy khó khăn, đừng vì những lời nói tiêu cực mà bỏ cuộc".
Vào Hội Hồng Thập Tự, tôi hiểu Hội có thể đưa tôi đến những nơi nào cần. Cho nên khi còn làm việc ở đây thì tôi cố gắng mang hết tấm lòng ra phục vụ, suốt từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày. Có thể nói, tôi khám phá ra nhiều điều thú vị. Có những túi cứu cấp muốn người Việt Nam mua dùng thì phải mang nó đến tận tay, để người ta thấy, sờ rồi mới mua. Hàng đã được đưa về Little Saigon, chỉ có hơn $30, nhưng khi gặp thiên tai thì $3000 cũng không có mà mua.
Tôi không mê làm chính trị, không muốn trở thành chính khách. Có người khuyên, nhưng tôi nghĩ tôi không làm chính trị gia được. Tôi yêu Hội Hồng Thập tự, hội thiện nguyện chứ không phải cơ quan chính phủ như nhiều người lầm tưởng. Hội lúc nào cũng có mặt trong mọi cuộc chiến tranh mà không chính phủ nào đuổi họ ra khỏi lãnh thổ của mình được. Dấu chữ thập đỏ tiêu biểu cho hội ở mọi nơi, từ trường học đến bệnh viện... mà người ta tưởng lầm là biểu tượng ngành y tế, cũng như người ta tưởng lầm tôi là bác sĩ. Không phải vậy.
Chương trình phát triển thiện nguyện viên trong giới trẻ là thành tựu lớn nhất của chúng tôi, chiếm tỉ lệ 65% ở Quận Cam. Ðó cũng là cơ hội để các em sinh hoạt trong một hội có tiếng tăm tại các trường trung- đại học. Các em học phương cách hô hấp nhân tạo, phòng chống thiên tai, băng bó vết thương.
Tôi cám ơn các phụ huynh và nói lợi ích sau này khi các em cần việc làm. Chỉ cần xác định rằng từng là thiện nguyện viên Hồng Thập Tự thì các em gây được cảm tình ngay. Hội Hồng Thập Tự là một phần cơ hội tiến thân của các em nhỏ. Các em muốn vào đại học cũng cần.
Hội đã yêu cầu tôi đến các trường học, chùa, nhà thờ, bất cứ nơi nào có sinh hoạt, kể cả các hội người già để quảng bá hoạt động của Hội. Hàng tháng chúng tôi tổ chức 3 lớp học. Hội bành trướng được nhờ thiện nguyện viên, dần dần lan rộng khắp mọi người.
Khó khăn lớn của chúng tôi là không được các thủ lĩnh, người đứng đầu có lòng hợp tác. Không bao nhiêu người sẵn lòng chìa tay ra cho chúng tôi. Ðó là điều đáng buồn. Vì thế mà tôi hướng đến giới trẻ, giúp các em hiểu lợi ích việc làm của chúng tôi.
Tôi nghĩ cộng đồng chúng ta thiếu đoàn kết nên không mạnh. Người lớn dạy người trẻ chúng tôi, nói với con cháu nên đoàn kết qua thí dụ "không thể bẻ từng chiếc đũa nếu cầm cả nắm đũa, nhưng tách ra từng chiếc thì bẻ gãy như không". Tôi cũng thấy không bao nhiêu người trợ giúp cho các trường Việt ngữ để con em mình giỏi tiếng Việt.
Tôi cũng tự nhủ, ngày nay mình được sung sướng, chớ quên ngày xưa mình tay trắng. Tôi từng là người tị nạn, ở đảo nhìn ra biển chờ đợi ngày qua ngày được lên máy bay sang quốc gia thứ ba, ngày ngày ngửa tay xin thực phẩm cứu trợ. Vì vậy mà tôi tự thấy đây là cơ hội để làm việc giúp người tị nạn.
Tôi đưa con của tôi đến dự các cuộc họp của cộng đồng Phi châu, Mễ Tây Cơ để các cháu hiểu vì sao có sự dị biệt, và cần tập ăn các món lạ. Tôi dặn con: không đi vòng vòng trong một vòng nhỏ, mà phải đi khám phá, gặp nhiều cộng đồng khác để hòa đồng vì Hoa Kỳ là hiệp chúng quốc. Các con tôi nay cũng là thiện nguyện viên của Hội HTT.
Cách giáo dục con cái rất khó vì sự lúng túng của mình làm cho con cái mình gặp khó khăn. Ở đây cái gì dùng chữ "dạy" thì phải có giấy phép, trừ việc sinh con và nuôi con tới 18 tuổi là việc không cần... giấy phép, có nghĩa là đứa nhỏ tốt hay xấu là do mình, do cha mẹ. Trường chỉ dạy văn hóa. Mình cho nó học tiếng Việt hay không, cho đi nhà thờ hay không, và cháu có "biết trước biết sau" hay không, đều do mình.
Con gái tôi có lúc hỏi "tại sao bạn con ngủ ở nhà người khác được, còn con thì không?". Tôi nói, "vì con là người châu Á, chứ không phải Mỹ". Tôi nhấn mạnh rằng "bạn của con tới nhà mình ngủ thì được, nhưng con tới nhà của bạn ngủ lại đêm thì không".
Có một dịp, tôi vào nhà dưỡng lão đút cơm cho các cụ, gặp một bác trai từ sáng đến trưa không chịu ăn uống gì, cũng không chịu nói chuyện. Tôi vào phòng chào hỏi, chúc mừng ông nhân ngày lễ Cha. Tôi hiểu ra, vì ông giận các con không tới thăm nên gay gắt với mọi người. Tôi đút cơm, ông không chịu ăn, bảo đó không phải nhiệm vụ của tôi, và đặt điều kiện tôi phải cho ông đánh một cái. Ông đánh vào vai tôi, mắng tôi "đồ bất hiếu" rồi mới chịu ăn.
Tôi dắt ông vào phòng. Ở đầu giường ông dán đầy hình ảnh con cháu làm lễ tốt nghiệp. Ông nghẹn ngào nói với tôi: "Xưa bác ép con của bác học giỏi, đứa nào bây giờ cũng có bằng cấp, có đứa làm bác sĩ đấy. Bây giờ bác ân hận lắm. Bác không cần các con bác học giỏi. Nó bán hambuger mà biết đến cha mẹ vẫn quý hơn người học cao chức trọng, mà luôn nói phải dự tiệc tùng này nọ, để đến chiều trễ tràng mới tới chúc mừng cha của mình. Nó thành tài nhưng không thành nhân, vì chúng nó bất hiếu".
Nghe câu nói đó mà tôi rớt nước mắt. Tôi cũng nói với con của tôi như vậy, rằng tôi không cần bằng cấp của con, con đi lính mà thành nhân, thành một con người tốt, biết nhịn trên nhường dưới, còn hơn thành bác sĩ, kỹ sư mà ăn ở bất nhân, lâm cảnh tù đày, làm chuyện xấu xa mà người học ít có thể không làm.
Tôi hãnh diện vì tôi học được nền luân lý đạo đức Việt trước 1975, vì được sống ở trại tị nạn nếm mùi đau khổ, không có gì trong tay, cho nên bất cứ gì có được trong cuộc sống này đối với tôi cũng vô cùng trân quý.
Phụng Linh/Viễn Ðông (ghi theo lời kể)
Việt Nam Nước Tôi
Việt Nam Nước Tôi
Nhạc và Lời: Nguyễn Hà
Trình Bày: Hồng Tước
Nhạc Đệm:
- Keyboard (Piano & Flute): Nguyễn Hà
- Guitar: Triều Ngân
Hòa Âm & pps: Nguyễn Hà
Thân mến,
Nhạc và Lời: Nguyễn Hà
Trình Bày: Hồng Tước
Nhạc Đệm:
- Keyboard (Piano & Flute): Nguyễn Hà
- Guitar: Triều Ngân
Hòa Âm & pps: Nguyễn Hà
Thân mến,
Nguyễn văn Hà
Melbourne Úc Châu
Melbourne Úc Châu
Việt Nam Nước Tôi (Nguyễn Hà, Hồng Tước)
Preview by Yahoo
| |||||||
THANG TU KINH HOANG
THANG TU KINH HOANG
Cam ta cac Thi Si Tac Gia Bon Phuong cung dong gop cong suc, thien chi bang tai tri va tim oc.
https://www.youtube.com/embed/4jaEGjQFLLM Nguoi chien si can truong (lmst)
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)