Khỉ và các loài linh trưởng.
(Sưu tầm của Vinh Hồ)
1. Khỉ: thuộc bộ linh trưởng có cấu tạo cơ thể gần giống người được chia thành 2 nhóm: khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới. Khỉ cựu thế giới đô con hơn, trong khi đuôi của khỉ tân thế giới dài và khéo léo hơn. Trên thế giới có 81 loài khỉ.
Khỉ trên cây
Linh trưởng là bộ các động vật có độ tinh anh (trí tuệ) cao hàng đầu trong số các động vật, có khả năng bộc lộ một số cảm xúc như buồn và khóc. Giống như trẻ con, khỉ hay tinh tinh con cũng khóc để làm nũng với mẹ.
Khỉ biết buồn và khóc.
Khỉ hay các loài thuộc họ linh trưởng nói chung vô cùng thông minh có khả năng bắt chước và phát triển hành vi giống người. Khỉ không dành nhiều thời gian vào việc ăn ngủ như các loài động vật khác, mà thường xuyên leo trèo, nhào lộn, khám phá thế giới xung quanh để thỏa mãn bản tính tò mò ưa bắt chước của khỉ. Khỉ khi đi/ chạy sử dụng 2 tay 2 chân; khi chuyền cành dùng 2 tay, còn cái đuôi giúp giữ thăng bằng. Cái đuôi của hầu hết các loài khỉ đều cầm nắm được. Bàn tay khỉ giống bàn tay người, cũng có móng tay, vân tay khác biệt nhau. Ngón cái dài có thể cầm nắm đồ vật, hái lá, nhặt thức ăn, có thể rút được cây gai ra khỏi lòng bàn chân khi đạp gai.
Khỉ có cuộc sống gia đình riêng. Khỉ con bám chặt vào cơ thể mẹ khi khỉ mẹ leo trèo đi tìm thức ăn. Khi ngồi, khỉ mẹ ôm con vào lòng để bảo vệ chúng. Khỉ có thời thơ ấu kéo dài đến 5, 7 năm. Khỉ con học từ mẹ cách leo trèo, chạy trốn kẻ thù hay tìm thức ăn…
Khỉ biết cách thể hiện tình thương đến đồng loại: nằm co rúc vào nhau khi trời lạnh, chải lông, bắt chí, rận, bụi đất, côn trùng hay da khô. Hành vi chải lông mang thông điệp thân thiện dành cho nhau.
(Sưu tầm của Vinh Hồ)
1. Khỉ: thuộc bộ linh trưởng có cấu tạo cơ thể gần giống người được chia thành 2 nhóm: khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới. Khỉ cựu thế giới đô con hơn, trong khi đuôi của khỉ tân thế giới dài và khéo léo hơn. Trên thế giới có 81 loài khỉ.
Khỉ trên cây
Linh trưởng là bộ các động vật có độ tinh anh (trí tuệ) cao hàng đầu trong số các động vật, có khả năng bộc lộ một số cảm xúc như buồn và khóc. Giống như trẻ con, khỉ hay tinh tinh con cũng khóc để làm nũng với mẹ.
Khỉ biết buồn và khóc.
Khỉ hay các loài thuộc họ linh trưởng nói chung vô cùng thông minh có khả năng bắt chước và phát triển hành vi giống người. Khỉ không dành nhiều thời gian vào việc ăn ngủ như các loài động vật khác, mà thường xuyên leo trèo, nhào lộn, khám phá thế giới xung quanh để thỏa mãn bản tính tò mò ưa bắt chước của khỉ. Khỉ khi đi/ chạy sử dụng 2 tay 2 chân; khi chuyền cành dùng 2 tay, còn cái đuôi giúp giữ thăng bằng. Cái đuôi của hầu hết các loài khỉ đều cầm nắm được. Bàn tay khỉ giống bàn tay người, cũng có móng tay, vân tay khác biệt nhau. Ngón cái dài có thể cầm nắm đồ vật, hái lá, nhặt thức ăn, có thể rút được cây gai ra khỏi lòng bàn chân khi đạp gai.
Khỉ có cuộc sống gia đình riêng. Khỉ con bám chặt vào cơ thể mẹ khi khỉ mẹ leo trèo đi tìm thức ăn. Khi ngồi, khỉ mẹ ôm con vào lòng để bảo vệ chúng. Khỉ có thời thơ ấu kéo dài đến 5, 7 năm. Khỉ con học từ mẹ cách leo trèo, chạy trốn kẻ thù hay tìm thức ăn…
Khỉ biết cách thể hiện tình thương đến đồng loại: nằm co rúc vào nhau khi trời lạnh, chải lông, bắt chí, rận, bụi đất, côn trùng hay da khô. Hành vi chải lông mang thông điệp thân thiện dành cho nhau.
Khỉ bắt chí
Chúng ăn trái, hạt, lá non, côn trùng, ấu trùng có tuổi thọ cao nhất là 50 năm.
Tiếng hú của khỉ đóng vai trò quan trọng đối với sinh sản, dùng để kêu gọi bạn tình.
Bầy khỉ cất tiếng hú gọi bạn tình.(Ảnh: Đại học Cambridge).
Khi giao tiếp với con người, khỉ đã học được cách phát âm và kiểm soát hơi thở mà con người vẫn dùng khi nói chuyện, tạo ra các cấu trúc âm thanh nhịp nhàng giống với tiếng nói của con người.
Để làm nứt vỏ hạt, khỉ đập mạnh hạt xuống nền đá và kiểm tra sau mỗi lần đập xuống. Khỉ biết sử dụng lông như sợi chỉ nha khoa để làm sạch răng. Khỉ biết hôn hít, thay đổi âm vực giọng nói để nựng con. Chúng có thể thực hiện những màn xiếc liều lĩnh và độc đáo hơn cả con người.
Khỉ có thể nhận ra hình ảnh của mình trong gương, nhận dạng khuôn mặt, nhớ lại các kỷ niệm giống như người, có bộ nhớ gần bằng bộ nhớ của con người, có khả năng nhận thức, cân nhắc và lựa chọn.
Khỉ mặt đỏ
Bộ não khỉ có nhiều điểm tương tự như con người được sử dụng để kiểm soát ngôn ngữ và các suy nghĩ phức tạp, có thể sử dụng âm thanh đơn giản để tạo ra các câu phức tạp.
2. Voọc và Chà Vá: là loài linh trưởng có đặc điểm chân sau dài hơn chân trước, đuôi không có khả năng cầm nắm, mũi và hàm hẹp, răng yếu, dạ dày kết túi, hoạt động phần lớn trên cây, thức ăn là lá, quả, chồi cây. Hiện có 4 loài linh trưởng đặc hữu Việt Nam chưa tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên hành tinh gồm: Voọc Cát Bà, Voọc Mông trắng, Voọc Mũi hếch và Chà Vá chân xám.
a. Voọc Cát Bà: chỉ có tại quần đảo Cát Bà, Việt Nam. Thân màu đen, lông đầu và vai màu trắng vàng. Chỏm lông trên đỉnh đầu tạo thành mào nhọn với gốc lông vàng nhạt, mút lông phớt xám, đuôi dài màu đen, mặt ngăm đen không có lông. Chiều dài của đầu + thân độ 50cm, đuôi dài độ 70cm. Sống thành bầy đàn từ 5 đến 15 con. Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 10, mỗi lứa đẻ 1 con. Sống trong rừng cây, mỏm núi đá vôi thuộc quần đảo Cát Bà, leo trèo tốt, chạy nhảy đùa nghịch trên các mỏm đá ven biển. Đêm ngủ trên vách đá vào mùa nóng và ngủ trong hang đá vào mùa lạnh.
Voọc Cát Bà kiếm ăn ngày hai buổi vào sáng và chiều, trưa nghỉ trên cây. Thức ăn là chồi non và hoa quả.
Voọc Cát Bà
b. Voọc Mũi Hếch: lớn nhất trong họ Voọc, bộ lông nâu đen. Lông đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng bụng, mắt, chi trước và chi sau có màu trắng nhờ, mảng lông trắng này kéo trùm ra phía ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân. Chóp mũi hếch lên trên. Vòng tròn quanh mắt màu trắng. Chùm lông trên tai và trán cũng có màu trắng. Môi màu hồng.
Voọc Mũi Hếch ở Hà Giang. (Ảnh: FFI)
Chiều dài đầu và thân là 52 - 62 cm. Chiều dài đuôi 58 - 88 cm.
Voọc Mũi Hếch sống theo đàn, mỗi đàn từ 7 - 20 cá thể. Đầu đàn là một con đực to khỏe có nhiệm vụ quản lý và báo động cho cả đàn khi gặp nguy hiểm, là loài khá nhút nhát, leo trèo giỏi, có thể nhảy từ cây này sang cây kia cách xa nhau 6m - 7m, ngủ trên cành cây.
Sống trong rừng cây cao trên đỉnh núi đất và trên núi đá.
Mùa sinh sản vào khoảng tháng 10 - 12 . Từ tháng 3-6 thường thấy con cái mang con non trước ngực.
Thức ăn là quả, lá non và hạt.
Là loài đặc hữu chỉ có tại Việt Nam: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên , Quảng Bình.
c. Voọc Mông Trắng: đặc hữu chỉ có tại Việt Nam.
Bộ lông màu đen. Đầu có mào lông hình chóp đen. Đám lông trắng trên má rộng vượt lên trên vành tai. Mặt ngăm đen, không có lông. Trên trán có một gờ lồi gắn liền với gờ lông mày. Lông vùng mông và đùi trắng. Đuôi dài.
Voọc Mông Trắng có chiều dài đầu và thân 47 - 56 cm. Chiều dài đuôi 66 - 77 cm. Trọng lượng 6 - 7 kg.
Chúng sống theo bầy đàn, mỗi đàn từ 5 - 10 con.
Mùa sinh sản từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Thời gian mang thai trung bình là 196 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con.
Voọc Mông Trắng hoạt động ban ngày, sống chủ yếu trên cây. Mùa nóng ngủ trong các vách đá, mùa lạnh ngủ trong hang. Kiếm ăn ngày 2 buổi vào buổi sáng và buổi chiều, buổi trưa nghỉ, thức ăn là lá, quả, chồi non.
d. Chà Vá Chân Xám: sống theo đàn từ 10 - 15 con.
Đôi chân dài. Lông từ đầu gối đến mắt cá có màu xám. Các ngón tay và ngón chân có màu đen. Thân màu xám có trộn lẫn đen, trắng và xám. Cánh tay màu xám, có một vài đốm trắng trên cổ tay. Lông trên má ngắn có màu trắng. Da mặt màu trắng kem. Đuôi trắng có túm lông ở cuối. Vùng hạ bộ màu trắng.
Chiều dài đầu và thân 52 - 62 cm. Chiều dài đuôi 58 - 88 cm. Trọng lượng 7 - 12 kg. Chà Vá Chân Xám khá nhút nhát, sống trên các tán rừng có độ cao lớn và trung bình. Hoạt động kiếm ăn vào buổi sáng. Ngủ đêm trên các cây gỗ lớn có tán rậm.
Thức ăn của chúng là lá cây, cuống lá, chồi non và các loại quả rừng.
Là loài linh trưởng đặc hữu chỉ có ở Việt Nam tại Quảng Nam, Kon Tum , Bình Định .
e. Chà vá chân nâu hay Voọc ngũ sắc: là một loài khỉ đặc hữu của Việt Nam và Lào sống ở khu vực bắc Trường Sơn của Việt Nam từ Nghệ An xuống Kontum và nước Lào.
Chà vá chân nâu
Chà vá chân nâu có cặp chân màu nâu đỏ, hai cánh tay xám. Thức ăn toàn lá, thỉnh thoảng thêm trái, chồi non và hoa, nên bộ tiêu hóa khá phức tạp để tiêu được chất cellulose. Sống thành bầy từ 4 - 15 con có khi lên đến 50 con, có một con đực làm chủ đàn. Khi di chuyển, con dực đi đầu, chà vá cái ở giữa và chà vá non đi sau cuối, khi có biến thường rút êm, nhưng nếu gặp đối thủ bất ngờ, chúng kêu hú inh ỏi, leo trèo nháo nhác làm náo động cả một góc rừng, bình thường chúng ngồi gần như bất động ăn lá cây và bắt chí cho nhau.
Chà vá chân nâu là “hoa khôi”
Chà vá chân nâu với bộ lông có màu sắc sặc sỡ được Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đánh giá là “hoa khôi” trong thế giới loài khỉ.
3. Khỉ đột: là một chi linh trưởng thuộc Họ Người, ăn cây mọng nước, chồi non, sống trong rừng rậm Châu Phi, là giống to con nhất trong bộ linh trưởng hiện tại. DNA của khỉ đột giống người đến 99%, có họ hàng rất gần với người chỉ sau tinh tinh. Khỉ đột cao từ 1,7m đến 2m khi đứng thẳng và nặng từ 180 kg đến 200 kg, đi bằng bốn chân, có thể đứng bằng hai chân, sống ở rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Châu Phi.
Họ hàng gần nhất của khỉ đột là tinh tinh và con người, thường sống dưới đất, đi bằng bốn chân và chỉ đi bằng hai chân khi chuẩn bị đánh nhau. Về đêm, chúng ngủ trên cây, leo cây khá tốt.
Khỉ đột đực.
Chúng sống theo đàn dưới sự chỉ huy của một con đực to khỏe nhất. Nhiệm vụ của con đực là lãnh đạo và bảo vệ cả đàn khỏi bị thú dữ tấn công. Khi bị đe dọa, con đực sẽ đứng thẳng người và dùng 2 tay đấm thình thịch vào ngực để cảnh báo trước khi chiến đấu. Có tốc độ chạy khoảng 40 km/h. Chúng ăn thực vật và ít khi gây hại cho những con thú khác. Con cái chỉ nặng bằng nửa con đực. Con đực trưởng thành cao 1,7m đến 1,8m với sải tay 2,3m đến 2,6m.
Khỉ đột biết cách phá bẫy của thợ săn. Khỉ đột, đười ươi, tinh tinh có khả năng nhớ các sự kiện xảy ra từ những năm trước giống như người. Khỉ đột có chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng. Chúng giao phối quanh năm. Chúng có khả năng đứng thẳng và đi lại như một con người thực thụ.
Chú khỉ đột Ambam có thể đi lại như con người.
Ambam: thuộc giống khỉ đột năm nay đã 24 tuổi, nặng 220kg thường xuất hiện ở khu vực phía tây nước Anh.
Khỉ đột thường cạnh tranh khốc liệt giành khỉ cái, thậm chí có thể giết hại khỉ con hay những con khác trong nhóm. Hầu hết khỉ đột đầu đàn đều có khả năng dàn xếp những tranh chấp này bằng cách thị uy - đập tay lên ngực, kêu gọi và gào thét. Khỉ đột giao tiếp bằng nhiều tiếng kêu khác nhau và cũng biết "hối hận".
4. Tinh tinh: gồm tinh tinh thông thường và tinh tinh lùn, ranh giới địa lý giữa hai loài này là sông Congo. Tinh tinh thông thường sống ở phía bắc sông Congo, tìm thấy tại các cánh rừng của Cộng hòa Congo. Tinh tinh lùn sống ở phía nam sông Congo, tìm thấy tại các cánh rừng của Cộng hòa dân chủ Congo.
Sông Congo ở Phi châu.
a. Tinh tinh thông thường: sống ở Tây và Trung Phi. Tinh tinh trưởng thành cân nặng 40 kg đến 65 kg, cao 1,6m đến 1,3 m khi đứng thẳng. Thời gian mang thai 8 tháng. Tinh tinh sơ sinh cai sữa khoảng ba năm tuổi, thường duy trì gần gũi với mẹ thêm vài năm nữa, dậy thì ở độ tuổi lên 8 hoặc 10, và tuổi thọ khoảng 40 năm.
Tinh tinh sống thành nhóm từ 15 đến 150 con, các cá thể đi kiếm thức ăn thành nhóm nhỏ hơn trong ngày. Sống trong một hệ thống cấp bậc nghiêm ngặt, con đực thống trị. Chúng có thể sử dụng các công cụ để lấy mật ong, mối, kiến, các loại hạt, và nước. Biết tạo gậy mài nhọn để chọt sâu, kiến ra khỏi lỗ nhỏ trên cây.
Tinh tinh thông thường
b. Tinh tinh lùn: Loài này có chân tương đối dài, môi màu hồng, mặt tối, chùm đuôi thành búi khi trưởng thành, lông dài trên đầu, sống ở phía nam sông Congo trong các khu rừng ẩm của Cộng hòa Dân chủ Congo ở Trung Phi (tinh tinh thông thường sống ở phía bắc của con sông Congo).
Khác biệt giữa tinh tinh thông thường và tinh tinh lùn: Tinh tinh thông thường ăn tạp, săn mồi bằng một đội quân gồm các con đực, do con đực đầu đàn dẫn đầu và có quan hệ cộng đồng rất phức tạp. Trái lại, tinh tinh lùn ăn thực vật và có quan hệ tình dục bừa bãi. Tinh tinh lùn có tay dài hơn và đứng thẳng lâu hơn. Tinh tinh lùn theo chế độ mẫu hệ, con cái thống trị bằng cách hình thành các liên minh và sử dụng tình dục để chế ngự kiểm soát con đực. Tinh tinh lùn bà con gần nhất với con người.
Tinh tinh lùn
Tinh tinh đực trưởng thành có thể cân nặng độ 70 kg và cao độ 1,2m khi đứng thẳng, tinh tinh cái chỉ cân nặng 50 kg và cao 1m. Tuổi thọ 40 năm trong điều kiện nuôi nhốt.
Tinh tinh Wounda ôm tiến sĩ Jane Goodall trước khi được thả về môi trường tự nhiên. (Ảnh: Jane Goodall Institute)
Tinh tinh có thể học và truyền nhau thói quen mới. Từ lâu việc quan sát loài tinh tinh sống hoang dã ở châu Phi đã chứng minh rằng tất cả các cộng đồng tinh tinh không có những tập quán hành vi giống nhau. Tất cả không dùng những công cụ giống nhau mà những tập quán này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong từng nhóm.
5. Đười ươi: chỉ thích nghi với nhiệt đới trên đảo Bornéo và Sumatra thuộc Indonesia là một chi thuộc họ Người thuộc bộ Linh trưởng ở châu Á, sống trên cây nhiều hơn trên mặt đất. Lông màu nâu. Là loài linh trưởng giống như con người rất thông minh, được xem là một trong những loài thông minh nhất trong các loài động vật. Chúng biết làm tổ cho mình trong các khu rừng nhiệt đới.
Đười ươi cho hổ con bú.
Trong tiếng Mã Lai, đười ươi có nghĩa là "người rừng" hay dã nhân.
Đười ươi trưởng thành có sải tay đến 2 mét. Đười ươi đực đứng thẳng trên hai chân cao 1 mét rưỡi, tay vẫn chạm đất. Tay và chân rất khoẻ, với các đốt trên ngón có thể uốn cong vào để cầm nắm, đeo bám để đánh đu. Những con đười ươi đực có thể độc quyền sở hữu những đười ươi cái hàng tuần.
Cả đời gắn liền với cây cối, ăn, nghỉ và ngủ trên cây cổ thụ. Đêm nào cũng lấy những cành cây có lá rộng kết thành tổ để ngủ qua đêm và trú ẩn dưới những trận mưa rào nhiệt đới. Khi ăn uống không cần xuống mặt đất vì thức ăn của chúng là hoa quả, côn trùng, đọt lá non và nước uống lấy từ những bọng cây.
Đười ươi con chỉ có mẹ vừa là người nuôi dưỡng, vừa là người thầy của mình. Đười ươi mẹ dạy con thuộc lòng đường đi lại trong khu rừng, biết vào thời gian nào quả gì chín, mọc ở đâu trong cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh rậm rạp, đối phó những nguy hiểm gặp phải.
Đười ươi cái gặp đười ươi cái khác thì làm quen, trong khi 2 đười ươi đực gặp nhau lập tức thành thù địch hò hét om sòm vang xa đến 2km.
Đười ươi cái thông minh có ý thức tự lập, mỗi ngày làm cho mình một chiếc “tổ” mới bằng cành và lá cây, trong đời chúng đã làm đến 30.000 chiếc “tổ”. Chúng chẳng bao giờ đặt con xuống mà đeo con trên lưng khi con còn nhỏ, nuôi con suốt 6-7 năm trời là loài nuôi con lâu nhất trong tất cả các loài trên Trái đất và không bao giờ chịu rời con nên thường bị giết chết. Còn đười ươi đực thì chẳng để ý gì đến con cái.
Đười ươi có tuổi thọ 35 đến 40 năm trong tự nhiên, những con đực nặng trên 75 kg, con cái trung bình 40 kg và cao 1m - 1,2 m.
Đười ươi có thể nâng vật nặng gấp nhiều lần sức nặng cơ thể chúng.
Chúng muốn giao tiếp với con người nhưng tiếc là không phát triển được dây thanh và thanh quản. Chúng cũng có hiện tượng khủng hoảng tâm lý xuất hiện khi bước vào giai đoạn giữa của cuộc đời.
6. Vượn: Vượn: sinh sống trong các rừng già nhiệt đới và cận nhiệt đới từ đông bắc Ấn Độ tới Indonesia, bao gồm các đảo Sumatra, Borneo và Java, kể cả miền Hoa Nam.
Mẹ con nhà vượn. Ảnh: EAST.
Vượn khác với các loài khỉ dạng người loại lớn như tinh tinh, khỉ đột, đười ươi và con người ở chỗ nhỏ con hơn, không làm tổ. Chúng giống các loài khỉ thường hơn giống khỉ dạng người loại lớn. Vượn nhanh nhẹn uyển chuyển và cũng vượt trội hơn các loài thú khác khi chuyền cành, đu từ cành này sang cành khác các xa tới 15 m với vận tốc cao tới 56 km/h, nhảy xa tới 8 m, đôi khi đi bằng hai chân với hai tay giơ lên giữ thăng bằng. Bộ lông có màu nâu, đôi khi có đốm đen hay trắng. Vượn toàn trắng rất hiếm. Một đặc điểm: vượn có khớp xương cầu ổ (ball and socket joint) ở cổ tay cho phép khớp xương đó chuyển động theo hai trục, nh ờ thế chúng đu chuyền trên cây cao rất nhanh và chính xác. Tỷ lệ tay chân so với thân mình của vượn cao hơn các loài thú khác nên tầm với của vượn khá dài. Khoảng cách giữa ngón thứ nhất (ngón cái) và ngón thứ hai (ngón trỏ) cũng lớn, giúp vượn nắm r ất chắc.
Vượn sống thành đàn. Mỗi đàn chiếm cứ một khu vực và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ bằng cách kêu hú hoặc phô trương. Tiếng vượn hú có thể vang xa 1 km, thường là tiếng kêu của cặp vượn phối ngẫu. Khi vượn hú riêng lẻ thì đó là vượn đực kêu hú để tìm bạn tình, nếu ưa thích tiếng hú, vượn cái sẽ tìm gặp, kết thân rồi giao hợp. Thời gian giao hợp có thể kéo dài tới 3 ngày với nhiều lượt giao cấu.
7. Kế luận:
Khỉ và các loài linh trưởng sống trong núi rừng hoang dã phải đối diện từng giây từng phút với hiểm nguy chết chóc đến từ dã thú, thiên tai, dịch bệnh. Chính con người cũng đã tận tình góp phần tiêu diệt chúng bằng nhiều cách: săn bắn, ăn thịt, phá rừng, chặt cây, tàn phá môi trường sống, xâm phạm Bà Mẹ Thiên Nhiên đã từng bao đời cưu mang nuôi dưỡng chúng.
Liên đoàn Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên (UICN) được thành lập năm 1948 gồm 81 quốc gia, 113 tổ chức chính phủ, hơn 850 tổ chức phi chính phủ và gần 10.000 nhà khoa học, chuyên gia của 181 quốc gia trên thế giới: vừa công bố hiện có gần 200 loài mới được bổ sung vào Danh Sách Đỏ có nguy cơ tuyệt chủng. Trong đó, con người được xem là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đẩy các loài đến bờ vực này.
Các Chuyên gia Linh trưởng Quốc tế vừa nhóm họp tại Singapore đã công bố danh sách 25 loài linh trưởng ở Châu Á nguy cấp nhất, trong đó ở Việt Nam có 11 loài.
Nhà môi trường học R. Leakey cho biết: " Khỉ không đuôi lớn (tinh tinh, khỉ đột, đười ươi), những bà con gần nhất với loài người hiện đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng..."
Con người đã từng than "đời là vô thường" thì khỉ và các loài linh trưởng, những bà con gần nhất với loài người chắc sẽ phải thốt lên trong đau thương thống thiết:
Đời là đại đại vô thường!
Mịt mù cát bụi tuyệt đường tồn sinh.
VINH HỒ sưu tầm
Orlando 11/1/16
No comments:
Post a Comment