Hoài niệm một chiều mưa
Duy Xuyên
Tacoma
Nghe một tiếng động rất nhẹ ở túi quần. Tôi đưa tay rờ v í tiền, nó đã biến mất. Phản ứng tự nhiên, tôi quay lại nhìn đám người đang đứng ở phía sau. Mọi người rất thản nhiên.
Từng cặp, đang chăm chú theo dõi trên sân khấu lộ thiên, một nữ ca sĩ đang đơn ca nhạc bản của họ Trịnh.
Cách đó không bao xa, dáng một cô gái với con bé vừa rảo bước, vừa tranh giành cái v í tiền của tôi. Cả hai k ẻ gian đang lách mình rời khỏi đám đông. Thỉnh thoảng cô gái ngoảnh mặt nhìn về phía tôi. Nhanh như chớp, tôi rời vị trí, bám theo hai tên móc túi. Trong khoảnh khắc con bé khoảng chừng 13 tuôi, bị cô gái tạt một tát tai, con b é bỏ chạy đi nơi khác.
Cô gái vội ngoảnh lại nhìn tôi một lúc, ngần ngừ, nửa muốn đến tr ả l ại c ái v í cho tôi, nửa muốn kh ông, sau đ ó c ô ta dừng lại, trước một xe bánh mì, ép mình sát vào xe, lấy vội cái gì nơi ngực, sau đó mua một ổ bánh mì thịt. Cô gái nhanh tay nhét vội cái bóp của tôi vào nịt ngực. Tôi biết chắc cô gái đang giữ cái bóp chứ không phải con bé đang bỏ chạy.
Cô gái vừa đi vừa nhai ngấu nghiến bánh mì vừa mới mua. Tôi nhìn quanh xem có đồng bọn hay không, để đề phòng bất trắc. Cô gái rất thản nhiên, nh ìn tôi như không biết chuyện gì đã xảy ra. Nàng ta vừa bước đến gốc cây bàng, nhanh như tên, tôi ấn mạnh nàng vào gốc cây. Miệng hét lớn:
-Con sư tử cái! Mày đi đâu từ hôm qua đến giờ, không về nhà để con khóc đòi bú…?!!
Thiếu nữ ngạc nhiên, chỉ biết ú ớ:
-Cái ông này, vô lý, vô duyên thật!! …
Tôi đưa tay vào ngực cô gái, rút vội cái bóp, nhét vào túi quần.
Một vài người xung quanh thấy vậy, cứ ngỡ tôi là chồng của thiếu nữ đi tìm vợ, nay bắt gặp được vợ, nên họ cũng làm lơ bỏ đi.
Bây giờ tôi mới có dịp quan sát cô gái móc túi này. Mặt sáng, da trắng, mắt to.
Tôi hỏi cô gái:
-Từ đâu đến đây?
Cô gái trả lời gọn lỏn:
-Biết để làm chi?
-Đói lắm hả?
Tôi gặng hỏi mãi nàng mới chịu nói:
- Đói lắm
chứ! Sao không đói?!
-Theo tao!
Tôi kéo cô gái ra khỏi đám đông.
Cô ấy hỏi tôi:
-Ông giao tôi cho cảnh sát hả?
-Đưa mày đến đó để làm gì? Vô ích! Tao dẫn mày vào một quán phở, cho mày ăn no. Lần sau đừng móc túi nữa nhé! Tao cũng đang đói đây.
Thiếu nữ dừng lại và hỏi tôi:
-Ông thấy tôi móc túi ông hồi nào?
-Mày không móc túi, sao có v í tao trong nịt ngực của mày?
-Ông chưa biết rõ câu chuyện, xin ông đừng dẫn chứng, gán ghép vu vơ. Nếu cần ông đưa tôi đến Ty Cảnh Sát cũng gần đây thôi!
-Mất công! Cảnh sát nhốt đôi ba ngày rồi cũng thả mày về. Chứng nào lại tật nấy!
Tôi đẩy nhẹ vai cô gái về hướng một quán phở.
Cô gái hỏi tôi:
-Ông đẩy tôi đi đâu đây?
-Cho mày ăn phở!
-Ơ hay! Ông này thật lạ! Tôi có xin ông dẫn tôi đi ăn phở đâu?
Hơi ngạc nhiên qua sự đối đáp của thiếu nữ, tôi nhỏ giọng:
-Có đói lắm không?
-Cũng đang đói! Nhưng không phải lúc đang đói, bất cứ người đàn ông nào cũng có thể đẩy t ôi vào quán phở được hay sao?
Tôi gạn hỏi cô gái:
-Mày không đói sao móc túi?
Nó cũng chẳng vừa:
-Chẳng lẽ ai đói cũng phải đi móc túi hay sao? Theo tôi nghĩ có những người giàu vẫn còn muốn đi móc túi người khác nữa mà.
Tôi vô cùng ngạc nhiên về lý lẽ đối đáp của cô gái. Tôi dừng lại trước một trụ điện để nhìn cho rõ sắc mặt của cô gái. Mặt mũi đầy đặn, áo quần tươm tất với lòng ngực đẫy đà.
Tôi thấy có cái gì đó vừa bí mật, nhất là trong lời ăn tiếng nói của cô gái có phần tự tin, nên óc tò mò của tôi cần tìm hiểu thêm lý lịch thiếu nữ này. Tôi nhẹ giọng lại:
-Đi ăn phở nghen…
-Cũng đang đói nhưng ông mời thì tôi đi, nhưng ông đẩy tôi như dẫn độ một tên móc túi vào quán phở, để được ông bố thí cho một tô phở thì xin ông cho tôi được từ chối.
Cô gái dừng lại, ngước nhìn thẳng vào mắt tôi như đợi chờ.
Bất đắc dĩ, tôi nhỏ nhẹ:
-Tôi mời nhé!
-Vâng! Cám ơn!
Cô gái và tôi bước vào một tiệm phở Bắc ven đường. Tôi định ngồi vào một cái bàn nào đó cũng được, song cô gái vừa chỉ vừa như ra lệnh:
-Đến cái bàn cạnh cửa sổ kia kìa!
Chúng tôi vừa ngồi xuống, một nữ tiếp viên đến gần, lễ phép hỏi:
-Ông bà dùng chi?
-Cho tôi hai tô tái, n ạm, gân, gầu.
Cô gái dịu dàng, nhẹ giọng bảo:
-Cho thêm một ít hành trần và hai chén nước béo.
Sau một tiếng ‘dạ’, cô gái tiếp viên quầy quậy bỏ đi.
Cô gái nhìn tôi, nghiêm nghị, nói:
-Tôi lên chức bà rồi đó! Hay thật! Trước đây mấy phút là con móc túi. Bây giờ là bà … bà trung úy…Cóđúng vậy không ông Trung Úy…Thiên?
Tôi vô cùng ngạc nhiên, không hiểu sao cô gái biết tên và cấp bậc lính tráng của mình vì tôi đang mặc thường phục.
Tôi hỏi: Sao biết tên tôi?
-Tí nữa đã! Đói lắm rồi.
Hai tô phở được bưng đến. Hơi nóng bốc lên nghi ngút, tỏa mùi thơm ngào ngạt, kích thích bờ môi. Tôi vừa lấy một đôi đũa vừa bảo cô gái:
- Bát phở nóng hổi, ăn đi kẻo nguội.
Cô gái vẫn lặng thinh, giả vờ như không nghe thấy tôi nói gì.
-Ăn đi!
Tôi lặp lại.
Thiếu nữ vẫn ngồi yên. Nên tôi hỏi:
- Sao không ăn đi!
Tôi vừa đưa muỗng vào bát phở định ăn nhưng cô gái vẫn ngồi yên như pho tượng. Tay nàng mân mê ly cà phê vừa được cô tiếp viên đặt trên bàn. Năm ngón tay dài, nhỏ xíu. Nàng nắm chặt, xoay tròn ly cà phê ngược chiều kim đồng hồ. Tôi hơi ngạc nhiên bèn nhỏ nhẹ hỏi:
- Sao không ăn phở đi!
Thiếu nữ nhìn thẳng vào mắt tôi:
-Đũa! Cho tôi đôi đũa.
Một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi. Con nhỏ này là con móc túi, đang đói, được tôi cho ăn mà còn làm phách nữa.
Tôi vội đẩy bó đũa về hướng cô gái:
-Đũa đây nè! Ăn đi!
-Lau đũa giùm tôi.
Tôi hơi ngượng vì biết mình không lịch sự với một thiếu nữ, dù cô gái là con móc túi.
Tôi lên giọng: -Chưa có thói quen chùi đũa, muỗng cho ai.
Cô gái hỏi lại tôi: -Khi ông đi ăn với người đàn bà, bạn ông hay với vợ, ông có chùi muỗng, đũa cho người ấy không?
Tôi đáp:
-Chưa bao giờ mời được cô nào đi ăn phở, nên chưa có dịp được chùi đũa, muỗng cho ai.
Tôi định xưng hô với cô gái là tao với mày, nhưng tôi chợt nhớ ra, cô gái móc túi này cũng khá lớn, khá xinh, nên tôi cũng không nỡ nào xưng hô với nó như vậy. Nhưng chẳng lẽ tôi lại gọi nó bằng em hay cô thì bất tiện quá, nên trong khi nói chuyện với cô gái, tôi vẫn thường nói trống rỗng, không có ngôi thứ… Ngay lúc đó, tôi nghĩ ra nên gọi tên là cách cư xử hay nhất.
Tôi hỏi: - Tên gì?
-Ủa! Ông đã biết tên tôi rồi mà! Tên tôi là Sư Tử Cái.
Tôi hối hận: - Bỏ qua đi! Tên gì?
Cô gái đáp: - Gọi tôi là Gia Hân.
Tôi nói ngay:
-Gia Hân ăn đi kẻo nguội.
-Tôi chờ ông lau đũa. Mấy phút trước, tôi là kẻ cắp. Sau đó tôi được ông mời đi ăn phở… Bây giờ tôi là khách. Tôi chỉ ăn khi được ông lau đũa, muỗng.
Tôi ngập ngừng, nửa như muốn đứng dậy, tát vào mặt cô gái, rồi bỏ ra về. Song tôi nghĩ, cô gái này còn biết tự trọng, nên tôi đành xuống nước, lau đũa muỗng cho cô gái.
Lúc này thì cô gái ăn phở rất bình thường, có cái gì vừa quý phái vừa sang trọng như một thiếu nữ con nhà giàu. Óc hiếu kỳ, tò mò, tôi hỏi thiếu nữ:
-Hân, từ đâu đến Nha Trang vậy?
-Muốn biết lắm sao?
Ngập ngừng một lúc, thiếu nữ nói tiếp:
-Quảng Trị.
-Vào Nha Trang làm gì? Sao lại …?
Tôi không nỡ hỏi tiếp.
-Ông định nói: -Sao lại móc túi hả?
Tôi chưa kịp xác nhận câu hỏi lững lờ thì thiếu nữ đã nói:
-Ông muốn tụi Việt Cộng vào được Quảng Trị để chúng rút hết móng tay của những thiếu nữ như tôi hay sao?
Thiếu nữ vừa nói vừa đặt hai bàn tay lên mặt bàn.
Chao ôi! Các ngón tay vừa dài vừa thon, được khép chặt trên bàn tay xinh đẹp như có ý khiêu khích môi miệng tôi.
Tôi ngơ ngác hỏi thiếu nữ:
-Thật vậy sao Hân?
Nàng thản nhiên không giải đáp trực tiếp câu hỏi của tôi mà lên giọng mô phạm:
-Cái thành phố yên tĩnh này, thanh bình quá! Chưa bao giờ nghe tiếng đạn pháo của Việt Cộng! Hồi nãy tôi thấy ông có vẻ đắm đuối với tiếng hát của mụ phù thuỷ phản chiến với bài hát của tên trốn lính, viết nhạc xúi giục lính mình đào ngủ …! Nhiều người còn tệ thật! Nhiều người vẫn còn ca tụng những Con Người (?!) như thế! Hay sao?
Sau khi ăn phở xong, Gia Hân nói với tôi:
-Bây giờ thì Gia Hân xin phép được mời trung úy Thiên đi đến một quán cà phê nào đó. Chứ cà phê mà bán trong các tiệm phở, họ pha như thứ giải khát, làm sao mình uống được. Nàng nhấn mạnh thêm:
-Cà phê thì Hân xin được phép trả tiền, vì Gia Hân mời ông.
Tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi lại: -Tiền đâu Hân trả?
Nàng nói:
-Có tiền đây.
-Có tiền bao cà phê, sao hồi nãy không lấy tiền mua bánh mì ăn, mà lại …?
Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi:
-Bây giờ thì ông định áp giải tôi về đồn cảnh sát hay đi với tôi đến quán cà phê? Ông có một trong hai điều lựa chọn.
Tôi không trả lời, đứng dậy đến quầy trả tiền. Tôi vô cùng ngạc nhiên, số tiền của tôi không bị mấtđồng nào.
Tôi trả tiền và trở lại bàn, chờ Gia Hân đứng dậy và hỏi nhỏ: - Có tiền sao lại móc túi tôi?
Nàng đáp khẽ:
-Thoát hiểm! Mưu sinh mà !
Tôi đưa Gia Hân đến quán cà phê Chiều Tím.
Gia Hân bước song đôi với tôi, nhưng tôi hơi ngượng vì sợ người quen bắt gặp mình đang kè một con ghẹ móc túi. Tôi giả vờ đi nhanh hơn một bước hoặc đi sau cô ấy vài bước.
Nàng biết được tôi đang nghĩ gì, nên cố đi song song với tôi, như một đôi tình nhân. Gia Hân nói:
-Cho đáng kiếp đời lính! Ai lại đi bồ với con nhóc móc túi. Vừa nói nàng cười ngặt nghẽo.
Tôi tự ái nhưng vẫn bình tĩnh:
- Ai bồ với ai? Hồi nào? Bao giờ?
Gia Hân cũng chẳng vừa.
Nàng đáp lại từng tiếng một:
-Ông Trung úyThiên bồvới Gia Hân. Cách đây một giờ. Và ngay bây giờ ch úng mình đang bồ đây!
-Ô! Mà sao tên chúng mình đẹp thế! Thiên-Hân!
Nàng vừa nói xong, chợt nghĩ ra điều gì… bất ổn nên nhỏ giọng, dỗ dành tôi như người chị dỗ dành đứa em thơ:
-Yên tâm! Tại thành phố biển này chưa ai biết em … là đứa móc túi. Anh cứ bình tĩnh, lý lịch của em không tệ như anh tưởng đâu.
Tôi ngơ ngác, nửa mừng, nửa lo âu:
-Thật vậy sao?
Nàng nụng nịu:
-Sao không thật!
Chợt trời đổ mưa ngâu. Mưa tháng Giêng. Từng hạt mưa rơi rụng trên vai áo của hai đứa. Chúng tôi vẫn đi lang thang dưới mưa. Gió hiu hắt thổi nhè nhẹ trên môi của hai đứa.
Tôi kéo Gia Hân vào một hè phố, cố ý đợi cho những hạt mưa hết rơi, tôi sẽ đưa Hân đến quán cà phê, nhưng tôi chợt nhớ ra có quán cà phê ‘Ngồi Quán Trọ’ gần đây, nên tôi định đưa Hân đến đó.
Tôi kéo tay Gia Hân ra khỏi hè phố, dưới cơn mưa nhẹ hạt. Vừa lúc đó tôi nghe nàng reo lên:
-Em thích đi dưới mưa như thế này! Ở Quảng Trị quê em, chỉ có mưa pháo! Mưa cướp mất mạng sống của bao gia đình …
Địch pháo như mưa dầm, để tiêu hủy những gì đang có trên mặt đất của Quảng Trị.
Mắt nàng nhìn xa xăm, buồn như muốn khóc.
Ngoài trời mưa không tạnh, từng hạt mưa quyện bước chân nàng. Mưa vẫn mưa. Mưa như thúc giục. Mưa rì rào như lời thì thầm của Gia Hân. Giá như trong cơn mưa mê say này mà tôi đang đi với một cô bé hiền lành nào đó, không phải là Gia Hân, nhất định tôi sẽ kéo cô gái ấy sát vào lòng ngực và cả hai đứa ôm chặt vào nhau dưới cơn mưa, để bất chợt tôi vội vã liếm những giọt mưa đang đọng lại trên môi nàng, như những hạt mưa đêm ấy, lóng lánh đang nhỏ từng giọt, rồi từng giọt đọng lại cuối vành mi của Gia Hân. Tôi chợt thấy Gia Hân đẹp như thiên thần. Bất giác tôi định gạt những hạt mưa trên mi mắt Hân thì nàng đẩy nhẹ tôi ra:
-Đừng vội vàng quá! Làm em sợ.
Gia Hân nụng nịu:
-Đứng dưới mưa như vầy, anh chưa thấy mình hạnh phúc hay sao?
Trong tiếng mưa rơi, tôi nghe tiếng thì thầm trên vai.
-Gia Hân thấy hạnh phúc đến với Hân sao mà to lớn quá đỗi!
Trời cũng chưa bớt cơn mưa. Tôi nhìn xuống ngực Gia Hân, no tròn, tôi định đưa những ngón tay đi lạc trên bờ ngực mộng mị của nàng nhưng tôi chưa dám.
Bỗng Gia Hân lên tiếng:
-Thiên hạ đang nhìn mình kia kìa. Nhanh lên! Em thẹn quá!
Tôi đưa Gia Hân rảo bước đến "Quán Trọ".
Vừa bước vào quán, tôi nhận ra ngay… nào là nhà văn Lão V ạn Ti ên, nhà thơ B ắt Nắng đã ngồi sẵn từ hồi nào. Thấy tôi các bạn vui mừng la lớn:
-Vào đây! Đang chờ ông anh đây!
Gia Hân hơi bẽn lẽn. Tôi nói nhỏ:
-Đứng đây! Chờ anh một tí.
Tôi đến bàn nhà văn L ão V ạn Ti ên đang ngồi với nhà thơ B ắt
N ằng. Tôi nói rất nhanh:
-Thông cảm! Ngày mai sẽ chịu phạt một chầu! Hôm nay phải nói chuyện riêng với nàng. Tha Tào hôm nay nghen.
Nh à th ơ B ắt N ắng vừa nhìn Gia Hân vừa pha trò dí dỏm:
-Ông anh mê ‘người đẹp’hơn mê anh em tôi hả?
Tôi chưa kịp trả lời thì L ão Vạn Ti ên đã ra tay cứu bạn:
-Thôi tha ảnh đi! Ảnh đang cô đơn mà!
Lợi dụng tình thế, tôi vội vã đưa Gia Hân đến một bàn hơi khuất ở một góc quán.
Tôi hỏi Gia Hân:
-Cà phê đậm, đặc Hân nhé!
Chưa kịp nghe nàng trả lời, tôi vội đi ngay đến cái bàn thường lệ mà ‘Ng ười Đẹp Chủ Quán’ vẫn thường xuyên pha chế sẵn những phin cà phê rất đặc biệt.
Tôi mang hai tách cà phê thơm ngon trở về chỗ Gia Hân đang ngồi.
Trên đường về lại bàn, tôi thấy Tử Đan cười tình với tôi. Chàng kéo tôi lại:
-Ai đó vậy? Em gái anh hả? Giới thiệu nàng với thằng em này đi! Mai mốt ông anh sẽ được ăn đầu heo!
-Đừng phá xạo nghen! Tẩu Tẩu của Ngài Tử Đan đó!
Tôi vừa nói vừa trở vềchỗ Gia Hân đang ngồi.
Cả hai đứa nhìn nhau, im lặng đợi chờ. Tôi lên tiếng trước:
-Vào Nha Trang bao lâu rồi? Ở đâu vậy Gia Hân?
Nàng đáp:
-Gần một tuần rồi. Chưa có nơi cư trú nhất định. Đang tạm trú tại trại ‘tản cư’ trong các lớp học của Trường Tiểu Học Tân Phước Nha Trang.
Tôi hỏi: Đi tản cư với ai?
-Một mình.
-Gia đình. Ba mẹ đâu?
-Tôi chưa có gia đình. Mẹ chết vì pháo Việt Cộng từ lúc tôi vừa lên 15 tuổi. Tôi ở với ba cho đến lúc ba tử trận.
Tôi không nghe rõ Gia Hân nói ba nàng tử trận hay từ trần, nên tôi hỏi lại:
-Ba Gia Hân từ trần hay tử trận?
Tôi thấy mắt Gia Hân buồn:
-Ba Hân tử trận.
Tôi hỏi:
-Bao lâu rồi?
Nàng đáp:
-Ba tháng trước!
-Ba của Hân thuộc đơn vị nào?
-Tiểu Khu Quảng Trị.
Ba của Gia Hân là thiếu tá Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn Địa Phương Quân của Tiểu Khu Quảng Trị.
Nghe đến đây tôi như kẻ vô hồn. Không thể nào ngăn được nước mắt lưng tròng.
Bất giác tôi đứng thẳng người, đưa tay lên trán chào Gia Hân với lời xin lỗi chân thành:
-Anh xin lỗi em nhé! Có cái gì không đúng em hãy bỏ qua cho anh! Cũng chỉ vì anh chưa biết rõ Gia Hân mà thôi. Hân định làm gì ở đây?
-Em dự định xin một công việc gì đó để làm tại đây. Hôm trước em có nghe Trung Tá Tỉnh Trưởng có hứa với dân tỵ nạn sẽ cấp phát cho mỗi gia đình quân nhân đang tản cư một lô đất để cất nhà và sinh sống ổn định tại đây!
-Anh tìm giùm cho em một công việc gì làm tại Nha Trang được không? Em quyết định sẽ cư ngụ tại thành phố biển hiền hòa này.
Tôi hỏi nàng: -Em tốt nghiệp Tú Tài 2 chưa?
-Dạ rồi.
-Tốt lắm!
Hai tuần lễ sau, Lão Vạn Tiên, bạn thân với tôi, đang là Phó Ty Thuế Vụ, đã bố trí cho Gia Hân một công việc như một công chức công nhật.
Đêm nay tôi nhớ Gia Hân và nhớ Nha Trang, thành phố biển chi lạ. Ước gì, bây giờ tôi được dìu Gia Hân đi lững thững dọc theo bờ nước, để những làn sóng lăn tăn vỗ nhẹ vào bờ, nước liếm đôi chân nghe mát rười rượi, những tia nhỏ li ti bắn tung tóe, vào da thịt, môi miệng Gia Hân, để tôi thấy mằn mặn đầu lưỡi mà nghe tâm tư chìm hẳn xuống, chỉ còn lại biển, trời, mây, nước với Gia Hân và tôi thơ thẩn trên bãi vắng.
Tôi lặng yên để nghe tiếng sóng vỗ đập mạnh, dội lại ì ầm, tràn lan vào bờ đá.
Những đêm biển lặng, tôi thích ngồi với Gia Hân trên bãi vắng, gió thổi vào bờ, tay tôi luồn tóc Gia Hân bay bềnh bồng như những đợt sóng, lạc lõng trên bầu trời xanh, trong vắt.
Tiếng gió reo hòa lẫn với tiếng thì thầm của Gia Hân trên vai tôi.
-Em về quê, thăm mộ ba mẹ em. Anh có nhớ em không?
Tôi chưa trả lời Gia Hân, mà lắng nghe tiếng vi vu của máy hàng thông xanh như có tiếng Gia Hân đang thì thầm:
-Anh có nhớ em không?
Tôi đang mơ màng liên tưởng đến những cánh quạt máy bay đang lấp lánh, lúc ẩn lúc hiện, sau màn sương lụa mong manh, bềnh bồng đang đưa Gia Hân về Quảng Trị.
Bất giác tôi hỏi nàng:
-Còn em … em có nhớ anh không?
Một vầng mây xanh bao phủ vùng trời mênh mông. Từng cụm mây hồng lung linh, hình dáng Gia Hân đang nằm xõa tóc, gác đầu mơ mộng trên chân tôi như chiếc gối nhỏ chờn vờn, vóc dáng yêu kiều của một thiếu nữ đẹp sống động, đa tình, với bờ môi rộng hờ hững. Hai chân nàng chụm lại vào nhau trên mỏm cát lởm chởm. Vòng tay Gia Hân chênh chếch về phía trước như muốn ghì chặt tôi vào lòng ngực nàng. Nàng mơ mộng nằm ngắm mây mù bay là đà phía trước mặt, chập chùng giữa bầu trời thu lấm tấm một vài vì sao khuya lấp láy như mong mỏi đợi chờ …
Bất chợt tôi cúi xuống nhìn mắt nàng.
Tóc mây của Gia Hân xõa, che kín môi nàng, như giận dỗi pha lẫn nỗi niềm nhớ thương, dạt dào tình yêu thắm đậm, khao khát ngày đi Quảng Trị mà chưa kịp hẹn ngày về lại Nha Trang.
Nàng nụng nịu:
-Sao em hỏi mà anh không trả lời?
-Hỏi chi?
-Nhớ em không?
-Sao không nhớ!
Tôi hôn lên tóc nàng:
-Gia Hân ơi, em đi. Anh nhớ em vô cùng! Em có nhớ khi xa anh không?
Đêm hôm ấy, tóc nàng che phủ bờ vai, để lồ lộ thân hình tuyệt đẹp phủ chiếc áo bà ba, với bộ ngực no tròn, vun cao.
Tôi vô tình để bàn tayđi lạc như những đợt sóng to, vỗ cao lòng ngực nàng.
Nhớ lại những kỷ niệm bao la bát ngát kéo về, đầy ắp trong tâm hồn tôi, còn nguyên vẹn với những đêm trăng, nằm ôm Gia Hân trên bãi vắng, nghe sóng biển thở rì rầm với thông reo trong gió vi vu.
Cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ, đêm này qua đêm khác, nối tiếp … để rồi một buổi chiều tắt nắng, tôi đưa Gia Hân đến Trạm Hàng Không Quân Sự để gởi nàng theo chuyến bay tiếp tế cho Quảng Trị.
Tôi đâu có ngờ, lần đi đó Gia Hân không trở về với tôi nữa.
Chiến sự càng lúc càng khốc liệt. Sau khi thăm mộ ba mẹ nàng, Gia Hân cũng phải theo đoàn người di tản bằng đường bộ từ Quảng Trị về Huế, chỉ trước Tết Mậu Thân vài ngày. Nàng tá túc trong cư xá sĩ quan của Tiểu Khu Thừa Thiên, để chờ chuyến bay về lại Nha Trang.
Bất hạnh thay, Cộng sản miền Bắc đã không tôn trọng lệnh ngừng bắn mà tấn công nhiều tỉnh, thành phố của Miền Nam Việt Nam. Huế cũng bị địch tiến chiếm. Gia Hân cũng bị địch bắt chung với gia đình của một vị sĩ quan mà nàng đang tá túc.
Gia Hân không bị rút móng tay như nàng sợ nhưng nàng lại bị giết và chôn tập thể tại Huế.
Tôi mất Gia Hân trong dịp Tết Mậu Thân. Tôi mất biển Nha Trang ngày 2 tháng 4 và rồi tôi cũng đã mất đất nước tôi từ năm 1975, cho mãi đến bây giờ.
Tôi mong ước cuối cuộc đời, xin được một lần, ngồi ngay vào chỗ cũ trên biển Nha Trang, của những năm tháng mơ mộng đó! Và tôi cũng sẽ lặng thinh tìm lại những dấu chân xưa! Xin sóng, gió, cát … đừng xóa mất vết chân nàng…
Nhớ lại hồi đó, Gia Hân có giải thích cho tôi nghe:
-Con bé mà đã móc túi anh cũng đang ở tại trung tâm tản cư như em. Thấy nó bị lạc cha mẹ, nên em đùm bọc nó. Đêm đó, em dẫn nó ra xem đêm văn nghẹ lộ thiên giúp vui người tản cư. Chúng em đứng ở phía sau anh. Một vài người bạn đã gọi tên anh, nên em biết tên và cấp bậc của anh. Nhưng không ngờ, bất thình lình con bé móc lấy cái v í tiền của anh rồi bỏ chạy. Em rượt theo nó để lấy lại, định trả lại cho anh. Không ngờ anh lại rượt theo… đ è Con Cọp Cái vào
gốc cây bang. …Em bắt đền anh dó!
Tôi hỏi tiếp:
-Còn hồi đó, em có nói “thoát hiểm, mưu sinh là sao vậy?
- Em lấy lại chiếc bóp từ tay con bé. Tát nó một tát tai rồi bảo nó chạy thoát đi, kẻo anh rượt theo bắt thì tội nghiệp nó, như vậy không phải là thoát hiểm hay sao?
- Còn mưu sinh?
Nàng mỉm miệng cười:
-Mình phải mưu sinh trong lương thiện của mình. Giấy rách phải giữ lấy lề mà anh.
Tôi mỉm cười, hôn nàng dưới bầu trời đầy những ánh sao đ êm rực sáng… trên bi ển mộng Nha Trang n ăm n ào./-
Duy Xuyên
Tacoma