Sunday, August 30, 2015

Bạn thân của gã ăn mày – Bài học đắng lòng “lúc hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”

Bạn thân của gã ăn mày – Bài học đắng lòng “lúc hoạn nạn mới hiểu lòng nhau”


Chuyện kể rằng trên cây cầu trong ngôi thành nọ có một người hành khất. Ông ta không biết kéo đàn, cũng không biết hát, thậm chí còn chẳng biết viết ra cảnh ngộ bi thảm của mình lên giấy, rải xuống đất để mong nhận sự thương xót của khách qua lại.

Mỗi ngày, ông chỉ biết ngồi chồm hỗm dựa vào thành cầu, co ro rúc mặt vào trong đầu gối, bên cạnh đôi chân gày gò để một cái bát mẻ cũ kỹ. May mà người qua lại chiếc cầu rất đông, thi thoảng cũng có người đem vài đồng bạc lẻ vứt vào trong bát.

Khi đêm đến, người hành khất sẽ trở về chỗ trú ngụ của ông – một cái vườn rau ở ngoại ô, bị bỏ hoang đã lâu. Một hàng rào xiêu vẹo bao lấy vườn rau bỏ hoang, bên trong có một túp lều nát, người hành khất già đã lánh rét ở đó được mấy mùa đông lạnh giá. 

Trong vườn rau còn có một miệng giếng khô, bên giếng có một gốc cây già. Gió mùa đông bắc ùa về, thành phố đón trận tuyết đầu tiên của mùa đông. Người trên cầu thưa thớt hẳn đi, lão hành khất đang định sẽ về nghỉ, bỗng từ đâu chạy tới một con chó nhỏ. 

Con chó bị lạnh tới nỗi run lên từng chập, trõ mõm hít hít cái bát sứt của người ăn mày, thì ra là vì đêm hôm trước ông đã dùng cái bát này để thức ăn. Lão hành khất trong lòng thương xót, liền lấy trong người ra một chiếc bánh bao, khẽ khàng bỏ vào trong bát.

Con chó nhỏ ngước lên nhìn ông hồi lâu, như thể cảm động lắm, rồi gục mặt vào bát ăn lấy ăn để. Người ăn mày mang con chó về “nhà” của mình, từ đó người chó quấn quít không rời. Con chó rất thông minh, hễ đói là biết ngoạm cái bát chạy nhắng quanh chủ đòi ăn. Những người đi qua nhìn thấy thế rất ngạc nhiên thích thú, liền thi nhau ném tiền vào trong bát.

Người ăn mày phát hiện ra đây là cơ hội lớn, liền huấn luyện cho con chó. Qua một thời gian, nó đã biết đứng bằng hai chân sau, ngoạm bát xin ăn nhảy tới nhảy lui trước mặt những người qua đường. Vậy là người ăn mày lại càng thu được nhiều tiền thêm.

Người ăn mày bỗng dưng ” phát tài”, liền lấy tiền đi đánh xổ số. Thật là nằm mơ cũng không tưởng được vận số ông lại tốt đến vậy, không lâu sau ông trúng giải độc đắc. Cứ như là số mệnh vậy. Người ăn mày mua lại vườn rau bỏ hoang, rồi từ mảnh đất đó xây lên một ngôi nhà lộng lẫy, nhưng ông vẫn giữ lại túp lều nát, miệng giếng khô cùng gốc cây già và nếp hàng rào lưa thưa ngày nào ở vườn sau khu nhà mình.

Trong phòng của người ăn mày bày biện đầy những đồ xa xỉ, ông bỗng chốc mê mẩn việc sưu tầm đồ cổ, thích cung phụng những mỹ nhân chân dài, lại càng thích ánh mắt kinh ngạc, ngưỡng mộ của mọi người khi ông rút trong túi ra cả xập tiền lớn.

“Quý ngài ăn mày” bắt đầu đi gặp gỡ giới thượng lưu, dĩ nhiên lúc nào ông cũng mang theo con chó nhỏ của mình. Các bà mệnh phụ ra sức ủng hộ nhiệt liệt quí ông ăn chơi mạnh tay này, và dĩ nhiên chẳng ai biết xuất thân ông ra sao. Điều duy nhất làm cho “quý ngài ăn mày” cảm thấy khó xử chính là chú chó nhỏ, bởi những người thượng lưu khác đều nuôi những con chó giống quý, thuần chủng kia!

Cho tới một hôm, con chó con bướng bỉnh của ông cắn rách tai một con chó cái giống quí, ngay giữa bữa tiệc. Chủ nhân con chó nổi trận lôi đình, làm cho ngài ăn mày cảm thấy lòng tự tôn của mình bị tổn thương nghiêm trọng.
Về tới nhà, ông lạnh lùng mang con chó ra vườn sau, cạnh cái giếng cũ. Sau đó cho nó vào một chiếc thùng gỗ, buộc vào một sợi dây thừng dài và thả xuống cái giếng khô. Người ăn mày quyết tâm giết chết con chó, giống như tiêu diệt hoàn toàn cái quá khứ khốn khổ vẫn ám ảnh ông ta.

Từ đó, bên cạnh người hành khất thiếu đi con chó nhỏ trung thành, ông ta có thể thoải mái một mình đi gặp các cô em phục vụ dễ thương ở quán rượu, hoặc đi dự những bữa tiệc thượng lưu xa hoa.



May mà dù thế nào ông cũng không quên mỗi ngày thả xuống giếng vài miếng thịt, vì tiếng sủa của con chó cho ông biết rằng người bạn ngày khốn khó xưa kia vẫn còn sống.

Chớp mắt hơn một tháng trôi qua, người hành khất ngược lại cảm thấy không hề vui vẻ, chó nhỏ đi rồi, bạn bè quý tộc của ông ta cũng không hề nhiều hơn, vả lại có một hôm, nhằm lúc ông uống rượu say lướt khướt, đã buột miệng để lộ ra cái thân phận thấp hèn ngày xưa. Lũ người kia bỗng chốc chế nhạo và quay mặt lạnh nhạt với ông ta.

Người ăn mày cuối cùng hiểu ra rằng, trên đời này chỉ có chú chó nhỏ đã từng trải qua hoạn nạn với mình mới là người bạn chân chính nhất. Thế mà ông nỡ vứt nó xuống dưới giếng khô.

Người ăn mày chạy thật mau đến bên giếng, thả cái cũi gỗ xuống. Nhưng chó con chỉ đi quanh cái thùng gỗ mà không dám nhảy vào trong.

Người ăn mày chạy đi tìm một cái dây to, một đầu cột vào gốc cây, tự mình trèo xuống đáy giếng cứu chó con. Giếng rất sâu, nhưng ông không sợ hãi chút nào. Đáy giếng tối om om, lại bốc lên mùi thum thủm, ông vội cắp con chó rồi trèo lên. 

Chó con chẳng hề oán trách chủ mình, vui mừng liếm mặt người chủ lâu ngày mới gặp lại. Bác sỹ giỏi nhất trong thành cũng không thể trị nổi bệnh của chó nhỏ. Người hành khất vì muốn bù đắp lỗi lầm của mình, mỗi ngày đều cho nó đồ ăn ngon nhất, đi đâu cũng dắt theo. Con chó nhỏ vui lắm, lúc lắc cái đuôi nhỏ, nhưng đầu nó chỉ có thể quay nhìn đằng sau, đôi mắt lúc nào cũng ngước nhìn trời cao.

Người ăn mày mang chó nhỏ đi khắp mọi ngõ ngách trong thành phố, ông cầm tiền bỏ vào tân tay những người hành khất khác. Thấy những người ấy cảm kích cầm tiền của mình, ông cảm thấy thật là mãn nguyện. Rồi ông bắt đầu có dự định mới, ông báo cho những người ăn mày trong cả thành tới nhà ông lĩnh tiền.

Tin tức truyền đi rất nhanh, đội ngũ ăn mày tới lĩnh tiền càng lúc càng đông. Những người được tiền rồi dùng mọi lời lẽ hoa mỹ nhất trên đời để tán tụng ông, khiến ông hưng phấn khôn tả. Đài truyền hình tới, bản tin buổi tối cũng có phóng sự nói về ông.

Ngày thứ hai, mọi người như nước thủy triều xông tới nhà ông, có những người chẳng phải ăn mày cũng gia nhập vào đội quân lĩnh tiền. Người hành khất cứ chìm đắm trong cảm giác vinh dự vui sướng, ngày nào cũng bận rộn chạy qua chạy lại giữa ngân hàng và nhà mình.

Cho đến một hôm, ngân hàng báo cho ông biết tiền trong tài khoản đã hết, ông đành phải nói với hàng dài những người xếp hàng rằng : Hết tiền để phát mất rồi!

Đám người xếp hàng lập tức biến thành một đoàn hỗn loạn.
Chúng bắt đầu mắng chửi : ” Đồ ti tiện!” “Sao đến lượt tao lại không phát nữa!” ” Dạy cho nó một bài học!”.
Bọn chúng xông vào nhà ông, ném gạch tới tấp làm vỡ hết cửa sổ. Ông chốt cửa nhà lại, nhưng cũng sắp bị đám người xô đổ đến nơi rồi.

Sợ quá, ông chạy ra vườn sau. Trông thấy sợi dây thừng còn buộc bên miệng giếng, ông vội vã leo xuống. Lúc sắp xuống tới đáy giếng, bất ngờ đầu dây thừng buộc ở miệng giếng bị rơi ra, người hành khất cùng sợi dây vẫn nắm chắc trong tay rơi xuống đáy giếng tối om.

Cảnh sát mất rất nhiều công sức mới giải tán được đám người hung hãn, nhưng ngôi nhà gần như đã biến thành một bãi hoang tàn, những thứ có thể lấy được, người ta đều cướp đi hết.

Thời gian mỗi ngày một qua đi, người ăn mày chỉ đành trú lại ở đáy giếng vừa tối vừa lạnh, ông ta ngóc mặt lên gào với trời, với trăng, chẳng ai nghe thấy. Chó con mỗi ngày chạy đi khắp nơi kiếm thức ăn ném xuống giếng, lúc thì là chiếc bánh bao đã mốc meo, khi thì miếng xương đã biến mùi. Chó con kiếm thức ăn rất khó khăn, vì đầu nó chỉ có thể nhìn ngược đằng sau.

Không làm thế nào được, nó chỉ biết nằm dài ra mà hít hà dưới đất, vớ được miếng thịt hỏng hay gì đó là ngóc dậy chạy về miệng giếng khô ngay. Có một lần, chó con còn vứt xuống cả xác một con mèo chết.

Chớp mắt hơn một tháng trôi qua, chó con thậm chí còn không để dành thức ăn cho bản thân, người nó gầy chỉ còn da bọc xương, thế rồi nó yếu đến mức sức lực để đi cũng không còn. Người ăn mày ngày nào cũng gào thét khản cả cổ, chẳng có ai tới cứu ông ta.

Vài ngày liên tiếp chó con không thả đồ ăn xuống nữa, người ăn mày không biết con chó đã xảy chuyện gì. Ông đau đáu nhìn lên mảnh trời hình tròn nhỏ bé trên miệng giếng, biết rằng mình sắp chết.
Một buổi sớm, những tiếng người nói chuyện rầm rì trên miệng giếng đánh thức người hành khất khỏi cơn mê sảng, ông thu hết chút sức tàn hô lên một tiếng.

Ông được mọi người dùng dây thừng đưa lên, ánh sáng mặt trời chói lọi làm ông không mở nổi mắt. Mọi người săm soi người đàn ông lem luốc hôi thối trước mặt :

“Nếu không phải thấy có xác con chó con chết ở miệng giếng này, thì chẳng có ai nghe được tiếng kêu của ông.”
Người ăn mày nhìn cái xác gầy guộc của chó nhỏ, nước mắt rơi ướt cả bộ lông dính đầy đất bẩn của nó.

P/s : Qua câu truyện này m.n đã rút ra đc bài học ý nghĩa nào nhỉ ?
Theo Webtretho


Những sự thật thú vị về ngôi trường Harvard

Những sự thật thú vị về ngôi trường Harvard

alt
Được biết đến như một trong những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới nhưng ẩn chứa phía sau "cái nôi đào tạo ra thiên tài" này còn là những bí mật thú vị mà ít người biết tới.

Bức tượng dối trá giữa sân trường
alt

Tọa lạc trong khuôn viên của trường Đại học Harvard, bức tượng Giáo sĩ John Harvard được xem như tượng đài tưởng nhớ tới người sáng lập ra ngôi trường danh tiếng. Như một cách để thể hiện lòng thành kính tới người quá cố, sinh viên trường Đại học Harvard thường xoa vào mũi giày của tượng John Harvard để lấy may mắn trước mỗi kỳ thi.

alt
Mũi giày bạc màu của bức tượng John Harvard.
Tuy nhiên, họ vẫn vui đùa gọi bức tượng này là "Bức tượng 3 điều dối trá". Tên gọi vui này được bắt nguồn từ 3 sự thật ẩn chứa phía sau bức tượng mà không phải ai cũng biết được: 
Thứ nhất, Giáo sĩ John Harvard thực chất không phải là người đã sáng lập ra ngôi trường. Ông chỉ là một tu sĩ hảo tâm đã dành hết nửa gia sản và thư viện sách gồm hơn 400 cuốn của mình để xây dựng nên ngôi trường trong những ngày đầu. 
Thứ hai, Đại học Harvard chính thực được thành lập từ năm 1636 chứ không phải là từ năm 1638 như đã khắc trên bức tượng. Trong những ngày đầu mới thành lập, trường được biết đến với tên gọi New College (tạm dịch: Cao đẳng Tân thời) và được thành lập ra để đào tạo tu sĩ. Phải tới tháng 3/1639, trường mới chính thức được đổi tên theo họ của vị "Mạnh Thường Quân" đáng kính.

alt


Thứ ba, bức tượng John Harvard không phải là chân dung thực sự của Giáo sĩ John Harvard vì trên thực tế, không có bất kỳ hình ảnh nào còn sót lại của ông. Các nhà điêu khắc đã phải sử dụng chân dung của một sinh viên đẹp trai trong trường có tên Sherman Hoar làm mẫu thay thế.

Cái nôi kiến thức của những vĩ nhân
Harvard đã đào tạo ra 8 tổng thống Mỹ, trong đó có tổng thống đương nhiệm Barack Obama, 62 tỷ phú (chỉ tính những người còn sống) và 150 chủ nhân giải Nobel.
Tại sao nhiều người gọi ngôi trường này là Harvard Đỏ thẫm?
alt

Năm 1858, 2 thành viên của câu lạc bộ đua thuyền Harvard là Charles Eliot và Benjamin Crowninshield đã mua 6 chiếc khăn mùi-xoa màu đỏ tươi để lau mồ hôi cho cả đội, sau khi cuộc đua kết thúc, những chiếc khăn ướt nhẹp đã biến thành màu đỏ sẫm (crimson) và trở thành màu đại diện cho Harvard đến tận ngày hôm nay, đại diện cho sự cố gắng không mệt mỏi của các thế hệ sinh viên.

Truyền thống "truổng cời chạy dông" khi hết một học kỳ
alt

Hằng năm, khi chuông đồng hổ điểm đúng 12 giờ đêm báo hiệu một học kỳ đã kết thúc, sinh viên Harvard có truyền thống chạy bộ, hò hét, uống bia, nhảy múa trong tình trạng "trần như nhộng" như một cách để thể hiện sự tự do và thoải mái.

Sở hữu sân vận động nổi tiếng nhất nước Mỹ
alt

Ít ai biết, kích thước sân vận động chính của trường Harvard là nguyên mẫu để xây dựng nên các sân bóng bầu dục chuẩn quốc tế ngày nay. Bên cạnh đó, sân bóng được xây từ năm 1903 này là công trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt thép trên thế giới. Năm 1987, sân bóng Harvard được công nhận là di tích lịch sử quốc gia Mỹ.

14% sinh viên Harvard là "cậu ấm cô chiêu"
alt

Hiện tại, 14% sinh viên trong trường có xuất thân từ những gia đình giàu có với mức thu nhập hơn 500.000 USD/năm (khoảng hơn 11 tỷ đồng) Bên cạnh đó là 15% sinh viên nghèo đến từ những gia đình có thu nhập dưới 40.000 USD/năm (khoảng 889 triệu đồng). Theo thống kê, những sinh viên đến từ những gia đình giàu có thường có điểm thi SAT (kỳ thi chuẩn hóa) cao nhất.

Thư viện Widener
alt

Thư viện chính của trường đại học Harvard được đặt theo tên của ông Henry Widener, một cựu sinh viên của Harvard và là một nhà sưu tập sách, năm 1907, khi đang trên đường từ Pháp trở về Mỹ sau một chuyến đi tìm sách, con tàu ông đi đã đâm vào băng trôi, khiến Widener mãi mãi nằm lại nơi biển khơi, đó chính là con tàu Titanic huyền thoại.

Sau khi ông mất, bà Eleanor Elkins - mẹ của Henry - đã quyên góp toàn bộ số sách của con cho trường và chi ra thêm 3,5 triệu USD để xây dựng thư viện này. Vì hết đất để mở rộng mà số sách ngày càng nhiều, nên sau này các kỹ sư đã phải đào đường hầm để chứa. Hiện tại, có khoảng 3 triệu đầu sách quý đang nằm dưới lòng đất trong khuôn viên Harvard.

Cánh cổng chính cô đơn
alt

Cổng vào chính của trường Harvard là cánh cổng Johnston, không như các cổng phụ khác, cổng Johnston đóng quanh năm ngày tháng và chỉ mở ra 2 lần mỗi năm.

Trong suốt những tháng ngày học tập tại Harvard, mỗi sinh viên chỉ đi qua cổng này đúng 2 lần: Một lần trong ngày nhập trường và một lần trong ngày tốt nghiệp. Sinh viên Harvard tin rằng nếu đi qua cánh cổng này quá 2 lần thì sẽ gặp xui xẻo đủ đường.

alt

Vì thế, tuy cổng Johnston không bao giờ khóa, nhưng nó luôn lặng lẽ và hiu quạnh từ hàng trăm năm nay.

Suu Tam

Những Cái Cổ Xưa Những Cái Cổ Xưa Nhất Ở Sài Gòn

Những Cái Cổ Xưa  Những Cái Cổ Xưa Nhất Ở Sài Gòn

01. Ngôi trường xưa nht
https://farm6.staticflickr.com/5570/15137651265_9afa3afb2b_z.jpg


Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê QuýĐôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.


02.Nhà máy điện xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3871/15114649216_7133cefa7a_z.jpg


Nhà máy điện Chợ Quán được xây vào năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW [Megawatt]. Máy phát điện chính công suất 1000A/h [A=Ampere hay Amp./h=hour]. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lướiđiện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy tọa lạc tại số 8 Bến Hàm Tử, quận 5.



03. Bệnh viện xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3901/14950991610_05e3a73df8_z.jpg


Bệnh viện Chợ Quán được xây vào năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 [Bệnh viện được] giao cho Quân đội và đổi tên thành Viện Bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn-Việt với 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 Cán bộ-Công nhân viên và 550 giường bệnh.



04. Nhà hát xưa nhất
https://farm6.staticflickr.com/5560/15137272912_958f56d51a_z.jpg


Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp khởi công và hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống nhưmẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956-1975, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghịviện cho các chính phủ Đệ I & II Việt Nam Cộng Hòa; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn, toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát đã được tu sửa lại như lúc nguyên thủy


05. Khách sạn xưa nhất
https://farm6.staticflickr.com/5560/14951098478_6cc3f3566f_z.jpg


Khách sạn Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, được xây vào năm 1880 do Kiến trúc sư người Pháp thiết kế, tên khách sạn có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày cướp được miền Nam, khách sạn Continental bị tụi Bắc Việt đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, khách sạnđược nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental với diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, khách sạn Continental là một trong những khách sạnđạt tiêu chuẩn quốc tế


06. Nhà thờ xưa nhất
https://farm6.staticflickr.com/5570/14951098318_7fb0cbd160_z.jpg


Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2 [phường], Q.5 [quận]được xây vào năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại Sài Gòn và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngóiđỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo ChợQuán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷNhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ [Hội Hồng Thập Tự]Quận 5.


07. Ngôiđình xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3856/15114648836_9683b2c7f4_z.jpg


Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ làđình Thông Tây Hội, được xây vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông–thôn khởi nguyên của Gò Vấp, sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vịThành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổquốc và trở thành “Thủy tổ khai hoang” trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.



08. Nhà văn hóa xưa nhất
https://farm6.staticflickr.com/5586/14950991020_1393c512dd_z.jpg


Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao cho các quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mởrộng hơn [và] phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn–Gia Định trao toàn bộ khu này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để biến cải thành khu hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân laođộng, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2.8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa Lao Động là Nhà văn hóa cổ và lớn nhất của Sài Gòn.


09. Công viên lâu đời nhất
https://farm4.staticflickr.com/3847/14951097928_4f6d9bbb1a_z.jpg


Thảo Cầm Viên do người Pháp xây vào năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi & trồng nhữngđộng & thực vật [thuộc] miền nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp [lúc bấy giờ] chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki... Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn... Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được trùng tu, mở rộng và nhận thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động & thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.


10. Ngôi nhà xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3899/15137650435_80c20cfce6_z.jpg


Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá-Đa-Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá-Đa-Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trổ công phu [với] hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Bá-Đa-Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là“Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống - bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.


11. Ngôi chùa xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3840/14951097858_7e3be216ea_z.jpg


Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến, [đó] là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP Sài Gòn nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo cúng đất để xây lại ngôi chùa [cho] rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầuđăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ“long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.



12.Đường sắt đầu tiên ở thành phố
https://farm6.staticflickr.com/5572/15137272162_4727853a56_z.jpg


Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km,được xây vào năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho [đã] ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gònđược dời về Ga Hòa Hưng. Vào ngày 8/8/1998, người ta khởi công xây cất Trung Tâm Văn Hóa Thương Mại Sài Gòn trên nền Ga Sài Gòn cũ.


13. Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp
https://farm4.staticflickr.com/3902/15137650075_6d3a706413_z.jpg

Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hóa phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời


14. Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên
https://farm6.staticflickr.com/5557/14951103347_3da4b80a15_z.jpg


Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869



15. Tờbáo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam
https://farm4.staticflickr.com/3868/14951097588_bd6f1ed35a_z.jpg

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung”nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công-nông-thương, đề cao người Phụ nữtrong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tín dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc“Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nội trợphải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thươngđồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.


16. Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên
https://farm4.staticflickr.com/3916/14950952779_3d8d4d9ff4_z.jpg


“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ La-tinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.



17. Người kiến trúc sư Việt Namđầu tiên
https://farm4.staticflickr.com/3888/14950952749_db3f00b646_z.jpg

Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu NgũKinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao-lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây cất theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được khởi công từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gô-thic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây cất này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao-Lô vẫn giữ đượcđường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp




Khuyết Danh
Attachments area
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
https://ssl.gstatic.com/docs/doclist/images/mediatype/icon_2_generic_x16.png


Thảo Cầm Viên do người Pháp xây vào năm 1864, nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp Louis Pierre làm giám đốc đầu tiên. Mục đích xây dựng Thảo Cầm Viên để ươm cây giống trồng dọc các đại lộ Sài Gòn, đồng thời là nơi nuôi & trồng nhữngđộng & thực vật [thuộc] miền nhiệt đới mà các Thảo Cầm Viên của Pháp [lúc bấy giờ] chưa có. Năm 1865, chính phủ Nhật đã hỗ trợ khoảng 900 giống cây quý như: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inoki... Động vật của Thảo Cầm Viên khá phong phú như: gà lôi, sếu, cu gáy, hồng hoàng, công, hưu, nai, cọp, khỉ, chồn hương, tắc kè, rùa, cọp xám, đóm đen, gà lôi xanh, chim cú lợn... Đến năm 1989, Thảo Cầm Viên được trùng tu, mở rộng và nhận thêm nhiều giống thú mới, trồng thêm cây quý. Hiện nay, có 600 đầu thú thuộc 120 loài, 1823 cây gỗ thuộc 260 loài và nhiều loại cây kiểng quý trên diện tích 21.352m2. Năm 1990, Thảo Cầm Viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Thảo Cầm Viên đã tròn 134 tuổi, số lượng động & thực vật ngày càng tăng, nơi đây đã gắn bó với từng bước đi lên của thành phố và là một trong những công viên khoa học lớn nhất Đông Dương.


10. Ngôi nhà xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3899/15137650435_80c20cfce6_z.jpg


Ngôi nhà có tuổi thọ lâu đời nhất còn hiện diện tại Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, số 180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Năm 1790, Vua Gia Long cho cất ngôi nhà này ở gần Rạch Thị Nghè làm nơi ở cho Linh Mục Bá-Đa-Lộc và làm nơi dạy học cho Hoàng tử Cảnh. Ngôi nhà được xây bên bờ sông Thị Nghè trong địa phận Thảo Cầm Viên bây giờ. Năm 1799, Bá-Đa-Lộc chết, ngôi nhà được giao cho linh mục khác. Từ năm 1811 đến năm 1864 ngôi nhà bị đóng cửa vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế. Sau khi vua Tự Đức ký hòa ước với Pháp, ngôi nhà được trao lại cho Tòa Giám Mục và được di chuyển về vị trí đường Alexandre de Rhodes hiện nay. Sau đó năm 1900 Tòa Giám Mục được xây cất tại 180 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) thì ngôi nhà gỗ lại được dời về đây làm nhà thờ của Tòa Giám Mục. Ngôi nhà 3 gian 2 chái, lợp ngói âm dương, sườn, cột bằng gỗ, khung cửa và các khung thờ đều được chạm trổ công phu [với] hình hoa, lá, chim thú, hoa văn. Trong các di vật còn lại của ngôi nhà có một di vật có giá trị lịch sử lớn, đó là đôi liễn gỗ có tám chữ triện khảm xà cừ là tám chữ vua Gia Long ban tặng giám mục Bá-Đa-Lộc, một bên là “Tứ Kỳ Thịnh Hy”, một bên là“Thần Chi Cách Tư”. Ngôi nhà được tu sửa vào năm 1980, cách tu sửa có tính chất vá víu, cốt giữ lại những gì có thể giữ được. Trải qua hai thế kỷ ngôi nhà không giữ được nguyên trạng nhưng đây là một di tích kiến trúc mang dấu ấn lịch sử, tôn giáo và văn hóa nghệ thuật. Đây là một tài sản có giá trị mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta, không chỉ là truyền thống - bản sắc dân tộc mà còn là bộ mặt quá khứ mang tính văn hóa kiến trúc, một khía cạnh văn minh tại một vùng đất mới mọc lên từ đầm lầy, kênh rạch.


11. Ngôi chùa xưa nhất
https://farm4.staticflickr.com/3840/14951097858_7e3be216ea_z.jpg


Ngôi chùa có cảnh trí đẹp nhưng nằm ở địa điểm không tiện đi lại nên được ít người biết đến, [đó] là chùa Huê Nghiêm, tọa lạc ở 20/8 Đặng Văn Bi, Thủ Đức. Chùa được thành lập năm 1721 do Tổ Thiệt Thùy (Tánh Tường) khai sáng. Tên chùa lấy từ tên bộ kinh Hoa Nghiêm. Đây là chùa cổ xưa nhất trong các chùa ở TP Sài Gòn nên còn gọi là Huê Nghiêm Cổ Tự. Những ngày đầu là một ngôi chùa nhỏ được xây cất trên vùng đất thấp cách địa thế chùa hiện nay khoảng 100m. Sau đó, Phật tử Nguyễn Thị Hiên pháp danh Liễu Đạo cúng đất để xây lại ngôi chùa [cho] rộng rãi khang trang như hiện nay. Qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1960, 1969, 1990 mặt tiền chùa ngày nay mang dáng vẻ kiến trúc của chùa hiện đại nhưng các gian phía trong vẫn giữ nguyên kiến trúc cổ truyền, mái gian mặt tiền được cấu trúc gồm 3 lớp, nhỏ dần về phía trên. Các đường gờ mái chạy dài xuống cuối đầuđăng đều trang trí bằng hoa văn hình cánh sen đối xứng, giữa là hình bánh xe luân pháp, đặt trên hoa sen. Mái lợp ngói ống màu đỏ, đường viền mái ngói màu xanh. Vườn chùa có nhiều cây xanh bóng mát, có 9 ngôi tháp cổ với nhiều kiểu dáng khác nhau như những cánh sen vươn lên. Những hàng cột gỗ trong chùa được khắc nổi các câu đối bằng chữ Hán màu đen kết hợp với việc chạm khắc mô típ“long ẩn vân” dùng trang trí. Chùa Huê Nghiêm là một di tích Phật giáo quan trọng, là nơi dừng chân, sống đạo và hành đạo của nhiều vị danh tăng uyên thâm Phật pháp, có đạo hạnh và có đạo đức. Chùa cũng là bằng chứng về trình độ kiến trúc và phong tục tập quán của người Việt trên vùng đất mới khai phá, mở ra nền văn minh trên vùng đất hoang sơ.



12.Đường sắt đầu tiên ở thành phố
https://farm6.staticflickr.com/5572/15137272162_4727853a56_z.jpg


Tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ta là đoạn đường sắt Sài Gòn–Mỹ Tho dài 71km,được xây vào năm 1881. Ga chính trước chợ Bến Thành, văn phòng đường sắt là tòa nhà 2 tầng chiếm cả khu đất bao bọc bởi 3 đường Hàm Nghi–Huỳnh Thúc Kháng–Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nay là Xí nghiệp Liên hợp đường sắt khu vực 3. Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm. Vì không cạnh tranh nổi với xe đò trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách, đường xe lửa Sài Gòn–Mỹ Tho [đã] ngưng hoạt động từ lâu. Sau năm 1975, Ga xe lửa Sài Gònđược dời về Ga Hòa Hưng. Vào ngày 8/8/1998, người ta khởi công xây cất Trung Tâm Văn Hóa Thương Mại Sài Gòn trên nền Ga Sài Gòn cũ.


13. Người Việt đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp
https://farm4.staticflickr.com/3902/15137650075_6d3a706413_z.jpg

Ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898). Năm 1859, Pháo hạm Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng và thành cũ Gia Định, triều đình nhà Nguyễn bắt buộc chấp nhận mở cửa đất nước cho tư bản thực dân Pháp xâm nhập. Trong giai đoạn lịch sử mới, người Việt Nam từng bước tiếp xúc với ngôn ngữ và văn minh mới. Trương Vĩnh Ký là một trong những người sớm tiếp xúc và hấp thụ ngôn ngữ văn hóa phương Tây đã trở thành học giả có nhiều sáng tác nhất bằng cả tiếng Pháp và tiếng Hán–Việt. Ông là người Việt Nam đầu tiên viết sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Cuốn “Giáo trình lịch sử An Nam” đã được xuất bản gồm hai tập dày 462 trang. Đây thực sự là một công trình bác học biên soạn công phu dưới ánh sáng của một phương pháp luận khoa học tiến bộ so với đương thời


14. Tờ báo bằng chữ Quốc Ngữ đầu tiên
https://farm6.staticflickr.com/5557/14951103347_3da4b80a15_z.jpg


Tờ “Gia Định Báo” là tờ báo chữ Quốc ngữ đầu tiên ở nước ta ra đời tháng 4/1865. Tờ báo đăng những thông tin nghị định của nhà nước và những tin kinh tế xã hội, lời bàn về thời cuộc, luân lý, lịch sử. Báo ra hằng tháng. Sau 4 năm phát hành, chính quyền thuộc địa cho phép báo phát hành hàng tuần bằng quyết định số 51 ngày 18/3/1869



15. Tờbáo đầu tiên của Phụ nữ Việt Nam
https://farm4.staticflickr.com/3868/14951097588_bd6f1ed35a_z.jpg

Ngày 1/2/1918 tờ báo chuyên về Phụ nữ đầu tiên ra đời là tờ “Nữ Giới Chung”nhằm nâng cao trí thức, khuyến khích công-nông-thương, đề cao người Phụ nữtrong xã hội, chú trọng đến việc dạy đức hạnh, nữ công, phê phán những ràng buộc đối với Phụ nữ, đánh đổ mê tín dị đoan, động viên Phụ nữ quan tâm đến việc“Nữ quyền”. Muốn có vị trí ngang hàng với nam giới ngoài việc tề gia nội trợphải am hiểu “tình trong thế ngoài”. Chủ bút tờ báo là nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, con gái nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, vốn có lòng yêu nước, yêu thươngđồng bào như thân phụ nên khi làm báo Bà có ý muốn làm diễn đàn để tỉnh thức lòng yêu nước trong dân chúng. Tuy chỉ tồn tại được hơn 6 tháng nhưng “Nữ Giới Chung” cũng đã gióng lên một hồi chuông nữ quyền còn vang mãi đến ngày nay.


16. Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên
https://farm4.staticflickr.com/3916/14950952779_3d8d4d9ff4_z.jpg


“Đại Nam Quốc Âm Tự Vị” là cuốn từ điển tiếng Việt quốc ngữ La-tinh của Huỳnh Tịnh Của gồm hai tập: Tập I xuất bản năm 1895, tập II xuất bản 1896 tại Sài Gòn. Bộ từ điển chứa nhiều từ ngữ xưa, thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ về thảo mộc, cầm thú của Việt Nam và của miền Nam. Bộ từ điển này trở thành Từ điển Bách khoa toàn thư đầu tiên về Nam Bộ.



17. Người kiến trúc sư Việt Namđầu tiên
https://farm4.staticflickr.com/3888/14950952749_db3f00b646_z.jpg

Ông Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông theo đạo Thiên Chúa, ông giỏi chữ Nho, thông hiểu NgũKinh Tứ Thư, học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp với các giáo sĩ. Ông được giám mục Gauthier đưa sang Paris năm 1858. Ông am hiểu chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, pháp luật. Năm 1861 ông trở về nước, tàu ghé Sài Gòn thì nơi đây đã đổi chủ, ông buộc phải làm phiên dịch cho người Pháp. Trong lúc ở Sài Gòn, ông đã đứng ra xây cất tu viện dòng thánh Phao-lô (số 4 Tôn Đức Thắng). Đây là công trình xây cất theo kiến trúc Châu Âu do người Việt Nam thực hiện tại Sài Gòn. Công trình được khởi công từ tháng 9/1862 đến 18/7/1864 hoàn thành gồm nhà nguyện với ngọn tháp nổi bật trên cao xây theo kiểu Gô-thic, một tu viện, một nhà nuôi trẻ mồ côi và một tháp chuông. Công trình xây cất này là kết quả nghiên cứu kiến trúc châu Âu của Nguyễn Trường Tộ khi ông ở Hồng Kông. Qua nhiều lần sửa chữa trùng tu, ngày nay tu viện thánh Phao-Lô vẫn giữ đượcđường nét kiến trúc xưa, chứng tỏ tài năng kiến trúc của Nguyễn Trường Tộ không thua gì các kiến trúc sư người Pháp

Khuyết Danh
https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif
https://ssl.gstatic.com/docs/doclist/images/mediatype/icon_2_generic_x16.png



--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
-tuyệt đối không nhận mails nude,sex
-không đủọ̉c đã kích,bài bác tôn giáo,mạ lỵ cá nhân.
vì vậy xin sir,madam vui lòng:
-tôn trọng ý kiến thành viên khác
-không thích thì delete tuyệt đối không tranh luận mất hoà khí diễn đàn
-thành viên nào cố tình phạm lỗi sau ba lần sẽ bị ngủng tủ cách thành viên
Xin quý vị chấp hành...đễ diễn đàn thăng tiến...kính báo.
---
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "banvang" group.
To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email tobanvang+unsubscribe@googlegroups.com.
To post to this group, send email to banvang@googlegroups.com.
To view this discussion on the web visithttps://groups.google.com/d/msgid/banvang/549070338.2132826.1440835270633.JavaMail.yahoo%40mail.yahoo.com.
For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.