Wednesday, September 2, 2015

Bài Thơ Tình Mẹ


Tình Mẹ

Cha Mẹ đều thương con cái của mình như nhau, nhưng người cha thường ít khi bộc lộ ra ngoài, còn người mẹ thì luôn ôm ấp, vỗ về, lo lắng từng miếng ăn, giấc ngũ. Chính vì vậy mà thi ca thường ca ngợi người mẹ nhiều hơn người cha. Và con cái cũng vậy, luôn gần gũi với mẹ hơn là cha.

Theo phong tục tập quán của người Việt nói riêng, và người Á đông nói chung, thì người cha, dù thương con cũng không kém người mẹ, nhưng vì quan niệm rằng, người đàn ông là phải ra ngoài làm việc lớn, còn người đàn bà thì ở nhà cơm nước, dạy dỗ con cái. Cho nên những đứa con thường không có cảm giác gần gũi với cha hơn là mẹ.

Mẹ. Lòng mẹ, tình mẹ bao la như biển Thái Bình. Mẹ, mang nặng, đẻ đau, lo lắng cho con từ lúc lọt lòng với những ngụm sữa, miếng ăn, giấc ngũ. Rồi thời gian qua đi, đứa con lớn lên, mẹ cũng lại lo cho con miếng ăn, giấc ngũ, áo quần, chuyện học hành, chuyện bạn bè, và dạy dỗ con điều hay, lẻ phải để cho con trở thành người hữu dụng, có ích cho đời, xã hội, và gia đình. Nhưng những đứa con đâu hiểu được hết nỗi lòng của mẹ. Đôi khi lại trách mẹ sao quá bận tâm hay can thiệp vào đời sống của mình. Khi con ngỗ nghịch không nghe lời thì mẹ lại bị cha mắng rằng "con hư tại mẹ", hay "không biết dạy con", v.v... Nhưng cho dù những đứa con có quậy phá bao nhiêu thì mẹ vẫn thương, cha vẫn yêu, và con thì lại gần mẹ hơn cha. Đây dường như cũng là điều bất công cho những người cha???

Nhớ lại thời thơ ấu, dù nghèo khó, dù buôn bán tảo tần để kiếm tiền nuôi tôi ăn học, nuôi Ba ở tù CS, nhưng Mẹ tôi vẫn dành cho tôi những thứ tốt nhất, tạo điều kiện cho tôi được sung sướng, và tôi chỉ biết ăn, học, và chơi. Những khi buôn chuyến xa nhà, Mẹ thường rất lo cho tôi về ăn uống, ngũ, học hành, và mọi thứ khác trên đời, dù những lúc như vậy, tôi thường được Ngoại và các Dì chăm sóc, nhưng Mẹ vẫn không an tâm. Vì sao? Vì đó là tình Mẹ...

Hôm đến nhà Chú Vinh Hồ chơi, tôi đã chứng kiến được sự quan tâm, lo lắng của Cô cho cậu con trai của mình. Hôm đó là ngày con trai của Cô Chú trở về nơi nội trú để đi học. Vì đi học xa nhà, nên Cô đã chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho con trong những ngày xa nhà. Nhìn vào cóp xe với lỉnh khỉnh đủ thứ đồ ở trong đã nói lên sự lo lắng của người làm mẹ cho đứa con sắp đi xa. Và trước khi đi, Cô còn gọi lại và tự tay vác thêm một bao gạo thẩy vào trong xe. Bao nhiêu đó là bấy nhiêu tình thương của mẹ dành cho con. Nhìn cảnh nầy, tôi lại nhớ đến khoảng thời gian tôi đi làm việc xa nhà. Mỗi tuần tôi về nhà hai ngày nghĩ là Mẹ tôi lại lui cui nấu nướng đủ thứ món cho tôi ăn, rồi mang theo ăn trong tuần. Những khi trời nóng, trời lạnh, Mẹ cũng không quản ngại lạnh hay nóng, vẫn ra sau nhà lưới làm những món ăn ngon chờ tôi về, hay làm các loại bánh cho tôi ăn trong những ngày tôi ở nhà. 

Mẹ là vậy đó. Không chỉ Mẹ của tôi, mà hầu hết các bà mẹ nào cũng vậy. Đó là tình thương của mẹ cho con, một tình thương vô bờ bến. Những người con khi sống xa nhà, chắc hẳn đã nghiệm ra được rằng "không có sống với ai sung sướng bằng sống với cha mẹ." Đó là sự thật, đó là điều hiển nhiên.
QThai


Bài Thơ Cho Mẹ 

Ngọt ngào dòng sữa thơm ngon 
Mẹ tôi đã vắt nuôi con bao ngày 
Đến khi con mạnh chân tay 
Thì sức Mẹ yếu hao gầy vóc mai 

À...ơi...tiếng Mẹ khoan thai 
Ru cho con ngủ đêm dài thật sâu 
Mẹ già đêm thức canh thâu 
Khâu con tấm áo muôn màu tươi xinh 

Ngày mai bước vững yên bình 
Đời con sáng lạng một mình Mẹ chăm 
Con tươi trẻ, Mẹ quầng thâm 
Vai oằn gánh nặng bao năm Mẹ gồng 

Giờ con khôn lớn má hồng 
Mẹ vẫn còn phải nặng lòng lo âu 
Ơi ...à...tiếng Mẹ ru câu 
Mong con hạnh phúc ngày sau êm đềm 

À ơi...tiếng mẹ ru đêm 
Cho con say giấc ngọt mềm lời ru 
Tình mẹ êm dịu trời thu 
Con ơi....ngoan ngủ....hời ru....ru hời.... 
Sương Anh-2007



Cám ơn LMST
Cho nghe dòng nhạc hi sinh mẹ hiền
Cám ơn Quốc Thái Long Xuyên
Suy tư Mẹ trải bốn miền nhân gian.
Vinh Hồ

Mẹ
Kính tặng NT LMST và NV Quốc Thái

Đẹp thay tấm ảnh chín mươi năm
Nuôi con sống vất vả âm thầm
Hi sinh tất cả cho con cái
Mẹ là như thế! Lệ khôn cầm...

Vinh Hồ



(Nhung nhac pham ve Me cua NS Lmst)
 
www.lmstflorida.com/?259  Thu Duc Que Me (lmst) 2228 views
 
www.lmstflorida.com/?37    Ngay Cua Me (lmst) 2403 views
 
www.lmstflorida.com/?300  Con Hat Cho Me Hien Nghe (lmst) 2783 views
 
www.lmstflorida.com/?258  Thuong Cha Bang Nui Thai Son (lmst) 2030 views
 
www.lmstflorida.com/?340  Tre Gia Khoc Mang Non (lmst) 4016 views
(Bai dau tien trong doi lam nhac cua lmst viet vao nam 1950)
 
Chuc niem vui va binh an trong ngay,
 
lmst
 
 
 
 
In a message dated 9/2/2015 2:25:49 A.M. Eastern Daylight Time, VanNgheTuDo15@yahoogroups.com writes:
Nhớ lại thời thơ ấu, dù nghèo khó, dù buôn bán tảo tần để kiếm tiền nuôi tôi ăn học, nuôi Ba ở tù CS, nhưng Mẹ tôi vẫn dành cho tôi những thứ tốt nhất, tạo điều kiện cho tôi được sung sướng, và tôi chỉ biết ăn, học, và chơi. Những khi buôn chuyến xa nhà, Mẹ thường rất lo cho tôi về ăn uống, ngũ, học hành, và mọi thứ khác trên đời, dù những lúc như vậy, tôi thường được Ngoại và các Dì chăm sóc, nhưng Mẹ vẫn không an tâm. Vì sao? Vì đó là tình Mẹ…
Hôm đến nhà Chú Vinh Hồ chơi, tôi đã chứng kiến được sự quan tâm, lo lắng của Cô cho cậu con trai của mình. Hôm đó là ngày con trai của Cô Chú trở về nơi nội trú để đi học. Vì đi học xa nhà, nên Cô đã chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho con trong những ngày xa nhà. Nhìn vào cóp xe với lỉnh khỉnh đủ thứ đồ ở trong đã nói lên sự lo lắng của người làm mẹ cho đứa con sắp đi xa. Và trước khi đi, Cô còn gọi lại và tự tay vác thêm một bao gạo thẩy vào trong xe. Bao nhiêu đó là bấy nhiêu tình thương của mẹ dành cho con. Nhìn cảnh nầy, tôi lại nhớ đến khoảng thời gian tôi đi làm việc xa nhà. Mỗi tuần tôi về nhà hai ngày nghĩ là Mẹ tôi lại lui cui nấu nướng đủ thứ món cho tôi ăn, rồi mang theo ăn trong tuần. Những khi trời nóng, trời lạnh, Mẹ cũng không quản ngại lạnh hay nóng, vẫn ra sau nhà lưới làm những món ăn ngon chờ tôi về, hay làm các loại bánh cho tôi ăn trong những ngày tôi ở nhà.
Mẹ là vậy đó. Không chỉ Mẹ của tôi, mà hầu hết các bà mẹ nào cũng vậy. Đó là tình thương của mẹ cho con, một tình thương vô bờ bến. Những người con khi sống xa nhà, chắc hẳn đã nghiệm ra được rằng “không có sống với ai sung sướng bằng sống với cha mẹ.” Đó là sự thật, đó là điều hiển nhiên.

No comments:

Post a Comment