London có hầm cất trữ vàng 6000 tấn
Pádraig Belton
- 11 tháng 5 2016
Image copyrightAlamy Image caption Phải cần một bộ chìa khóa để vào được hầm để vàng của Ngân hàng Trung ương Anh (Ảnh: David Levenson/Alamy)
Dưới đường phố London là một mỏ vàng. Nó rộng 2.8 héc-ta ở khu tài chính, trung tâm thủ đô Anh, dưới đường và hệ thống tàu điện ngầm của phố Threadneedle là một mê cung hầm để vàng của 8 ngân hàng Anh chứa đầy thoi vàng với tổng giá trị 141 tỷ bảng (200 tỷ USD).
Thoi vàng được xếp thành hàng trên giá. Mỗi thoi khoảng 12 kg giá 350.000 bảng (500.000 USD), bằng giá trung bình một căn nhà ở Anh. Các thoi trông khác nhau chút ít tùy nơi chế tạo. Một số có vát cạnh để dễ cầm, một số khác trông như ổ bánh mỳ.
Nơi đây không có mùi, không tiếng ầm vì tường bê tông hầm rất dày.
Tuy nhiên ở đây giữ một trong những tài sản được buôn bán quan trọng nhất thế giới. Gần hết các nước thỏa thuận kinh doanh là theo vàng. Giá vàng là thước đo cốt yếu về niềm tin của người tiêu dùng. Giá vàng cao khi thị trường bất ổn, và trước bầu cử ở Mỹ, như lúc này.
“Vàng là tài sản phòng bất trắc,” Jonathan Spall, nhà buôn vàng và nay là giám đốc G Cubed Metal, nói.
Những hầm này nằm ngay ở trung tâm của thị trường vô cùng quan trọng và dễ biến động này.
Khoảng 20% tất cả vàng của các chính phủ trên thế giới là ở London. Tổng cộng là 6.256 tấn vàng ở trong hầm và ở trong và quanh vùng London với trị giá 172 tỷ bảng (248 tỷ USD).
Riêng hầm của Ngân hàng Trung ương Anh chứa 5.134 tấn, gồm cả dự trữ chính thức của Bộ Tài chính Anh và phần lớn số vàng buôn bán ở London. Vàng của 30 nước khác cũng ở đây cùng với các kho cất giấu của khoảng 25 ngân hàng.
Nhiều vàng được giữ ở thủ đô Anh một phần là để giữ nó gần nơi nó được buôn bán và cũng vì ở đây an toàn.
Cất giấu sức mạnh
Image copyrightAlamy Image caption Giao dịch vàng lên tới 85 tỉ bảng (120 tỉ USD) mỗi ngày (Ảnh: David Levenson/Alamy)
Các hầm của Ngân hàng Trung ương Anh được xây năm 1930. Trong Thế chiến Hai khi vàng của Anh được bí mật chuyển đi Canada thì một hầm được dùng làm nhà ăn cho nhân viên Ngân hàng. Tranh quảng cáo hãng tàu biển du lịch P&O vẫn còn dán trên tường. Sau này, năm 1940, hầm được dùng làm nơi tránh bom.
Nhưng từ 1945 các hầm được dùng chủ yếu để trữ vàng.
Giữ của cải trong một két to có vẻ thích hợp hơn với triều đại Tudor hơn là một ngân hàng trung tâm hiện đại. Nhưng Ngân hàng Trung ương Anh vẫn không chỉ dùng các hầm mà cả các chìa khóa dài 3 feet để mở. Những người trong cuộc nghĩ rằng mở hầm nếu chỉ bằng điện tử không thôi có thể bị lợi dụng (tuy thế bạn vẫn phải nói mật khẩu vào micro và máy tính sẽ nhận biết mẫu giọng đăng ký).
Điều ngạc nhiên là vàng được chở tới London theo phương pháp cổ truyền. Một số đến theo đường biển do các hãng chở dầu như PAMP hoặc Rand Refinery.
Image copyright AP
Vàng cũng được chở bằng máy bay hành khách thông thường. “Ở những khoang hàng của máy bay hành khách, ta có thể thấy vàng, hoa tươi và xác người chết,” Ruth Crowell, trưởng phòng của Hiệp hội Thị trường Vàng London, nói.
Nhưng tìm nơi chứa vàng khó hơn tìm phương tiện vận chuyển. Do nền đất của London là đất sét và vàng lại nặng nên chất vàng cao quá thì hầm sẽ bị lún, Crowell nói. (Nhà cao tầng thì đế móng rộng hơn nên ít có rủi ro đó)
Với các thành phố khác thì vấn đề này ít hơn. Ở Manhattan móng nhà là đá nên Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có thể xếp vàng từ sàn tới nóc
Vì vậy có sự hạn chế xếp vàng trong hầm, tầng trên cùng chỉ được xếp 4 lớp giá, tầng dưới 6 lớp giá.
Nghĩa là London cần trải rộng diện tích vàng để tránh lún, và cần nhiều hầm loại nhỏ hơn nữa.
Vì vậy không phải chỉ dưới đường phố của thành phố là có vàng. Có 7 hầm loại nhỏ dưới đường vành đai M25 thuộc các ngân hàng như JP Morgan và HSBC, trong đó 3 hầm tại các công ty vận tải quanh sân bay Heathrow.
Từng chủ sở hữu cố gắng giữ bí mật vị trí hầm của mình. Thí dụ khi các nhà báo CNBC thăm JP Morgan năm 2011 họ phải nộp lại điện thoại di động và đi xe có cửa sổ bịt kín.
Định giá vàng
Image copyright OtherImage caption Những hầm chứa vàng của ngân hàng được sử dụng làm nhà ăn cho nhân viên năm 1930 (Ảnh: Bank of England)
Không phải chỉ có vị trí hầm là bí mật. Bản thân thị trường vàng cũng bí mật và thủ cựu trong truyền thống và nghi thức, đặc biệt về hệ thống ấn định giá vàng.
Các cuộc họp định giá vàng hoặc “họp chốt giá”, trong đó hiện có 12 thành viên trực tiếp đến từ Anh, Mỹ, Canada, Trung Quốc và Pháp, diễn ra hai lần mỗi ngày. Khi giá trùng khớp cung và cầu thì giá được chốt lại.
Cho đến 2015 việc này được thực hiện bằng lời: chủ tịch sẽ nêu thử các giá khác nhau với các thành viên, từng người sẽ nói nếu với giá đó thì họ sẽ mua hay bán vàng. Từ 1919 đến 2004 họp chốt giá ở London được thực hiện với sự hiện diện của thành viên. Trước đây, nếu một thành viên muốn tạm dừng tiến trình (thí dụ muốn đổi giữa mua và bán) thì người đó sẽ giơ một cờ Anh nhỏ lên.
Năm 2004, họp chốt giá được chuyển đến phòng họp điện thoại. Chỉ mới năm ngoái hệ thống này đổi thành một sàn đấu giá điện tử hiện đại do Intercontinental Exchange vận hành, nó thuộc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán New York.
Image copyright OtherImage caption Các nhà buôn vàng ở Paris trả lời giá chốt cuối cùng, tháng 11/1967 (Ảnh: Reg Lancaster/Daily Express/Getty)
“Nếu mọi người biết có 2 điểm mấu chốt trong ngày để xuất hiện thì bạn sẽ có sự cân đối thanh khoản tốt nhất giữa mua và bán,” Matthew Glenville, trưởng ban vận hành của Intercontinental Exchange Benchmark Administration, nói.
Giá ‘thời điểm’ này sau đó được dùng làm mốc cho người dân mua và bán vàng trên khắp thế giới, một thị trường mà tổng giá trị giao dịch khoảng 85 tỷ bảng (120 tỷ USD) một ngày.
Tài sản mang theo
Image copyright OtherImage caption Hơn nửa số vàng trên thế giới được làm thành đồ trang sức, như những món đồ tại tiệm vàng này ở Kolkata, Ấn Độ (Credit: Dibyangshu Sarkar/AFP/Getty)
Ở thời kỳ mọi việc suôn sẻ thì vàng ít là nhu cầu. Nhưng khi nền kinh tế gặp khó khăn thì vàng lên giá vì nó là tài sản trữ an toàn, không như giữ tiền mặt dưới đệm giường, mà còn là cách để bảo vệ chống rủi ro của các thị trường khác.
Vì vậy vàng lên giá khi thị trường dễ biến động. Khi chỉ số Dow Jones giảm 1.000 điểm vào tháng 8/2015 thì giá trung bình của giá chốt buổi sáng đã tăng hàng tháng, tăng từ 705 bảng (1.000 USD) vào tháng 12 tới 870 bảng (1.250 USD) vào tháng Ba. Khi thị trường chứng khoán xuống dốc thì các chính phủ và nhà đầu tư tư nhân giảm vốn cổ phiếu và mua vàng, như Nga và Trung Quốc đang làm lúc này.
Cho dù như vậy, chỉ có 32% vàng của thế giới là do các chính phủ, ngân hàng và nhà đầu tư thực tế nắm giữ trong kho. Khoảng 12% được dùng cho công nghiệp, như cho mạch điện tử. Và hơn một nửa được dùng cho đồ trang sức.
Trung Quốc và Ấn Độ là những thị trường hàng trang sức đặc biệt lớn, tổng cả 2 nước chiếm một nửa nhu cầu thế giới. Riêng ở Ấn Độ một măm có 10 triệu đám cưới, mỗi đám mua trung bình mua khoảng 30-40 gam vàng.
Năm 2000 Trung Quốc và Ấn Độ chiếm tỷ lệ dưới 10% của nhu cầu vàng thế giới,” Ross Norman, giám đốc hãng buôn vàng Sharps Pixley, nói. “Nay tỷ lệ lên 90%.”
Image copyright OtherImage caption Một cô dâu tại Ahmedabad, Ấn Độ; trong mỗi đám cưới tại nước này người ta thường mua trung bình từ 30 đến 40g vàng (Credit: Sam Panthaky/AFP/Getty)
Với sự dễ biến động của các đồng tiền chính và thị trường chứng khoán ta không ngạc nhiên gì là vàng lại trở thành mốt. Biểu hiện là tháng 1/2016 vừa qua có lễ khai mạc phòng trưng bày vàng đầu tiên của London.
Hãng buôn vàng Sharps Pixley ở ngay đối diện với câu lạc bộ tư nhân White’s and Boodle’s ở trung tâm của khu hàng cao cấp St James. Tòa nhà này có trang trí nội thất rất sang trọng.
Nếu bạn muốn có vài thoi vàng hôm nay, thì hãng Sharps Pixley sẽ bán trực tiếp tại quầy theo những thoi từ 1 kg (28.058 bảng) xuống tới 1 gam (33,89 bảng).
Nhưng với giá vàng đang tăng bạn nên mang theo “thẻ vàng” để rút được nhiều và đủ tiền mua sắm.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment