Friday, December 25, 2015

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG

NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG
Hai Hùng SG

Image result for NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SAIGON ĐÊM NOEL
Cái không khí lạnh từ phương bắc ùa về bất chợt khiến cho dân Sài gòn phải co ro khi màn đêm buông xuống, vùng đất này đã từ lâu chỉ thuần hai mùa mưa và nắng. Do vậy mà năm ấy, tôi mới biết thế nào là cái lạnh thật sự của mùa Đông .
Nhìn tờ lịch treo trên tường đã là hai mươi bốn tháng mười hai. Vậy là một mùa Noel lại về với quê hương trong thời chinh chiến. Tuy sống trong thủ đô nhưng hàng đêm, tôi vẫn nghe tiếng súng đì đùng từ xa vang vọng về. Thỉnh thoảng dỏi mắt về phía xa xa nơi tiền tuyến, thấy những đóm mắt hỏa châu soi sáng trong đêm trường khiến tôi có cái cảm giác man mác buồn và bất an trong lòng khi quê hương vẫn còn tràn lan cơn binh lửa .

* * *
Buổi học sáng hai mươi bốn nọ, tôi thấy sao thời gian dài lê thê bởi cả đám bạn tôi không kể lương hay giáo đều hẹn cùng nhau đêm này phải ra trung tâm Sài gòn để xem cái không khí đêm giáng sinh ở Nhà thờ Đức bà ra sao thay vì hưởng Noel nơi vùng ven đô như mọi năm .
Không biết có phải vì háo hức mong cho cuộc vui mau đến hay chăng mà mấy nàng trong nhóm của chúng tôi chểnh mãng việc học, các cô nàng cứ châu đầu vào nhau to nhỏ bàn bạc khi đêm về sẽ mặc quần áo, giày dép và trang điểm ra sao. Lúc này trên bục giảng, thầy Khoa đang say sưa giảng bài, bổng dưng có tiếng khúc khích cười từ “xóm nhà lá” nơi cuối lớp vang lên. Khẻ chau mày, thầy Khoa ném cái nhìn qua đôi mục kính, thấy các cô nương đang "họp chợ”, thầy bèn gỏ mạnh cây thước kẽ trên bàn, âm thanh vang dội khiến các cô nàng hốt hoảng im thin thít. Chỉ cây thước kẽ về phiá mấy "bà tám”, thầy Khoa nói :
– Nè nè mấy em ngồi chổ bàn của em Nhàn lên hết trên đây cho tui, giờ học không lo nghe tui giảng bài mà nói chuyện rân trời ai chịu đời cho thấu?
Cả bầy "Thiên nga” lần lượt đứng xếp hàng nơi bục giảng, gương mặt các nàng lúc này chẳng nàng nào có mùa xuân, thầy Khoa cất giọng hỏi :
– Nãy giờ nói gì với nhau đâu, kể cho tui nghe coi, phải nói cho đúng sự thật nghe, cố tình nói sai là tui giải giao các em cho thầy giám thị tính sổ với mấy em luôn.
Con Nhàn là cái đứa trong nhóm “xóm nhà lá” đồng lòng tôn là bậc đàn chị của nhóm, có lẽ vì cái danh vị này nên Nhàn vội lên tiếng trả lời :
– Thưa thầy ! Tụi em… Tụi em…
Thấy thái độ rụt rè của con Nhàn thầy Khoa mĩm cười và nói :
- Tụi em…Tụi em đang bàn chuyện đi chơi đêm nay đúng không ?
Như sắp chết đuối mà vớ được cái phao, Nhàn không xác nhận đúng sai mà nó hỏi vặn lại thầy Khoa:
- Ủa sao thầy hay quá vậy, chuyện gì thầy cũng biết hết trơn?
Thầy Khoa cười to lên khiến cái kiếng đang nằm trên sóng mũi giật giật lên theo tiếng cười của thầy. Đợi cho cảm xúc lắng xuống, thầy Khoa mới nới :
- Tui cũng từng mang tâm trạng như các em thôi. Ngày trước mỗi lần đến Noel, cái không khí chộn rộn của phố xá nó lây lan vô không khí của học đường, tui cũng từng bị thầy bắt tại trận như các em hôm nay. Vì tính chất quan trọng của bài tui đang giảng, mong các em chăm chú nghe để làm bài cho tốt, tôi tha cho các em lần này, nên nhớ không có lần sau đâu nhé!
Được thầy tha cho một bàn thua trông thấy nên cả đám con gái “tội đồ” này cùng đồng thanh la lên:
- Chúng em cám ơn thầy ạ !
Như muốn tạo không khí vui vẻ cho buổi học, thầy Khoa nói đùa theo:
– Thôi được rồi, tui lấy cám nuôi heo, còn ơn thì trả lại cho mấy người đó!
Sau câu nói của thầy, cả lớp cười vang lên khiến cho buổi học hôm ấy đã hằn in lên trí nhớ chúng tôi chắc chẳng bao giờ phai nhạt.

* * *
Trời về khuya, gió lạnh thổi thốc từng cơn, trên đường xe cộ đông đúc, khách bộ hành phải chen chúc nhau trên vỉa hè, nam thanh nữ tú cặp kê cùng nhau đến nhà thờ để mừng thánh lễ, không khí thật vui và đầy màu sắc. Chúng tôi cũng từng cặp, chở nhau bằng xe đạp, đoạn đường từ chợ Gò vấp để ra được đến nhà thờ Đức Bà phải qua nhiều dốc, cái dốc mệt nhất là dốc cầu Bông vì nó cao hơn những cái dốc khác trên suốt con đường chúng tôi đi. Sau lưng tôi, trên cái “bọt ba ga” là con Nhàn. Hôm ấy, Nhàn vẫn mặc cái áo dài trắng như những hôm đi học. Cũng may Nhàn có thân hình mảnh mai nên cái thân ròm của tôi cũng bớt mệt nhọc khi đưa nàng đến nơi. Tội nghiệp nhất là thằng Xuân, nó kết thân với con Xinh từ lâu, hai đứa thật xứng đào xứng kép, thằng Xuân thân hình bệ vệ, còn con Xinh thì thân hình hơi đẫy đà nên khi chở con Xinh đến nơi thì cái áo của thằng Xuân ướt nhẹp như vừa mắc phải cơn mưa giữa mùa đông giá buốt. Đang hổn hển thở vì mệt nhưng khi nghe con xinh thỏ thẻ hỏi :
- Anh Xuân chở Xinh có mệt lắm không?
Không cần hỏi, chỉ cần nhìn gương mặt thằng Xuân thì tôi cũng có câu trả lời rồi nhưng khi nghe nó trả lời với con Xinh thì trong bụng tôi nói thầm "Thằng quỷ Xuân này dóc tổ". Tuy nhiên lúc này tôi mới nghiệm ra sức mạnh của tình yêu là đây.
– Ối xời, Xuân chở Xinh đi cùng trời cuối đất cũng chẳng biết mệt là gì, ba con dốc lẻ lẻ như dốc cầu Bông ở Đakao nhằm nhò gì!
Nghe Xuân nói vậy, Xinh lấy làm vui ra mặt, nó mở bóp lấy cái khăn mù xoa màu hồng thơm mùi nước hoa thật ngọt, nó chậm những giọt mồ hôi còn đọng trên gương mặt thằng Xuân, Tôi thấy hai đứa thể hiện tình cảm dành cho nhau thật nồng nàng và sâu lắng, tôi thầm ước ao sao Nhàn không có cái cử chỉ chăm sóc mình như con Xinh đối với thằng Xuân nhỉ? Sau này thì tôi mới biết hai đứa chúng tôi tuy có cảm tình cùng nhau nhưng chưa ai dám thố lộ công khai, Nhàn thì e ấp còn tôi thì đúng là "thỏ đế” nên tình cảm chúng tôi nó cứ như lục bình trôi sông .

* * *
Gửi xe xong, chúng tôi cùng nắm tay nhau rảo bước đến nhà thờ, trong đầu tôi chợt nhớ những bản nhạc tình trong mùa Noel :
"Chúa ơi! Con là người ngoại giáo, trót yêu, yêu một người có đạo. Chắp tay con quỳ lạy chúa trên cao, tuy con sinh ra là người ngoại đạo nhưng chủ nhật thường hay đi xem lễ …”
Len lỏi qua những dòng người đông đúc, chúng tôi cũng vào được gần cửa chính của Vương cung Thánh đường. Đứng nép sát bên Nhàn, hương thơm da thịt của nàng lan tỏa vào mũi tôi khiến tôi ngây ngất nhưng tôi cố gắng kiềm chế những ý nghĩ đen tối vì mình đang cùng một con chiên của Chúa mừng thánh lễ chờ giờ phút thiêng liêng của đêm Chúa Giáng Sinh. Tôi chợt nhớ lại những bài hát nói trên diễn lại mối tình của người tuy khác tôn giáo mà chàng trai nọ thường xuyên đi lễ với người yêu sao giống tình trạng của tôi đêm Noel ấy vô cùng. Nhìn lên bàn thờ tượng Chúa trên Thập tự giá, nhìn tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá thật to, nhìn đức cha đang rao giảng các bài thánh kinh, nhìn những con chiên đang cung kính đã khiến tôi, một người ngoại giáo, cũng dâng lên một niềm tin dạt dào về tình yêu và những phép lạ của Ngài ban cho loài người. Liếc nhìn Nhàn, tôi thấy nàng như đang nguyện cầu cho người mẹ tật nguyền của mình được mãi mãi bình an trong vòng tay của Chúa, bất giác tôi cũng thầm nguyện cầu cho mẹ của Nhàn đươc nhiều may mắn để bù đắp lại khiếm khuyểt bà đang mang.

* * *
Tan lễ, chúng tôi cùng nhau trở về, đến dốc cầu Bông xe đang bon bon đổ dốc, bổng đâu từ trong hẻm có hai tên nhóc tì phóng xe đạp tông ngay vào xe tôi khiến tôi té lăn bò càng trên đường, Nhàn thì may mắn hơn, chỉ bị té nhẹ nên không mảy may gì cả, chỉ tội cái vạt áo dài bị rách một chút.
Thằng Xuân đến đở tôi dậy nhưng chân tôi bị đau điếng phải bước đi khập khểnh. Rốt cuộc, Nhàn phải đèo tôi về, ngồi sau lưng nàng một lần nữa, tôi "nghe" được hương thơm dịu mát của Nhàn. Đã vậy, Nhàn còn sợ tôi ngồi không vững nên yêu cầu tôi quàng tay ôm qua hông nàng càng khiến tôi có cảm giác ngất ngay khó tả. Lúc này, tôi lại thầm cảm ơn hai tên nhóc kia đã vô tình tạo điều kiện cho tôi cái cơ hội ngàn năm một thuở này. Nhưng ngồi sau để Nhàn chở, tôi thấy nó kỳ kỳ sao đó vì nó giống như cái “rờ mọt” đang kéo cái đầu xe .
Tiệc "rờ vi dông” ở nhà Nhàn kết thúc, tôi ra về mà trong lòng vẫn còn vương vấn cái mùi hương trinh nguyên của người mình yêu mến .

* * *
Tôi nhập ngũ, ra chiến trường, mùa Noel đầu tiên xa nhà, tôi nhớ lắm gia đình, nhớ cô bạn học tên Nhàn đã có một đêm Noel ngọt ngào bên nhau năm nào. Đêm Noel đầu tiên ở chiến trường An Lộc, phía xa xa ngoài vành đai thị xã cũng râm ran tiếng súng, cũng hỏa châu xoay ngang lưng trời. Trong đơn vị, tôi nằm ngủ cạnh hang đá do anh em đơn vị tự làm, cũng Chúa Hài Đồng, cũng máng cỏ, Thiên thần vây quanh, những dây đèn màu nhấp nháy liên tục nơi hang đá khiến tôi liên tưởng đến các vì sao trên trời cao đang soi sáng cho trần thế và cũng để soi sáng cho những người yêu thương tìm đến để cùng nhau sống muôn đời bên nhau.

Wednesday, December 23, 2015

Tuesday, December 22, 2015

Thơ Đường luật nối tiếp

GIẤC MƠ ĐÔNG
Một sáng tôi về nắng chẵng trong
Mù mờ có lẽ giấc mơ đông
Đường xưa thuở đó cây xanh biếc
Lối cũ giờ đây máu đỏ hồng
Phố chợ tự do người cướp của 
Ruộng đồng dân chủ kẻ lường công
Bơ ngơ cố quốc khung trời lạ
Biết nói cùng ai cảnh giữa dòng

* *


Biết nói cùng ai cảnh giữa dòng
Giữa ngàn mây khói cỏi thinh không
Thương dân áp bức trên ông đảng
Khóc nước kẹp kềm dưới đảng ông
Cũng cố độc tôn bài đấm đá
Duy trì đơn tộc vở xiềng gông
Trời ơi! Ông có hay không vậy?!
Sao để dân Nam cứ não lòng!

Nam Thảo


Sao để dân Nam cứ não lòng!
Kêu gào mà có thấu Trời không?
Nhà tan cũng bởi tay thằng đảng,
Nước mất là do đầu quỉ ông.
Tàu lấn biển Đông quan dám đá?
Dân đòi đất ruộng tướng liền gông.
Vì ai nước Việt ra nông nổi,
Bị bão đỏ kia nhấn xuống dòng?

***********
Bị bão đỏ kia nhấn xuống dòng,
Bao giờ mới khỏi cảnh chờ trông?
Công an tống cổ dân vào khám,
Quân đội xích chân người lập công.
Một lũ ương hèn quỳ Hán đỏ,
Mấy tên nhát hít lạy Bình ngông.
Mong ôm chân hắn mà vơ vét,
Bóp nát quê mình hở mấy ông?
QThai

Thursday, December 17, 2015

hinh anh ngay Thu Ve trong Mat Em.

Moi quy AC vo trang hinh sinh hoat de xem day du hinh anh ngay Thu Ve trong Mat Em.
 

Cuốn sổ nợ "đặc biệt của Mẹ kế"

Cuốn sổ nợ "đc biệt của Mẹ kế"

Mẹ bỏ nhà đi khi cô còn bé, cô sống với cha đến năm 5 tuổi thì cô có mẹ kế. Cha con cô sống ở nhà mẹ kế, mọi chi tiêu đều nhờ vào tiền của bà.

Mẹ kế có một người con trai lớn hơn cô ba tuổi, không ức hiếp cô nhưng rất ít nói, thỉnhthoảng lại dùng ánh mắt lạnh lùng nhìn cô. Bà có một cửa hàng bán trái cây, bà đối xử với cha con cô cũng rất tốt.


Kể từ ngày mẹ đẻ bỏ cô mà đi, cô sống khép kín, ít nói, không thân thiện với mẹ kế. Bà đóng học phí cho cô, giặt quần áo cho cô. So với những đứa trẻ khác, cô không quá hạnh phúc nhưng cũng không đến nỗi khổ sở.


Cuộc sống cứ thế trôi qua cho đến năm cô lên 10 tuổi, công trường nơi cha cô làm việc bị sập do quá cũ, công nhân làm việc ở đó bị vùi trong đống cát, trong đó có cha cô.


Lúc cô chạy đến bệnh viện, cô thấy người ta đã phủ tấm vải trắng lên người, mẹ kế đang khóc lóc vật vã bên cạnh. Cô đứng chết lặng trước phòng bệnh, cậu con trai của mẹ kế đẩy cô vào: “Nhanh lại nhìn cha lần cuối đi!”. Nói rồi, cô chạy nhào đến, khóc thét một tiếng rồi ngất lịm trên người cha cô.


Ngày tiễn đưa cha, cô như người mất hồn bên di ảnh của cha, những người xung quanh xì xào, đứa bé thật tội nghiệp, kiểu gì chẳng bị mẹ kế đuổi ra khỏi nhà. Tối đó, cô mơ thấy mình quần áo rách rưới, ăn xin ở ngoài đường. Cô bừng tỉnh và cảm thấy sợ hãi vô cùng.


Sáng sớm, mẹ kế vẫn như thường ngày, thức dậy nấu cơm, gọi cô dậy ăn sáng rồi đi học như chưa có chuyện gì xảy ra vậy. Đầu cô đau như búa bổ, cô thấp giọng van nài: “Hôm nay con có thể nghỉ một hôm không ạ? Con nhớ cha!”.


Bà lạnh lùng nói: “Không được! Không đi học thì cha cô có sống lại được không? Nếu có sống ông ấy cũng không đồng ý chuyện này đâu”.


Cô vác ba lô đi học trong nước mắt. Trước khi ra khỏi 
nhà, mẹ kế đứng đằng sau la lớn:“Đặng Phương Anh, cô nhớ cho tôi, bắt đầu từ hôm nay, tôi không muốn nhìn thấy cô khóc, nghe rõ chưa?”.

Cũng bắt đầu từ hôm đó, mẹ kế dường như không bao giờ cười với cô, thái độ của bà khác hẳn so với khi cha cô còn sống. Cô bắt đầu nghĩ đến lời dân làng nói và thấy nó đúng thật. Cô tự nhủ mình nhất định phải lớn nhanh và rời khỏi ngôi nhà này.


Năm học lớp bảy, lần đầu tiên có chu kỳ, cô sợ hãi. Mẹ kế cô biết chuyện liền vứt cho miếng băng vệ sinh, cô loay hoay không biết thế nào, bà cũng không giúp mà nghiêng mắt nhìn cô: 
“Đặng Phương Anh, chuyện gì cũng phải dựa dẫm vào người khác mới làm được à ?”.

Cô uất ức nhưng không biết nói với ai, 
cô nhủ mình phải học cách tự lập, không được nhờ cậy vào ai nữa.

Cô bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, khâu áo. Cũng từ đó, mẹ kế không giặt đồ cho cô nữa.


Mặc dù mẹ kế không phải là người học giỏi, con trai bà cũng không có thành tích học tập tốt, tốt nghiệp xong chuyển sang học trung cấp nhưng bà yêu cầu cô phải xếp nhất lớp, nếu không thì sẽ bị phạt.


Mặc dù năng lực học tập của cô không đến nỗi nhưng để giành được vị trí nhất lớp là điều quá khó khăn. Cô hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với cô, chắc bà ta đang tìm trăm phương nghìn kế để đuổi cô ra khỏi nhà, nhưng cô không thể ra đi lúc này được bởi cô không muốn làm một kẻ ăn mày.


Và rồi, cô lao đầu vào học, học ngày học đêm, có nhiều lúc buồn ngủ quá cô gục xuống bàn, một lát sau lại tỉnh dậy đi rửa mặt và học tiếp. Thực ra cô rất chán ghét việc học nhưng cô không có sự lựa chọn nào khác. Kết quả thi cuối năm công bố, cô vượt lên bao nhiêu bạn trong lớp và giành được vị trí thứ ba. Giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn trong lớp đều ngạc nhiên bởi không ai ngờ cô lại giành được vị trí như vậy. Ấy thế nhưng cô không có chút niềm vui của kẻ chiến thắng, bởi trong cô lúc này là nỗi lo phải đối mặt với mẹ kế.


Tan học, cô sợ phải về nhà, cô vừa bước đến cửa, mẹ kế đã chỉ thẳng vào góc tường và mắng: 
“Đúng là đồ phế vật, mau quỳ xuống cho tôi!”. Thì ra, trước lúc cô về, mẹ cô đã đến hỏi bạn bè. Cô quỳ vào góc tường, không khóc một tiếng. Hai từ “phế vật” luôn ám ảnh trong đầu cô, nó thôi thúc cô quyết tâm phải đậu Đại học, để xem bà ta có dám mắng nhiếc cô thế nữa không.

Chuyện mua bán của mẹ kế không được thuận lợi như trước. Ngày nào về cô cũng nhìn thấy bà ngồi đếm những tờ tiền, mà tiền thì ngày càng ít đi. Cô cầu mong ông trời đừng để cho mẹ kế không kiếm ra tiền, vì như thế cô sẽ không được đi học nữa.


Lần đó, cô bạn gần nhà sang tìm cô, mẹ kế mở cửa, cô bé kia vội nói: “Bạn Phương Anh có ở nhà không ạ? Bạn ấy mượn sách tham khảo của cháu, sắp thi tốt nghiệp rồi, cháu đang cần gấp ạ!”.


Sách tham khảo không hề rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộm, giá của một quyển phải mất hơn năm chục nghìn, vì thế nhiều lần muốn xin tiền nhưng cô không dám mở miệng.


Hôm sau, bà bỗng đưa cho cô tờ một trăm nghìn, vứt vào người cô như kiểu bố thí: 
“Cầm tiền mà đi mua sách! Tôi không cho không đâu, tôi ghi hẳn vào sổ nợ đấy!”.

Cô thi đậu vào trường điểm cấp ba, những tưởng rằng mẹ kế sẽ bớt đay nghiến cô nhưng khi bà cầm tờ giấy báo trúng tuyển căm cụi tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bẩm trong miệng: 
“Đúng là con quỷ đòi nợ! Nếu không vì sau này cô sẽ trả nợ cho tôi thì còn lâu tôi mới nuôi cô ăn học!”. Cô nói với mẹ ở trong ký túc cho đỡ tiền, bà dí tay vào trán cô nói với giọng đay nghiến: “Ở trong trường không tốn tiền à?”.

Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, cô khóc. Kể từ khi cha mất, đây là lần đầu tiên cô khóc, 
cô khóc trong sự sung sướng. Ngày lên trường đăng kí nhập học, mẹ kế gói bánh cho cô ăn, bà không nói gì, cũng không tiễn cô. Còn cô thì vui mừng vì đã thoát được cái ngôi nhà này, giờ cô không cần tiền mẹ kế gửi nữa bởi cô đã có thể tự kiếm tiền thêm từ việc dạy kèm, nghỉ hè cô không về nhà và dần dần hình ảnh mẹ kế bị phai nhòa trong đầu cô.

Năm thứ ba, trước giờ giao thừa, cô nhận được điện thoại của cậu con trai bà. Anh ta chỉ nói muốn cô về nhà một chuyến rồi cúp máy. Cô không muốn quay lại ngôi nhà đó, nơi đó có gì để cô luyến tiếc đâu. Nhưng rồi, cô cũng về xem sao.


Về đến nhà, cô chỉ nhìn thấy người con trai ngồi ở ghế, cô cũng không muốn hỏi bởi vốn dĩ cô không quan tâm. Nhìn thấy cô bước vào, anh trai đứng dậy và đưa cho cô một quyển sổ cũ. 
Đó là sổ nợ của mẹ kế.

Cô cười nhạt, cầm quyển sổ trên tay, cô nhìn anh ta với vẻ mặt khinh bỉ:


“Sao, bây giờ muốn đòi nợ tôi à?”

Bỗng từ trong sổ rơi ra một quyển sổ tiết kiệm, đó là số tiền sang sạp trái cây mà mẹ kế để lại cho cô, còn ngôi nhà thì mẹ để lại cho anh trai. 
Mẹ đã qua đời…

Đó không phải sổ nợ mà là quyển nhật ký của mẹ kế. Tay cô run run lật từng trang nhật ký, 
cô ngồi thụp xuống và nước mắt vỡ òa.

Mẹ kế viết: 
“Ông à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu. Tôi nhất định sẽ nuôi Phương Anh ăn học nên người, nó sẽ làm ông mở mày mở mặt. Ông đừng trách tôi tàn nhẫn với con nhé. Phương Anh không giống với những đứa trẻ khác, nó không có cha mẹ bên cạnh, vì thế nó phải học cách kiên cường, tự lập, nhịn nhục, chịu khổ. Nó thi không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, bởi người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông.

Tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết liệu mình dạy con như vậy có đúng không nhưng giờ con bé đậu Đại học rồi, đã đến lúc nó tự lo cho bản thân mình được rồi. Tôi mừng cho nó, đã đến lúc tôi đi gặp ông, tôi mệt lắm rồi, tôi muốn được nghỉ ngơi!.

Phương Anh à, hãy cho mẹ được xưng hô mẹ với con. Mấy năm nay, con không về thăm mẹ, mẹ rất buồn. Chắc là con rất ghét mẹ đúng không, mẹ biết điều đó. Hãy cố gắng học tập thật tốt, tự chăm lo cho bản thân mình nhé! Tuy không phải con ruột nhưng mẹ muốn nói rằng “Mẹ yêu con!”.

Có những người, dù không phải ruột rà máu mủ nhưng họ vẫn luôn giàu tình yêu thương, luôn muốn chở che cho người khác. Ở đời vẫn luôn có những bà mẹ kế như thế này, hành động của bà đã hoàn toàn xóa tan quan niệm xưa:


“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”.


Theo Thu Hương / Một Thế Giới


Monday, December 14, 2015

CHIM LẠ.‏

Mời click vào 3 chữ màu xanh này -> THÀNH PHỐ GIÓ để xem và giới thiệu Blog của tôi. Xin cám ơn.


Birds.
By Jim Ridley
By Jim Ridley
Cranes have an amusing way of flying, legs down.
Cranes have an amusing way of flying, legs down.
More cranes
Crane family
Tanninger
Tanninger
Chestnut eared Aracari  by Octavio Campos
Chestnut eared Aracari by Octavio Campos Salles
Balit Mynah by cm2852 on Flickr
Balit Mynah by cm2852 on Flickr
White-bellied Yuhina, taken at Yangmingshan, Taipei City, TAIWAN
White-bellied Yuhina, taken at Yangmingshan, Taipei City, TAIWAN
Old Dutch Capucine (Photos by Richard Bailey, Caters News
Old Dutch Capucine (Photos by Richard Bailey, Caters News
comorant,  by Sandy Scott
comorant, by Sandy Scott
Eastern rosella,  by David Cook Wildlife Photography
Eastern rosella, by David Cook Wildlife Photography
Fiery-throated Hummingbird by Mauro Roman
Fiery-throated Hummingbird by Mauro Roman
Indian Roller bird,  by najeebkhan2009 on Flickr
Indian Roller bird, by najeebkhan2009 on Flickr
bird, orange
By Paul Bratescu
 The Pink-necked Green Pigeon is NOT photoshopped.  It is found in Southern Asia.
The Pink-necked Green Pigeon is NOT photoshopped. It is found in Southern Asia.
with babies, by Ris Seet
with babies, by Ric Seet
 The Sunbittern, Le Caurale soleil  by Nature & Découverte
The Sunbittern, Le Caurale soleil by Nature & Découverte
birds, (2)birds via kath (2)birds, 2
 Altia, a 7 week old Siberian Eagle Owl, the largest species of owl in the world meets Powys, a 5 week old Little Owl. The pair are being raised at The Scottish Owl Centre.
Altia, a 7 week old Siberian Eagle Owl, the largest species of owl in the world meets Powys, a 5 week old Little Owl. The pair are being raised at The Scottish Owl Centre.
birds, 5birds, 4
Banded Kingfisher
Banded Kingfisher
Black-naped monarch
Black-naped monarch
Curl-Crested Aracari ,  yes, check out the pin curls
Curl-Crested Aracari , yes, check out the pin curls
Do you, like me, ever wonder if some of these birds are too weird, too cute or too colorful to be real?
Shoebill., East Africa
Shoebill., East Africa
Baby American Bittern
Baby American Bittern
birds, 2 (2)birds, babies flying via tim l.  wonderful
 Juvenile Spectacled Owl
Juvenile Spectacled Owl
A mutant parakeet with long curly feathers.  If you don't believe this one is real, check out the video at the end.
A mutant parakeet with long curly feathers. If you donâ•˙t believe this one is real, check out the video at the end.
Golden Cap Manakin Bird
Golden Cap Manakin Bird
Weaver bird building nest.
Weaver bird building nest.
Weaver bird starting a nest
Weaver bird starting a nest
Male weaver
Male weaver
To find out more about these fascinating weavers, go here.
birds, flamingo babe via bestphotosite
By John&Fish on Flickr
By John&Fish on Flickr
Red Tailed Black Cockatoo with spots, dots and stripes!
Red Tailed Black Cockatoo with spots, dots and stripes!
 birds babybird, 4birds, Red Tailed Black Cockatoo with spots, dots and stripes!
James Wakelin Yellow bellied sunbird asitya1
By James Wakelin,  Yellow bellied sunbird
birds, cardinals
Silver Breasted Broadbill -- It is found in Asia.
Silver Breasted Broadbill ╉ It is found in Asia.
Rufous by ideiasedicas.com
Rufous by ideiasedicas.com
 Variegated Fairy-wren
Variegated Fairy-wren
Motorcycle Detailsbirds, babes (2)
Baby saved after falling from nest.  How did someone catch this moment?
Baby saved after falling from nest. How did someone catch this moment?
Japanese Paradise Flycatcher father and baby.
Japanese Paradise Flycatcher father and baby.
birds, ducks
Egyptian Vulture (by DaKrunt)
Egyptian Vulture (by DaKrunt)
Kiwi, New Zealand
Kiwi, New Zealand
Killdeer
Killdeer
birds, 3 (2)