http://www.youtube.com/watch?v=i4lV-mRur20
https://www.youtube.com/watch?v=wAlwL6aIj6Y
Wednesday, October 29, 2014
Tuesday, October 28, 2014
COMMERCIAL/QUẢNG CÁO
Ticket??? Driving school online
go to www.gototrafficschool.com
enter your code number at register bth000793
---------------------------------------------------------------------------------
*WANT A STORAGE?
CONTACT ME AT b.thai@hotmail.com
*NEED INSURANCE?
EMAIL ME AT b.thai@hotmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CELL PHONE
CELL PHONE ACCESSORIES
go to www.gototrafficschool.com
enter your code number at register bth000793
---------------------------------------------------------------------------------
*WANT A STORAGE?
CONTACT ME AT b.thai@hotmail.com
*NEED INSURANCE?
EMAIL ME AT b.thai@hotmail.com
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CELL PHONE
If you want to have a cell phone for yourself or your family, please take time to visit us at:
http://www.tmicell.com/?aid=34307 or
http://www.tmiwireless.com/?aid=34307
We have thousand of phones for you to choose, and also many different plans. There are free phones when you sign a contract. We are AT&T, T-Mobile, Verizon, Spring, Nextel dealer. Please take time to visit us at the address above to pick the phone you and the plan you like.
If you want to own a cell phone store. Please see us at: http://www.tmiwireless.com/affiliate/?aid=34307
http://www.tmicell.com/?aid=34307 or
http://www.tmiwireless.com/?aid=34307
We have thousand of phones for you to choose, and also many different plans. There are free phones when you sign a contract. We are AT&T, T-Mobile, Verizon, Spring, Nextel dealer. Please take time to visit us at the address above to pick the phone you and the plan you like.
If you want to own a cell phone store. Please see us at: http://www.tmiwireless.com/affiliate/?aid=34307
CELL PHONE ACCESSORIES
ĂN UỐNG VÀ SỨC KHOẺ
Vì sao nên ăn chuối chưa chín?
Theo Dân Trí
Theo Dân Trí
Từ lâu chuối chín đã được biết đến là loại siêu quả, rất giàu kali, vitamin và khoáng chất. Trong khi đó, rất ít người biết những công dụng đặc biệt của chuối xanh.
Chuối xanh, cùng với ngũ cốc nguyên cám, rau và chất xơ, tất cả đều chứa một chất gọi là tinh bột phản tính (resistant starch). Đây là dạng chất xơ hòa tan quan trọng nhất trong chế độ ăn.
Chất xơ hòa tan không được tiêu hóa trong ruột non, nhưng được hấp thu chậm hơn ở đoạn dưới của ống tiêu hóa, nơi nó được lên men bởi các vi khuần ở đại tràng để cung cấp năng lượng lâu dài.
Tinh bột phản tính là carbohydrate, nhưng không giống các loại carbonhydrate khác, cấu trúc hóa học khiến nó không làm tăng đường huyết, do đó không làn tăng nguy cơ tiểu đường và cũng không gây ra tình trạng mệt mỏi do thèm đường sau khi ăn.
Chất này cũng có một ưu điểm khác là nó kích thích giải phóng hoóc môn glucagon, loại hoóc môn làm tăng tốc độ đốt cháy mỡ của cơ thể.
Do đó tinh bột phản tính là một thành phần quan trọng của chế độ ăn để kiểm soát cân nặng và đường huyết, cũng như giúp vi khuẩn tốt phát triển trong ruột già, nhờ đó làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Chuối xanh là nguồn tinh bột phản tính tốt nhất: chuối càng ít chín, lượng tinh bột phản tính càng nhiều.
Ở phương Tây người dân ăn trung bình 3 - 7g tinh bột phản tính mỗi ngày. Còn các chuyên gia khuyên nên ăn ít nhất là 20g mỗi ngày.
ĐỌC
Tuesday, July 7, 2015
Tiếng Việt Trong Nước Quá Nhiều Tiếng Lóng Và Ngôn Ngữ Chợ Búa - Đào Văn Bình
Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn Phân Tranh và ngày nay Miền Nam hay Miền Bắc trong cuộc chiến “VietnamWar” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra.
Cali Today News - Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như:
-Cớm= cảnh sát. Cớm gộc= cảnh sát trưởng hoặc quan to.
-Ghế = gái
-Choạc= Chục
-Bò= Trăm
-Khứa= khách. Khứa lão= khách già, lớn tuổi
-Nhí (nhỏ) = Bồ nhí tức già rồi mà còn “chơi trống bỏi” tức cặp với cô gái/cậu trai nhỏ tuổi bằng con mình.
-Biến= Chạy đi
-Bỉ vỏ= Dân bỉ vỏ là dân cờ bạc
-Thổi= Lấy cắp
-Thuổng= Lấy cắp
-Khoắng= Vào nhà lấy trộm, trộm
-Cuỗm= Lấy đi. Thí dụ: Hắn cuỗm vợ của bạn hắn.
-Chôm/chôm chĩa= Lấy cắp. Chôm chĩa credit= Ăn cắp/cầm nhầm thành tích của ai.
-Xế hộp= Xe mới đắt tiền
-Ngầu= Hay, giỏi, đẹp, bảnh bao
-Chì: Gan lì
Ngay trong đại học, chẳng hạn như Đại Học Havard của Mỹ, cũng có rất nhiều tiếng lóng do sinh viên chế ra để nói chuyện với nhau, vừa nghịch ngợm (Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò) vừa để tỏ ra đây là “sinh viên” hay “Havard”. Dù do sinh viên hay Havard chế ra, tiếng lóng không bao giờ được coi là ngôn ngữ chính của đất nước. Quý vị cứ mở bất cứ cuốn từ điển Việt Ngữ - dù xuất bản trước hay sau 1975 xem có tiếng lóng nào không?
Thế nhưng không hiểu sao ngày nay, báo chí trong nước, tiếng Việt xuất hiện quá nhiều tiếng lóng. Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “ đường phố” hay “chợ búa” của những người ít học. Đọc những bài báo có loại tiếng lóng hoặc ngôn ngữ “đường phố” chúng ta nhận ra ngay phần lớn xuất phát từ Miền Bắc chứ không phải Miền Nam.
Hiện nay, mạng lưới truyền thông của cả nước đều do những người “nói tiếng Bắc” nắm giữ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng tiếng Việt bây giờ bị thống ngự bởi “tiếng Bắc” và giết chết loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lịch sự, dễ hiểu mà Miền Nam xây dựng trong 20 năm.
Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn Phân Tranh và ngày nay Miền Nam hay Miền Bắc trong cuộc chiến “VietnamWar” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra. Ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm đi lên từ cuộc sống - xây dựng bởi các học giả, khoa học gia, các giáo sư đại học, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa, tiểu thuyết gia, các nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo lỗi lạc cống hiến cho cuộc sống chung rồi được công chúng và hệ thống giáo dục chấp nhận rồi trở thành khuôn thước cho cả nước. Chúng ta không nên úy kỵ, dị ứng hay kỳ thị bất cứ ngôn ngữ của vùng, miền nào nếu nó hay, đẹp, giản dị, dễ hiểu. Đất nước càng phát triển thì ngôn ngữ càng phong phú thêm. Và chúng ta cũng phải có can đảm loại bỏ loại ngôn ngữ thô lỗ, chợ búa, lai căng, xúc phạm, bát nháo, bất lịch sự và thấp kém (do ít học) … ra khỏi gia tài ngôn ngữ Việt Nam…dù là trên bảng quảng cáo, các trang báo điện tử v.v…
Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng cần phải trong sáng, dễ hiểu. Sự tường thuật một biến cố không những trung thực mà còn phải đúng mức (decent) nữa. Khi quần chúng đọc một bản tin là muốn biết một sự kiện diễn ra như thế nào, chứ không phải đọc chuyện tiếu lâm hay nghe anh hề diễu cợt trên sân khấu. Việc dụng tiếng lóng trong các bản tin làm người đọc khó chịu và liên tưởng tới tác giả có thể xuất thân từ giai cấp chợ búa hay băng đảng mới gia nhập làng báo. Xin nhớ cho: “Văn tức là người”.
Nói như thế không có nghĩa là cấm không được sử dụng tiếng lóng. Trong các tác phẩm văn chương, chẳng hạn khi mô tả một mụ tú bà gọi điện thoại nói chuyện với một tên ma-cô giắt mối, hoặc băng đảng nói chuyện với nhau…thì việc sử dụng tiếng lóng là hợp lý và làm tăng tính hiện thực của tác phẩm. Thế nhưng để cho độc giả dễ hiểu, nhà văn cũng cần cước chú vì không phải ai cũng hiểu hết tiếng lóng.
Nghe một nhóm người nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng mình đã khó chịu rồi. Nhưng không có gì kinh hoảng cho bằng nghe một cô hoa hậu, người mẫu hay một sinh viên mở miệng nói ra toàn tiếng lóng hay ngôn ngữ “đường phố” chứ không phải “Cửa Khổng sân Trình” tức ngôn ngữ của người được cắp sách đến trường. Xin nhớ cho ngôn ngữ biểu lộ trình độ giáo dục và tư cách của con người. Nhà đạo đức nói lời xâu xa nghĩa lý. Nhà giáo nói lời bảo ban nhỏ nhẹ. Mẹ hiền nói lời nhẹ như ru. Nhà tu hành nói lời cứu độ. Kẻ trí thức nói lời lịch sự. Người hiền lành nói lời chân chất. Bọn côn đồ nói lời dao búa. Bọn trộm cướp, xã hội đen nói với nhau bằng tiếng lóng. Bọn trọc phú nói lời kênh kiệu. Kẻ ác tâm nói lời cay nghiệt. Kẻ buôn gánh bán bưng giành giật miếng cơm manh áo từng ngày nói lời “đường phố”.
Dưới đây là một số những minh chứng cho việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ “chợ búa” của tiếng Việt trong nước bây giờ:
-Cà-phể đểu= Đây là loại ngôn ngữ “chợ búa”. Tại sao không nói “Cà-phê giả” cho đứng đắn và rõ nghĩa?
-Bôi trơn sổ đỏ= Hối lộ, đút lót để được cấp sổ đỏ. “Bôi trơn” là một loại tiếng lóng.
-Bảo kê sòng bài, bảo kê xe quá tải qua mặt trạm cân= Đỡ đầu/bao che cho sòng bài, đỡ đầu/bao che cho xe quá tải vượt trạm cân. Hai chữ “bảo kê” ảnh hưởng từ phim bộ loại đâm chém, bắn giết của Hồng Kông như : Bảo kê, bảo tiêu.
-Nhập viện= Có rất nhiều “viện”, nào là: Viện Kiếm Sát Nhân Dân, Viện Hàn Lâm, Viện Uốn Tóc, Kỹ Viện, Viện Ung Bướu, Viện Bào Chế, Viện Dưỡng Lão, Viện Mồ Côi, …vậy “nhập viện” là nhập “viện” nào? Do đó, một cách rõ ràng và đầy đủ nhất phải nói, “vào bệnh viện” hay “đưa vào bệnh viện”. Thí dụ: “Ông Nguyễn Văn A đã phải vào bệnh viện” hoặc “Người ta đã đưa nạn nhân vào bệnh viện.” hoặc “Tối qua cháu bé lên cơ sốt nặng cho nên gia đình đã phải đưa cháu vào bệnh viện.”
-Trạm trung chuyển: Nghe có vẻ cầu kỳ, khó hiểu. Tại sao không nói, “trạm chuyển tiếp” vừa giản dị vừa dễ hiểu?
-Tuyển quốc gia: Có biết bao nhiêu thứ “tuyển” như: Tuyển quân, tuyển phu, tuyển mỹ nhân, tuyển thủ, tuyển chọn, tuyển lựa tài tử, tuyển cử…vậy “tuyển quốc gia” là gì? Là tuyển chọn xem quốc gia nào tốt, đẹp…chăng? Xin thưa đây là lối viết tắt rất “bát nháo” ở trong nước bây giờ của đội tuyển quốc gia. Hầu như trong nước bây giờ các chữ: đội tuyển thanh niên, đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Bình Dương… đều viết thành: tuyển thanh niên, tuyển Việt Nam, tuyển Bình Dương. Thật bừa bãi quá sức tưởng tượng!
-Phượt, dân phượt. Tôi đố bạn ở hải ngoại hiểu “phượt” là gì ? Xin thưa bây giờ nó có nghĩa là “du lịch” đó. Tôi có cảm tưởng chữ này dịch từ tiếng Miên mà ra?
-Chuyên cơ: Nghe có vẻ cầu kỳ, làm dáng và khó hiểu. Chữ “cơ” có nghĩa là máy móc. Vậy “chuyên cơ” có nghĩa là “máy móc đặc biệt” chứ hoàn toàn không có nghĩa “phi cơ” hay “máy bay” gì cả. Tại sao không dùng: Phi cơ đặc biệt, phi cơ riêng đã có từ lâu ở Miền Nam cho giản dị và dễ hiểu?
-Các họa sĩ biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo: Đây lại là một lối viết tắt vô cùng cẩu thả. “Họa sĩ biếm” là họa sĩ gì? Đúng đắn nhất nên viết: “Các họa sĩ vẽ tranh châm biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo”
-Điều tra hợp tác xã chi khống tiền hỗ trợ nông dân: Chi khống là gì? Hai chữ này có vẻ địa phương hay đường phố hay là một loại tiếng lóng? Tại sao không nói “lập hồ sơ giả” cho rõ nghĩa? Nếu đúng thế thì tiêu đề sẽ là, “Điều tra hợp tác xã lập hồ sơ giả để lấy tiền hỗ trợ nông dân.”
-Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái cực “chất”: Cực chất là gì? Đúng là muốn viết gì thì viết và coi thường độc giả quá mức. Tại sao không viết, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tối tân”, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tiện nghi”. Đây là hậu quả của việc thiếu kiến thức cho nên bạ đâu viết đó.
-Huyền thoại đấm bốc Muhammad Ali đã được “giải bệnh”: Đây là một tiêu đề vừa chen tiếng Tây “ba rọi” (đấm bốc) vừa chế chữ, đùa rỡn một cách lố bịch. Được bệnh viện cho về sao có thể gọi là “giải bệnh” được? Giải bệnh có nghĩa là chữa bệnh. Do đó tiêu đề đúng đắn phải là, “Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã rời bệnh viện” hoặc “Tay đấm huyền thoại Muhammad Ali đã rời bệnh viện”
-“Đại ca” mang súng “làm cỏ” đối thủ, bố bị chém chết, con nhận án tù”: Khi tường thuật một biến cố, phóng viên hay ký giả không được phép đùa rỡn mà phải dùng chữ cho đứng đắn. Hai chữ “làm cỏ” ở đây là tiếng lóng không nghiêm túc. Hơn thế nữa hai chữ “đại ca” cũng thừa thãi, vô bổ. Tiêu đề đứng đắn nên là, “Đem súng định thanh toán chủ nợ, bố bị chém chết, con nhận án tù”
-Xét xử gã choai hiếp dâm trẻ em: Chữ “choai” ở đây không đứng đắn (có tính cách mỉa mai) cho một bản tường thuật về một sự kiện xã hội. Phóng viên hay ký giả không phải là “quan tòa” , “nhà đạo đức” hay một “anh hề” để phê phán, chế riễu bất cứ ai. Bổn phận của phóng viên là tường thuật - tức mô tả lại một cách đầy đủ, không thiên kiến, không nhận định riêng tư và bằng giọng văn mẫu mực. Không biết ông ký giả này có tốt nghiệp trường báo chí nào không và trường này dạy những gì?
-“Á hậu dính nghi án đập đá.” Thú thực, đọc tựa đề này tôi không hiểu ra làm sao. Tôi cũng thử đoán xem có phải cô này dính vào vụ “đập” hay “đá” ai đó (bạo hành). Thế nhưng khi đọc phần tin chi tiết mới biết cô á hậu này bị nghi là có cuộc sống trụy lạc, uống rượu và hút xì-ke ma túy nhưng đã được tác giả tường trình bằng loại tiếng lóng. Ngoài ra hai chữ “nghi án” hoàn toàn lạc điệu. Cô á hậu này có dính vào một vụ án nào đâu, mà có thể chỉ có cuộc sống bê tha thôi, sao gọi là “nghi án” được? Có thể nói, trình độ Việt ngữ của ông phóng viên này quá thấp đến nỗi không phân biệt được thế nào là “nghi ngờ” và thế nào là “nghi án”. Thật đáng buồn cho một nền báo chí như vậy!
-“Lương tiếp viên hàng không “khủng”hay “bèo?” Đây là lối nói của mấy tay mánh mung, buôn lậu đang ngồi ở một quán nhậu vỉa hè chứ không phải ngôn ngữ của báo chí “dòng chính” (mainstream).
-Kết cục buồn của bà nữ ĐBQH Châu Thị Thu Nga: Trời đất ơi! Đã “bà” rồi còn “nữ”. Đúng là loại tiếng Việt cẩu thả. Không biết tờ báo này có chủ nhiệm, chủ bút không? Hay có bài vở nào là cứ đăng bừa lên để chạy đua với báo khác mà chẳng để ý câu văn, nội dung ra sao? Đối với các hãng thông tấn quốc tế, các bản tin- dù do thông tín viên chuyên nghiệp gửi về, vẫn được chủ bút coi và duyệt lại trước khi phổ biến. Việc duyệt lại này được cước chú dưới bản tin. Có thể đây là một câu văn “để đời” cần đem vào sách giáo khoa để dạy học sinh. Nhưng cũng có thể ông nhà báo này quá cẩn thận. Đã dùng chữ “bà” rồi còn sợ người ta không hiểu và ngộ nhận là “đàn ông” cho nên phải thêm chữ “nữ” cho chắc ăn!
-Mồm không biết ngượng: Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chỉ nghe nói “Nói không biết ngượng” chứ chưa bao giờ nghe nói, “Mồm không biết ngượng”. Đúng là loại ngôn ngữ “đường phố” và vô cùng thô lỗ.
-Quan chức Việt Nam “xạc” nhà thầu Trung Quốc (VOA tiếng Việt): Đây cũng là một loại tiếng lóng để chỉ “khiến trách”, “la mắng” xuất xứ từ tiếng Pháp “charge” nếu nói chuyện riêng tư với nhau thì được, nhưng thiếu đứng đắn khi loan tin về một biến cố liên quan đến hai quốc gia.
-Việt Nam hạ giá tiền đồng (VOA tiếng Việt): Không biết người dịch bản tin này ra Việt Ngữ có phải là người Việt Nam không? Hay ông ta là một ông Tàu hay ông Mỹ cho nên nó ngây ngô làm sao ấy. Cả 90 triệu dân Việt Nam không ai nói”tiền đồng” cả, mà họ chi nói “đồng bạc”. Do đó tiêu đề đúng là tiếng Việt phải là , “Việt Nam hạ giá đồng bạc”. Xin tác giả tiêu đề này nhớ cho: 1000 đồng là trị giá (mệnh giá) của đồng bạc. Tên của nó không phải là “đồng” mà tên của nó là “tờ giấy bạc Việt Nam ” hay “đồng bạc Việt Nam”.
"Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40-50 trước” (BBC tiếng Việt). Đây là câu văn dịch theo kiểu “mot à mot” cho nên làm người đọc nhức đầu. Câu văn bớt nhức đầu là, “Khác với 40, 50 năm trước, ngày nay xã hội tin vào tôn giáo ngày càng ít hơn.”
-“Năm 2015 sẽ kiểm tra về chất cấm trong thức ăn chăn nuôi”. Trời đất quỷ thần ơi! Các chữ “thực phẩm nuôi gia súc” đã có từ lâu lắm rồi sao không đem ra dùng mà lại còn chế ra “thức ăn chăn nuôi” nghe nó dị hợm làm sao ấy.
-“Chính thức chốt phương án nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày” Đây chỉ là quyết định của chính phủ cho phép nghỉ chín ngày trong dịp Tết Nguyên Đán mà dùng toàn những danh từ đao to búa lớn như “chốt”, “phương án” giống như một kế hoạch hành quân, phục kích. Muốn đơn giản và tránh nhức đầu, chỉ cần viết, “Thủ tướng chính thức quyết địnhTết Nguyên Đán nghỉ 9 ngày ”
-“Sao Barca khiêm tốn mừng chiến thắng không tưởng” và “Chiến thắng không tưởng của đội bóngChelsea”.
Với tiêu đề này, người viết thực sự không hiểu nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng được”. Không tưởng (utopian) là một ảo tưởng không thể xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ:
“Hắn là con của một gã ăn mày lang thang giữa chợ nhưng lúc nào cũng mơ kết hôn với công chúa. Đúng là chuyện không tưởng.”
“Trung Quốc mơ chiếm hết Biển Đông, đánh gục nước Mỹ rồi trở thành siêu cương thống trị thế giới. Đúng là giấc mơ hão huyền, không tưởng.
Còn “không thể tưởng tượng được” (unbelievable,unimaginable) có nghĩa là chuyện đã xảy ra nhưng ngoài dự liệu, ước mơ hay tiên đoán của mình. Thí dụ:
“Thật không thể tưởng tượng được một em bé sáu tuổi có thể nhảy xuống nước cứu người chị sắp chết đuối.” “Thật không thể tưởng tượng được một vị sư ở Ấn Độ nhịn ăn sáu tháng mà vẫn khỏe mạnh.”
“Thật không thể tưởng tượng được đội Đức hạ đội Ba Tây 5-1 trong trận chung kết 2014.”
Do đó, hai tiêu đề trên chính ra phải viết như sau:
“Danh thủ Barca khiêm tốn mừng chiến thắng mà chính anh cũng không ngờ”
“Chiến thắng không thể tưởng tượng nổi của đội bóng Chelsea”
Tóm lại người viết tiêu đề này hoàn toàn không phân biệt được nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng nổi” nhưng lại cố “sáng chế”, làm ra vẻ rành tiếng Việt lắm nhưng thực tế trái ngược.
-“Cuộc đua xe đạp Xuyên Việt 2014 Cúp Quân Đội diễn ra đầy kịch tính.” Đọc tiêu đề này tôi có cảm tưởng cuộc đua diễn ra một cách tếu và hài hước như trên sân khấu. Nhưng khi đọc kỹ nội dung thì thấy cuộc đua đã diễn ra sôi nổi, nhiều màn bứt phá, bám đuổi với kết quả thật bất ngờ…nhưng đã được ông phóng viên nào đó phang cho một câu “đầy kịch tính” giống như chuyện đùa ở trên sân khấu.
-“Trận bóng đá giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp diễn ra đầy kịch tính.” Là ngươi mê đá bóng từ nhỏ, tôi thật sự không hiểu một trận đá banh đầy kịch tính là trận đá banh như thế nào? Phải chăng đó là một trận đấu đầy diễu cợt, trình diễn lộ liễu, có pha chút khôi hài, tếu nữa? Chẳng hạn như thủ môn nhào ra bắt bóng nhưng thực tế chỉ là biểu diễn và cố tình để bóng lọt lưới? Hoặc hàng hậu vệ cố tình đốn ngã trái phép một cầu thủ đối phương trong vòng cấm địa dù bóng không có gì nguy hiểm để phải chịu phạt đền… rồi nhe răng cười? Hoặc hàng hậu vệ đứng nhìn không chịu truy cản đối phương để họ dẫn bóng khơi khơi và ghi bàn? Nếu đúng thế thì đây là một trận đấu có sắp xếp trước giống như kiểu bán độ chứ làm gì có “kịch tính”? Do đó tiêu đề đúng đắn nhất nên là, “Trận đấu giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp giống như được dàn xếp trước.” hoặc: “Quảng Ninh- Đồng Tháp: Một trận cầu hết sức lạ lùng.“ Hiện nay tại Việt Nam bất cứ sự kiện thể thao nào có cái gì là lạ như quá hào hứng, thắng đậm, thua đau, nhiều màn đi bóng hấp dẫn đều được “phang” cho một câu “ đầy kịch tính”. Đúng là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa vô cùng bừa bãi. Xin hãy đọc:
-Solo và Bolero đêm chung kết 4 đầy kịch tính.
-Đua xe đầy kịch tính theo phong cách ‘Fast &Furious’.
-Hai vụ bắt cóc con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp. (Nếu người Pháp đọc được bản tin này chắc họ sẽ vô cùng phẫn nộ vì đã diễu cợt nỗi đau của họ)
-Giá vàng kịch tính ngay những ngày đầu năm mới. (Tôi thật sự không hiểu giá vàng lên xuống có kịch tính hay không? Giá vàng lên-xuống cũng giống như thị trường chứng khoán, thời tiết - sáng nắng chiều mưa, làm sao tiên đoán được và làm sao có kịch tính? Các cụ ngày xưa nói không sai, “Đã dốt thường hay nói chữ.”
-“Mặt mộc mới nhất của sao Việt.” Thật không thể tưởng tượng nổi là người ta có thể gọi mặt cô gái chưa trang điểm là “mặt mộc”. Đồng ý “gỗ mộc” là gỗ chưa sơn phết gì cả. Nhưng khi ứng dụng cho con người cũng cần phải nên ý nhị. Tại sao lại không thể nói, “Da mặt chưa trang điểm/da mặt tự nhiên của cô A, cô B…”
-“Soi da xấu-đẹp của kiển nữ Hàn khi để mặt mộc.” Ngoài vấn nạn “mặt mộc”, trong nước bây giờ, khi chú ý đến người nào, phân tích , tìm hiểu chuyện gì, đồ vật gì…cũng đều dùng chữ “soi’ hay ‘săm soi’ ”. Chẳng hạn như “Săm soi chuyên cơ của Tổng Thống Obama.” Đây là một loại Việt ngữ thật quái đản. Tại sao không nói, “Thử ngắm nhìn làn da của các kiểu nữ Đại Hàn khi chưa trang điểm.” hoặc, “Tìm hiểu phi cơ riêng của Tổng Thống Obama.” hoặc “Phi cơ riêng của Tổng Thống Obama có gì đặc biệt?” Hai chữ “săm soi” làm người ta liên tưởng tới một người cầm cái que chọc chọc vào đâu đó. Còn chữ “soi” làm chúng ta liên tưởng tới một người cầm chiếc đèn pin chiếu vào mặt người ta.
-“2 bé trai sành điệu ăn mặc cực ngầu gây sốt.” Chữ “ngầu” là tiếng lóng ý chỉ “đẹp,bảnh bao” chỉ nên xử dụng trong lúc nói chuyện thân tình, riêng tư. Còn khi phổ biến trên báo chí là thiếu nghiêm túc.
-“Lác mắt xem người Nhật gói quà đẹp từng chi tiết.” Hai chữ “lác mắt” là ngôn ngữ “hơi thấp”. Một cách đứng đắn và lịch sự, nên viết, “Ngạc nhiên trước nghệ thuật gói quà đẹp, tỉ mỉ của người Nhật.”
-“Phát cuồng siêu xe sang chảnh tựa ngôi nhà di động.” Tôi tự hỏi không biết câu văn này có phải là tiếng Việt hay không? Đây là một tiêu đề quái dị, xử dụng ngôn từ “đường phố” văn bất thành cú.
-“Để sở hữu eo thon.” Tức cười thật! “Để có eo thon” vừa giản dị, vừa thuần tiếng Việt không chịu nói, lại chen vào hai chữ “sở hữu” để chứng tỏ ta đây giỏi chữ Nho. Đúng là lối viết rởm đời. Ngoài ra lại còn “mục sở thị “ nữa chớ! “Chính mắt nhìn/tận mắt nhìn” không chịu nói, lại bắt chước tiếng Tàu lạ hoắc!
-“Công an phát hiện trên xe có một cá thể hổ đã chết.” Trời đất quỷ thần ơi! Một con hổ không chịu nói mà lại nói “một cá thể hổ”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này phổ biến rộng rãi thì sẽ có loại ngôn ngữ như sau:
-Mẹ tôi vừa đi chợ mua một cá thể gà.
-Nhà tôi hôm qua mới ăn một cá thể cá.
-Bữa tiệc thật linh đình, có tới cả chục cá thể heo quay.
- “Sân Long An bùng nổ, hơn 10.000 vé bị thổi bay”: Ý của người viết muốn nói, sân vận động Long An như muốn nổ tung. Mười ngàn vé bán hết trong chớp nhoáng. Nhưng khi dùng chữ “bị thổi bay” khiến người đọc có cảm tưởng 10,000 tấm vé bị ai lấy cắp. Chữ “thổi” trong chốn giang hồ là “ăn cắp”, chẳng hạn bọn trộm cắp nói chuyện với nhau, “Tao vừa “thổi” được một chiếc xế hộp” tức “Tao vừa ăn cắp được một chiếc xe đắt tiền.”
-“Top quán lẩu, nướng vỉa hè giới trẻ Hà Nội thích nhất”. Tôi đố các bạn hiểu câu văn chen tiếng Mỹ ” ba rọi”, lủng củng và trình độ rất thấp này. Một cách rõ nghĩa và đứng đắn, tiêu đề nên viết, “Giới trẻ Hà Nôi ưa chuộng lẩu, thịt nướng vỉa hè.”
-“Món ngon Đà Nẵng tại Hà Nội, quán nào ổn?”. “Ổn” ở đây là ổn định, xong rồi hay cũng khá ngon? Không ai hiểu nổi câu văn bí hiểm này.
-“Toàn cảnh Sapa tuyết rơi lãng mạn qua ống kính dân phượt”. Tuyết, hoặc phong cảnh không thể “lãng mạn”. Lãng mạn là tình cảm ướt át của trai gái. Nhưng cảnh tuyết rơi có thể “gợi cảm” cho người ngắm, nhiếp ảnh gia…Ngoài ra giọng văn đang có không khí “lãng mạn” nhưng tác giả lại thêm vào chữ “phượt” làm người đọc cụt hứng. Chúng ta có thể góp ý với tác giả với vài câu như sau:
-Tuyết Sapa vô cùng gợi cảm trước ống kinh của lãng tử.
-Tuyết rơi êm đềm trên đỉnh Sapa.
-Tuyết Sapa làm tâm hồn du lịch trở nên lãng mạn.
-“Thay mới vũ khí trên tuần dương hạm hạt nhân Nakhimov”. Thay vì viết, “Thay vũ khí mới trên tuần dương hạm Nakhimov”. Hiện nay, do dịch thuật từ báo chí ngoại quốc, trong nước đã xuất hiện loại tiếng Việt “đổi đời” phá hủy ngôn ngữ truyền thống Việt như: “Nga vừa đóng mới bốn tàu ngầm”, “xây mới mấy căn hộ”. Đúng văn phạm phải viết, “Nga vừa đóng thêm bốn tàu ngầm” và “Vừa xây thêm mấy căn nhà.” Viết như thế đương nhiên người đọc hiểu là đóng thêm tàu chiến mới, xây thêm căn nhà mới rồi. Xin nhớ cho, xây thêm hoặc đóng thêm đương nhiên là nhà mới, tàu mới. Không ai đóng tàu cũ, xây thêm nhà cũ cả. Do đó, thêm chữ “mới” là thừa. Tuy nhiên câu văn dưới đây, chữ “mới” không có nghĩa là “mới hay cũ” mà là “vừa mới”, ý chỉ thời gian. Thí dụ: “Mẹ mới mua cho anh em chúng tôi mấy bộ quần áo.”
-“Ngỡ ngàng với cô gái bán kẹo hát hay hơn ca sĩ,” Ngỡ ngàng là tình cảm rất bất ngờ, không ưng ý, không đúng như dự đoán hay ước vọng của mình. Thí dụ: “Sau 25 năm xa cách, từ Mỹ trở về, tôi thật ngỡ ngàng không nhận ra cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy.” hay, “Tôi thật ngỡ ngàng và xấu hổ khi cô ta tự xưng là á hậu nhưng mở miệng nói ra toàn tiếng lóng và ngôn ngữ thô tục “. (Vì tôi cứ ngỡ rằng cô ta đẹp đẽ như thế thì lời ăn tiếng nói phải lễ độ và lịch sự)
Còn ở đây, thấy một cô gái bán kẹo mà hát hay hơn ca sĩ, chúng ta ngạc nhiên hoặc thích thú- tự hỏi sao có chuyện lạ như vậy chứ chẳng “ngỡ ngàng” gì cả. Xin tác giả bài này đọc thêm các tiểu thuyết giá trị của Việt Nam hoặc kiếm thày/cô dạy Việt Ngữ hỏi, lúc đó sẽ hiểu rõ nghĩa của hai chữ “ngỡ ngàng”.
Ngoài ra, trong nước bây giờ, để kiếm sống, các tờ báo thường xuyên cho đăng những hình ảnh quảng cáo cho các cô người mẫu, hoa hậu với những lời chú thích rất ngây ngô hoặc rẻ tiền như: đẹp hút hồn, đẹp ngỡ ngàng, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt…Qua văn chương, báo chí, tôi đã từng học, từng biết về những vẻ đẹp như: đẹp mê hồn, đẹp não nùng, đẹp liêu trai, đẹp quyến rũ, đẹp yêu kiều, đẹp lả lơi, đẹp hấp dẫn, đẹp chết người, đẹp như chim sa cá lặn, đẹp như tiên nga giáng thế, đẹp như tiên, đẹp khuynh quốc khuynh thành (sau khôi hài thành đổ nước nghiêng thùng), đẹp như Tây Thi, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy, đẹp quý phái, đẹp thiên kiều bá mỵ, đẹp mặn mà, đẹp phúc hậu, đẹp thanh tao, đẹp tự nhiên, đẹp ngây thơ, đẹp mảnh mai, đẹp như búp-bê…nhưng chưa thấy…đẹp hút hồn, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt, đẹp ngỡ ngàng. Có thể tại Việt Nam bây giờ có những cô gái “đẹp kinh khủng” như thế mà thế giới chưa biết chăng? Bạn nào gặp một cô gái có vẻ đẹp”gây sốt” chắc về nhà phải uống Aspirin hay Tylenol. Còn bạn nào gặp một cô có vẻ “đẹp khó cưỡng” chắc vào tù quá?
Tạm Kết Luận:
Chiến tranh đã qua rồi 40 năm. Đây là thời kỳ xây dựng con người, xây dựng tình cảm và xây dựng đất nước. Xin bỏ lại sau lưng tất cả những ngôn ngữ của thời kỳ chiến tranh. Chiến tranh nặng về tuyên truyền, căm thù, tranh thắng mà ngôn ngữ là khí cụ cho nên ngôn ngữ bị biến dạng. Thời bình không cần những loại ngôn ngữ đó nữa mà cần nhân ái, giản dị, hiền hòa, dễ hiểu, cảm thông, xây dựng. Xin đừng kéo lê những di sản nhức nhối của quá khứ để truyền cho những thế hệ mai sau.
Âm thanh hòa lòng người. Ngày xưa Khổng Tử đi qua nước Trần thấy âm nhạc nước này ủy mị quá ngài than chắc nước này diệt vong quá. Quả nhiên nước Trần sau bị xóa tên trên bản đồ. Âm nhạc, tiếng nói biểu hiện lòng người. Chẳng hạn như tại Iraq, Afghanistan, Ukraina, Yemen, Nigeria, Lybia bây giờ chắc chắn âm thanh sát phạt và nặng mùi tử khí. Âm nhạc kích động biểu hiện một xã hội cuồng loạn dễ đi tới cực đoan, quá khích. Âm nhạc hiền hòa là dấu hiệu của một xã hội êm đềm “Trăm họ âu ca”. Ngôn ngữ hiền hòa, lễ độ thể hiện một xã hội an lành, mọi người thương yêu tin tưởng nhau. Ngôn ngữ tràn đầy tiếng lóng và “đường phố” biểu hiện một xã hội bất ổn, mánh mung.
Ngoài ra, ngôn ngữ còn phản ảnh trình độ giáo dục của con người. Còn văn chương, chữ nghĩa lại phản ảnh trình độ văn học của một quốc gia. Khi một đất nước tiến lên không phải chỉ nhà chọc trời, xa lộ, cầu cống, đập thủy điện, các khu thương xá lộng lẫy, truyền hình, phim ảnh, thi hoa hậu, người mẫu, thời trang, đá bóng, son phấn, ipad, iphone, ăn mặc giống Mỹ là đủ…mà cần cử chỉ, cách đối xử với nhau, với người ngoại quốc và nhất là cách ăn nói sao cho lễ phép, nhã nhặn. Tôi cho rằng muốn có một sự thống nhất về mặt ngôn ngữ cho Việt Nam thì phải làm sao tổng hợp được nét văn chương, ý nhị, bóng bẩy của Miền Bắc với tính giản dị, trong sáng, dễ hiểu của Miền Nam.
Người Miền Bắc do đồng bằng nhỏ hẹp kinh tế khó khăn cho nên trong quá khứ hễ có một tí của thì khoe khoang và thường hay ngoa ngôn, cường điệu và tính tình cay nghiệt. Còn người Miền Nam, do thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa bạt ngàn, cây trái đầy vườn cho nên tính tình cởi mở, hiền hòa, giản dị, chân chất…và không ưa kiểu nói dóc, một tấc lên trời hoặc viết hay nói theo kiểu “khó khăn” nhức đầu nhức óc.
Văn chương và ngôn ngữ là di sản do tổ tiên đề lại, là con cháu chúng ta phải chung lưng xây đắp sao cho mỗi ngày mỗi phong phú và sáng đẹp. Do đó, tôi xin tất cả những người đang cầm bút, đánh máy (trên máy điện tử) để truyền đi những bản tin hay viết một đề mục quảng cáo, bài bình luận hãy hết sức thận trọng.
Muốn viết giỏi, ngoài năng khiếu còn phải đọc sách thêm rất nhiều. Nếu chưa tin vào trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học các lớp văn chương Việt Nam ở các đại học hoặc tham khảo các tác phẩm văn chương lớn như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, các tác phẩm văn học của Cao Bá Quát, Hàn Thuyên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bình Khiêm, Ngô Gia Văn Phái… các tiểu thuyết của Thời Tiền Chiến, các cuốn biên khảo về lịch sử, triết học, xã hội học, tôn giáo, luật học…không ngoài mục đích trang bị cho mình thêm kiến thức hầu cống hiến cho độc giả những bài viết, bài bình luận, bản tin vừa hài lòng người đọc vừa làm mẫu mực cho các thế hệ mai sau. Đó chính là gia tài văn hóa quý báu của một quốc gia. Mong lắm thay!
Đào Văn Bình
Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm
Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đă trả lời ra
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn,
Đức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình
Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu.
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá
Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng
Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm:Không ai có thể cứu chúng ta, sau
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống
Chinh luc chet di , la khi vui song muon doi ( Trich Kinh Hoa Binh cua
ĐỌC VUI
TỨ ĐẠI ĐÈO TÂY BẮC VN
NGHIỆP AI NẤY MANG , DUYÊN AI NẤY HƯỞNG
Tỳ Kheo Visuddhacara –
Đôi khi, là một nhà sư, tôi được yêu cầu đến tụng kinh cho tang lễ. Tôi
cảm thấy buồn cho gia quyến của người chết nhưng đôi khi tôi cũng cảm
thấy không giúp được gì vì có quá nhiều khó xử trong vai tṛò của một
nhà sư đi tụng kinh đám tang.
Một ngày nọ, một phụ nữ trẻ tuổi đến gặp tôi. Cha cô mới chết sáng hôm
đó. Ông mới chỉ 42 tuổi. Cô nói với tôi bằng tiếng Phúc Kiến: “Xin mời
thầy đến tụng kinh. Xin thầy mở con đường cho cha tôi”. Tôi nhìn cô ta
với tất cả tấm ḷòng từ bi mà tôi có thể tập trung. Tôi có thể cảm thấy
sự bối rối và đau khổ của cô. Cô khoảng chừng 20 tuổi và là một người
con gái có hiếu. Trong thâm tâm tôi nói thầm với mình: “Trời ơi tôi sẽ
mở đường cho người như thế nào đây? Con đường tưởng tượng nào tôi sẽ vẽ
trong không khí cho hồn tưởng tượng đặt chân lên? Làm sao tôi có thể
nói với người phụ nữ trẻ tuổi tội nghiệp đang ở trong tình trạng buồn
phiền và bối rối rằng:” khong có con đường nào như cô có lẽ đã tưởng
tượng như thế?”
Đức Phật cũng có lần ở trong tình thế như vậy và Ngài đă trả lời ra
sao?
Một hôm một người trẻ tuổi lại gần Đức Phật và hỏi Ngài: “Bạch Thế Tôn,
cha con chết. Xin mời Đức Phật đến và cầu nguyện cho cha con, cứu độ
linh hồn ông ấy để ông ấy có thể đi lên thiên đàng. Những người Bà La
Môn cử hành những nghi thức này nhưng Đức Phật lại còn mạnh hơn họ
nhiều. Nếu Ngài sẽ làm điều đó, chắc chắn hồn cha con sẽ bay thẳng về
thiên đàng”.
Đức Phật trả lời, “Rất tốt, hãy đi ra chợ và đem về cho ta hai cái bình
đất và một ít bơ”. Người trẻ tuổi sung sướng vì Đức Phật đã hạ cố thi
hành một số thần thông để cứu linh hồn cha của mình. Anh ta vội vã đi
ra phố và mua các thứ mà Đức Phật bảo. Đức Phật chỉ dẫn cho anh ta để
bơ vào một bình và để đá vào bình kia. Rồi ném cả hai bình đó xuống ao.
Người trẻ tuổi làm theo và cả hai bình đều chìm xuống đáy ao. Rồi Đức
Phật tiếp tục: “Bây giờ hãy lấy một cái gậy và đập vỡ hai bình đó ở
dưới ao”. Người trẻ tuổi làm theo. Hai cái bình bị đập vỡ và bơ thì nhẹ
đă nổi lên còn hòn đá vì nặng nên vẫn ở dưới đáy ao.
Rồi Đức Phật nói: “Bây giờ nhanh lên đi tập họp tất cả những thầy tu.
Hãy nói với họ đến và tụng kinh để bơ chìm xuống và viên đá nổi lên.”
Người trẻ tuổi nhìn Đức Phật, sửng sốt, nói, “Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có
nói thật không ạ. Chắc chắn Ngài không thể trông chờ bơ nhẹ mà chìm và
đá nặng mà nổi. Điều đó ngược lại với quy luật tự nhiên.”
Đức Phật mỉm cười và nói: “Này con, con đã thấy nếu cha con có một cuộc
đời LƯƠNG THIỆN thì những HÀNH VI của ông cũng nhẹ như bơ cho dù thế
nào thì ông cũng lên thiên đàng. Không ai có thể cản được, ngay cả đến
ta. Không ai có thể chống lại NGHIỆP luật thiên nhiên.
Nhưng nếu cha ngươi có một cuộc đời BẤT THIỆN thì cũng giống như hòn đá
nặng, cha ngươi sẽ bị chìm vào địa ngục. Dù tụng kinh nhiều đến đâu đi
nữa bởi tất cả các thầy tu trên thế giới này cũng không thể gây thành
khác được.”
Người trẻ tuổi hiểu ra. Anh thay đổi quan niệm sai lầm của anh và ngừng
đi loanh quanh đ̣i hỏi cái không thể được.
Nụ cười của Đức Phật đã đi tới điểm:Không ai có thể cứu chúng ta, sau
khi chúng ta chết. Theo NGHIỆP luật, chúng ta là sở hữu chủ của những
hành vi của chúng ta, chúng ta là người thừa hưởng những hành vi của
chúng ta. Những hành vi của chúng ta thực sự là tài sản của chúng ta.
Chúng là chỗ nương tựa thực sự của chúng ta, là những thân nhân thực sự
của chúng ta. Chúng là trung tâm từ đó chúng ta xuất phát.
Khi chúng ta chết, chúng ta không mang được dù chỉ có một xu với chúng
ta, hay bất cứ thứ đồ dùng của cá nhân chúng ta. Cũng chẳng có thể mang
được một trong những người thân để cùng đi với chúng ta. Giống như
chúng ta đến một mình theo NGHIỆP của chúng ta thì chúng ta cũng phải
ra đi một mình.
Nếu chúng ta hiểu rõ NGHIỆP luật, thì chúng ta sẽ cảm nghiệm thấy sống
một cuộc đời LƯƠNG THIỆN quan trọng đến như thế nào trong khi chúng ta
còn sống. Đợi đến lúc chết thì sẽ quá muộn.
Chinh luc chet di , la khi vui song muon doi ( Trich Kinh Hoa Binh cua
St Francis ) )
ĐỌC VUI
THEO BÁO DÂN TRÍ:
Muối mặt vì chồng mắc bệnh "nói mà không biết nói"
Chồng chị là người đàn ông chăm chỉ, trên đời không cần quan tâm gì ngoài vợ con và công việc. Chẳng có gì đáng nói nếu anh không bị mắc bệnh ăn nói hớ hênh. Đã không ít lần chị choáng váng trước những “lời vàng ý ngọc” của chồng.
Ngay hôm tổ chức đám cưới, trước mặt các quan khách, anh đứng lên phát biểu hùng hồn: “Kính thưa quan viên hai họ, ma chê, cưới trách, trong khi tổ chức lễ cưới, có điều gì sơ suất, xin mọi người góp ý để tôi rút kinh nghiệm cho…đám cưới lần sau!”. Quan khách đưa mắt nhìn nhau cố nín cười, còn bố mẹ vợ tái mặt quay sang cô dâu đang ngân ngấn nước mắt.
Hôm sau, ra mắt đằng nhà vợ, chồng chị mang con gà và chai rượu đến biếu bố mẹ vợ. Chồng chị mời bố mẹ vợ cùng đi du lịch Vũng Tàu nhân dịp họ đi tuần trăng mật. Bố mẹ vợ có ý từ chối, thấy vậy, anh vội nói: “Bố mẹ già rồi, chắc gì đã sống được dăm năm nữa, tội gì không hưởng thụ!”.
Câu nói này một lần nữa làm bố mẹ chị tái mặt, định đuổi con rể ra khỏi nhà. Chồng chị biết mình lỡ lời, vội vàng xin lỗi gia đình bên vợ. Phải mất hàng giờ phân trần về bệnh “nói không uốn lưỡi của mình”, chồng chị mới được bố mẹ vợ bỏ qua.
Làm vợ với người chồng hay lỡ lời, chị rất ngại khi đi cùng anh đến thăm họ hàng hay giao lưu với bạn bè. Khổ nỗi, mỗi lần vợ đi đâu là anh cũng nhất nhất đòi đi theo. Có lần đến thăm bà ngoại chị bị ngã phải bó chân, vừa tới nơi, thấy khuôn mặt mọi người ai cũng lo lắng, căng thẳng, anh tuôn một tràng: “Vợ chồng chúng em hay tin vội đến ngay. Bà chết rồi hay sao mà mặt mọi người như đưa đám thế?”. Mọi người nhìn anh bực dọc, còn chị xấu hổ, không nói được nên lời.
Khổ sở vì những “lời hay ý đẹp” của chồng, chị bàn với anh nếu đi ra ngoài giao tiếp với mọi người, chị sẽ là “phát ngôn viên” cho gia đình. Cuộc sống êm trôi chưa đầy nửa tháng. Lần đi đầy tháng cháu người họ hàng, khi tặng quà, chị chưa kịp mở lời thì anh đã bô bô: “Cô chú tặng cháu bộ quần áo đẹp. Quần áo này bền lắm nên cháu nhớ phải mặc…vài năm nhé!”.
Ông nội cháu ở trong buồng nghe vậy vội chạy ra mắng: “Thế hóa ra anh chị đến đây để chúc cháu tôi vài năm mà vẫn bé như một tháng à! Cháu nó tội tình gì mà anh chị lại quở quang thế. Cháu tôi lớn làm sao được?”. Dù xin lỗi thế nào, ông nội cháu bé vẫn nhất nhất không vơi cơn giận.
Chính bệnh lỡ lời đã ngăn cản bước đường công danh của anh. Anh vốn được “tu luyện” ở “lò” Bách khoa với tấm bằng loại ưu. Ra trường, anh được nhận về Công ty Điện máy, phụ trách vấn đề kỹ thuật. Khả năng chuyên môn của anh rất vững nên mọi người định đưa anh lên làm Phó Giám đốc.
Khi biết mình có tên trong đề cử Phó Giám đốc, anh đứng lên phát biểu: “Tôi rất xúc động vì mọi người đã tín nhiệm đề cử tôi. Nếu được đề bạt tôi mừng lắm, nhưng được làm Giám đốc thay thế Giám đốc đương thời thì tôi không để công ty làm ăn bê bết thế này!”.
Ngay cuối cuộc họp, tên của anh đã bị loại khỏi “bảng vàng”. Biết mình lại “không uốn lưỡi”, nhưng không thể xoay chuyển tình thế, anh ngậm ngùi “dậm chân tại chỗ” trên bước đường sự nghiệp!
Có người chồng “nói mà không biết nói gì”, chị như bị khủng bố tinh thần. Thấy vậy, nhiều người khuyên chị bỏ quách đi cho nhẹ lòng. Nhưng rồi, chị nghĩ đi nghĩ lại, anh có nhiều ưu điểm ngoại trừ tật nói hớ hênh. Thôi đành “sống chung với lũ” vậy!
Muối mặt vì chồng mắc bệnh "nói mà không biết nói"
Chồng chị là người đàn ông chăm chỉ, trên đời không cần quan tâm gì ngoài vợ con và công việc. Chẳng có gì đáng nói nếu anh không bị mắc bệnh ăn nói hớ hênh. Đã không ít lần chị choáng váng trước những “lời vàng ý ngọc” của chồng.
Ngay hôm tổ chức đám cưới, trước mặt các quan khách, anh đứng lên phát biểu hùng hồn: “Kính thưa quan viên hai họ, ma chê, cưới trách, trong khi tổ chức lễ cưới, có điều gì sơ suất, xin mọi người góp ý để tôi rút kinh nghiệm cho…đám cưới lần sau!”. Quan khách đưa mắt nhìn nhau cố nín cười, còn bố mẹ vợ tái mặt quay sang cô dâu đang ngân ngấn nước mắt.
Hôm sau, ra mắt đằng nhà vợ, chồng chị mang con gà và chai rượu đến biếu bố mẹ vợ. Chồng chị mời bố mẹ vợ cùng đi du lịch Vũng Tàu nhân dịp họ đi tuần trăng mật. Bố mẹ vợ có ý từ chối, thấy vậy, anh vội nói: “Bố mẹ già rồi, chắc gì đã sống được dăm năm nữa, tội gì không hưởng thụ!”.
Câu nói này một lần nữa làm bố mẹ chị tái mặt, định đuổi con rể ra khỏi nhà. Chồng chị biết mình lỡ lời, vội vàng xin lỗi gia đình bên vợ. Phải mất hàng giờ phân trần về bệnh “nói không uốn lưỡi của mình”, chồng chị mới được bố mẹ vợ bỏ qua.
Làm vợ với người chồng hay lỡ lời, chị rất ngại khi đi cùng anh đến thăm họ hàng hay giao lưu với bạn bè. Khổ nỗi, mỗi lần vợ đi đâu là anh cũng nhất nhất đòi đi theo. Có lần đến thăm bà ngoại chị bị ngã phải bó chân, vừa tới nơi, thấy khuôn mặt mọi người ai cũng lo lắng, căng thẳng, anh tuôn một tràng: “Vợ chồng chúng em hay tin vội đến ngay. Bà chết rồi hay sao mà mặt mọi người như đưa đám thế?”. Mọi người nhìn anh bực dọc, còn chị xấu hổ, không nói được nên lời.
Khổ sở vì những “lời hay ý đẹp” của chồng, chị bàn với anh nếu đi ra ngoài giao tiếp với mọi người, chị sẽ là “phát ngôn viên” cho gia đình. Cuộc sống êm trôi chưa đầy nửa tháng. Lần đi đầy tháng cháu người họ hàng, khi tặng quà, chị chưa kịp mở lời thì anh đã bô bô: “Cô chú tặng cháu bộ quần áo đẹp. Quần áo này bền lắm nên cháu nhớ phải mặc…vài năm nhé!”.
Ông nội cháu ở trong buồng nghe vậy vội chạy ra mắng: “Thế hóa ra anh chị đến đây để chúc cháu tôi vài năm mà vẫn bé như một tháng à! Cháu nó tội tình gì mà anh chị lại quở quang thế. Cháu tôi lớn làm sao được?”. Dù xin lỗi thế nào, ông nội cháu bé vẫn nhất nhất không vơi cơn giận.
Chính bệnh lỡ lời đã ngăn cản bước đường công danh của anh. Anh vốn được “tu luyện” ở “lò” Bách khoa với tấm bằng loại ưu. Ra trường, anh được nhận về Công ty Điện máy, phụ trách vấn đề kỹ thuật. Khả năng chuyên môn của anh rất vững nên mọi người định đưa anh lên làm Phó Giám đốc.
Khi biết mình có tên trong đề cử Phó Giám đốc, anh đứng lên phát biểu: “Tôi rất xúc động vì mọi người đã tín nhiệm đề cử tôi. Nếu được đề bạt tôi mừng lắm, nhưng được làm Giám đốc thay thế Giám đốc đương thời thì tôi không để công ty làm ăn bê bết thế này!”.
Ngay cuối cuộc họp, tên của anh đã bị loại khỏi “bảng vàng”. Biết mình lại “không uốn lưỡi”, nhưng không thể xoay chuyển tình thế, anh ngậm ngùi “dậm chân tại chỗ” trên bước đường sự nghiệp!
Có người chồng “nói mà không biết nói gì”, chị như bị khủng bố tinh thần. Thấy vậy, nhiều người khuyên chị bỏ quách đi cho nhẹ lòng. Nhưng rồi, chị nghĩ đi nghĩ lại, anh có nhiều ưu điểm ngoại trừ tật nói hớ hênh. Thôi đành “sống chung với lũ” vậy!
THỊ TRẤN MỖI NHÀ CÓ PHI CƠ
MỖI NHÀ MỘT MÁY BAY
Sự sung túc của người dân thị trấn Spruce Creek (Mỹ) thể hiện qua việc họ sử dụng máy bay là phương tiện đi lại phổ biến và gần như mỗi nhà đều có một chiếc phi cơ riêng.
Thuộc bang Florida, miền đông nam nước Mỹ, Spruce Creek là một trong những thị trấn độc đáo nhất thế giới với các bãi đậu sân bay riêng trước mỗi căn biệt thự.
Hiện dân số của thị trấn là khoảng 5.000 người với 1.300 ngôi nhà, nhưng có đến 700 nhà chứa máy bay.
Thay vì các garage ô tô, hầu hết gia đình ở Spruce Creek đều có nhà chứa và bãi đáp máy bay.
Người dân Spruce Creek sở hữu những chiếc máy bay riêng và sử dụng chúng như phương tiện đi lại thông thường.
Đa số người dân Spruce Creek là những phi công chuyên nghiệp và thường xuyên sử dụng thuật ngữ hàng không. Số khác làm nghề bác sĩ, luật sư, nhà đầu cơ bất động sản... nhưng họ đều có thể điều khiển máy bay.
Bên cạnh sự xuất hiện thường xuyên của những chiếc Boeing hạng nhẹ, bộ sưu tập máy bay ở Spruce Creek còn có nhiều loại cùng cỡ độc đáo như Cessna, Pipers, P-51 Mustang, L-39 Albatros, Eclipse 500, Fouga Magister và thậm chí có cả chiến đấu cơ phản lực MiG-15 của Nga.
Với một sân golf 18 lỗ, các câu lạc bộ bay, máy bay cho thuê và huấn luyện cùng đội an ninh tuần tra 24 giờ, thị trấn Spruce Creek thực sự là thiên đường với những người đam mê bay trên bầu trời.
Vào mỗi sáng thứ bảy, một số người dân trong thị trấn lại tập trung ở đường băng rồi cùng bay tới các sân bay khác để ăn sáng.
Không chỉ sở hữu máy bay cá nhân, nhiều gia đình ở Spruce Creek còn có cả những chiếc ôtô hạng sang.
Toàn cảnh thị trấn Spruce Creek từ trên cao với các đường băng và bãi đáp máy bay.
(Amusing Planet)
Chú thích: nhửng máy bay như cessna,T41,L39...( loại có 2 ghế trước sau: ghế trước cho pilot ghế sau cho hai người thì một người bình thường sức khỏe ổn định, tay chân không lọng cọng thì khi bắt đầu học tới khi tự cất cánh và đáp một mình được không quá 21 tiếng bay> nếu chưa được thì không nên học lái nữa, có người chỉ cần 11 tiếng là đả thực hành solo được rồi. Còn bay trời mù , bay đêm... nhào lộn bay đi xa và tự vào một air traffic đông đúc lại là vấn đề khác.dq.
Sự sung túc của người dân thị trấn Spruce Creek (Mỹ) thể hiện qua việc họ sử dụng máy bay là phương tiện đi lại phổ biến và gần như mỗi nhà đều có một chiếc phi cơ riêng.
Thuộc bang Florida, miền đông nam nước Mỹ, Spruce Creek là một trong những thị trấn độc đáo nhất thế giới với các bãi đậu sân bay riêng trước mỗi căn biệt thự.
Hiện dân số của thị trấn là khoảng 5.000 người với 1.300 ngôi nhà, nhưng có đến 700 nhà chứa máy bay.
Thay vì các garage ô tô, hầu hết gia đình ở Spruce Creek đều có nhà chứa và bãi đáp máy bay.
Người dân Spruce Creek sở hữu những chiếc máy bay riêng và sử dụng chúng như phương tiện đi lại thông thường.
Đa số người dân Spruce Creek là những phi công chuyên nghiệp và thường xuyên sử dụng thuật ngữ hàng không. Số khác làm nghề bác sĩ, luật sư, nhà đầu cơ bất động sản... nhưng họ đều có thể điều khiển máy bay.
Bên cạnh sự xuất hiện thường xuyên của những chiếc Boeing hạng nhẹ, bộ sưu tập máy bay ở Spruce Creek còn có nhiều loại cùng cỡ độc đáo như Cessna, Pipers, P-51 Mustang, L-39 Albatros, Eclipse 500, Fouga Magister và thậm chí có cả chiến đấu cơ phản lực MiG-15 của Nga.
Với một sân golf 18 lỗ, các câu lạc bộ bay, máy bay cho thuê và huấn luyện cùng đội an ninh tuần tra 24 giờ, thị trấn Spruce Creek thực sự là thiên đường với những người đam mê bay trên bầu trời.
Vào mỗi sáng thứ bảy, một số người dân trong thị trấn lại tập trung ở đường băng rồi cùng bay tới các sân bay khác để ăn sáng.
Không chỉ sở hữu máy bay cá nhân, nhiều gia đình ở Spruce Creek còn có cả những chiếc ôtô hạng sang.
Toàn cảnh thị trấn Spruce Creek từ trên cao với các đường băng và bãi đáp máy bay.
(Amusing Planet)
Chú thích: nhửng máy bay như cessna,T41,L39...( loại có 2 ghế trước sau: ghế trước cho pilot ghế sau cho hai người thì một người bình thường sức khỏe ổn định, tay chân không lọng cọng thì khi bắt đầu học tới khi tự cất cánh và đáp một mình được không quá 21 tiếng bay> nếu chưa được thì không nên học lái nữa, có người chỉ cần 11 tiếng là đả thực hành solo được rồi. Còn bay trời mù , bay đêm... nhào lộn bay đi xa và tự vào một air traffic đông đúc lại là vấn đề khác.dq.
TỨ ĐẠI ĐÈO TÂY BẮC VN
TỨ ĐẠI ĐÈO TÂY BẮC VN
Xin giới thiệu những con đèo được liệt vào danh sách ‘tứ đại đèo’ của vùng Tây Bắc:
ĐÈO PHA RIN
Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Pha Đin có độ dài 32km và được coi là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Người Lai Châu (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Đèo có điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển và địa thế rất hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.
Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của ta đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của ta, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.
ĐÈO Ô QUI HỒ
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Đỉnh đèo mù sương Ô Quy Hồ với những câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người…
Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam – gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
Con đèo Ô Quy Hồ trước kia, khi chưa được làm rất hiểm trở lại chứ đựng nhiều câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người khiến ít người dám qua lại nơi này. Tuy nhiên, hiện này, tuyến đường đèo được nâng cấp tốt, trở thành một cung đường xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quy Hồ.
Mặc dù vậy, với một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ vẫn là một thử thách đối với các tài xế đường dài.
ĐÈO KHAO PHẠ
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Người H’Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.
Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời) hay Cổng Trời. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9 tháng 10. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác.
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.
Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
Người H’Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.
ĐÈO MÃ PÍ LÈNG
Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Đây là con đèo xưa, những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời). Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.
Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10/ 9/ 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định.
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc và cũng được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.
Hiện, cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
( theo báo Đất Việt)
ĐÈO PHA RIN
Đèo Pha Đin còn được gọi là Dốc Pha Đin, có độ dài 32km nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, Phạ Đin, trong đó Phạ nghĩa là “trời”, Đin là “đất” hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất.
Đèo Pha Đin có độ dài 32km và được coi là nơi tiếp giáp giữa trời và đất.
Người Lai Châu (nay là Điện Biên) và Sơn La từ xa xưa còn lưu truyền câu chuyện kể về cuộc bàn thảo tìm cách vạch định ranh giới của hai địa phương bằng một cuộc đua ngựa vượt dốc Pha Đin. Người và ngựa của cả hai phía đều đồng thời xuất phát từ hai dốc đèo. Hai dũng sĩ và hai con tuấn mã đều có sức mạnh và ý chí như nhau nên khoảng cách mà họ đi được cho tới địa điểm gặp nhau trên đèo không chênh lệch bao nhiêu. Tuy vậy, phần ngựa Lai Châu phi nhanh hơn nên phần đèo thuộc về Lai Châu dài hơn một chút so với phần phía Sơn La.
Đèo có điểm cao nhất là 1.648m so với mực nước biển và địa thế rất hiểm trở với một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Lúc lên dốc và xuống dốc, con đường đèo ngoằn ngoèo với 8 cung đường cua hết sức nguy hiểm, bán kính đường cong dưới 15m và bên cạnh đó là vô số các khúc cua tay áo, cua chữ A, chữ Z trong đó có nhiều đoạn chỉ đủ cho một ô tô đi qua.
Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác. Đứng trên dốc đèo phía tỉnh Điện Biên nhìn xuống du khách sẽ thấy thung lũng Mường Quài trải rộng với ngút ngàn màu xanh của đồi núi, thấp thoáng những làng bản đầu tiên của huyện Tuần Giáo. Tuy nhiên, khi lên đến gần đỉnh đèo thì hầu như không còn nhìn thấy bản làng nào mà chỉ còn nền trời xanh thẳm và núi rừng hùng vĩ như hòa quyện làm một.
Trong kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của ta đi qua đèo này, đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn 8.000 thanh niên xung phong “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Năm 1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của ta, suốt 48 ngày đêm ròng rã tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.
ĐÈO Ô QUI HỒ
Đèo Ô Quy Hồ hay còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn hay đèo Mây nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn. Đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.
Đỉnh đèo mù sương Ô Quy Hồ với những câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người…
Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này.
Đèo Ô Quy Hồ có cung đường đèo dài ngoằn nghoèo trên quốc lộ 4D và giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam – gần 50km. Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quy Hồ khiến đèo từng mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo Ô Quy Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
Con đèo Ô Quy Hồ trước kia, khi chưa được làm rất hiểm trở lại chứ đựng nhiều câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người khiến ít người dám qua lại nơi này. Tuy nhiên, hiện này, tuyến đường đèo được nâng cấp tốt, trở thành một cung đường xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quy Hồ.
Mặc dù vậy, với một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quy Hồ vẫn là một thử thách đối với các tài xế đường dài.
ĐÈO KHAO PHẠ
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái , đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có… ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển.
Đèo Khau Phạ là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32 với độ dài trên 30km. Người H’Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.
Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời) hay Cổng Trời. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, khoảng tháng 9 tháng 10. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác.
Đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào.
Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
Người H’Mông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng.
ĐÈO MÃ PÍ LÈNG
Đèo Mã Pí Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Đây là con đèo xưa, những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Con đường dài khoảng 200km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.
Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường. Bao đời họ chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá để bò qua chín khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Dốc Chín Khoanh leo tới đỉnh Mã Pí Lèng còn gọi là con dốc của Giàng (Trời). Chính nơi đây từng là giang sơn nơi Vua Mèo treo người không phục mình lên cột cho đến chết và sau vua Mèo là thổ phỉ hoành hành, lấy cán bộ mở đường làm bia tập bắn.
Nhằm mục đích giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi, năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang – Đồng Văn – Mèo Vạc. Con đường này, về sau mang tên Đường Hạnh Phúc, được khởi công vào ngày 10/ 9/ 1959 với sự tham gia của hàng vạn thanh niên xung phong và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô… của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định.
Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc và cũng được ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc, hai ô tô rất khó tránh nhau.
Hiện, cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
( theo báo Đất Việt)
CHUYỆN ÔNG TƯ CHẾT MÀ VUI
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông.
Nếu có ai biết ông Tư đang cận kề cái chết mà ái ngại cho ông, thì ông cười vui mà an ủi họ - chứ không phải là họ an ủi ông - rằng, nếu tin theo đạo Chúa, thì khi chết được về thiên đàng, ngồi dưới chân Chúa, sung sướng thế sao mà ai cũng sợ chết ?
Nếu theo đạo Phật, thì khi chết cũng sẽ về Tây Phương Cực Lạc, vĩnh cửu an bình, thì mừng vui chứ sao lại bi ai ? Và nếu nói theo đức Đạt Lai Lạt Ma, thì cái xác thân ở trần gian, có thể ví như bộ áo quần ta mang, khi nó đã sờn cũ, xấu xí, rách rưới mục nát rồi, thì nên bỏ đi, mà mang bộ áo quần khác, đại ý nói đi đầu thai kiếp khác, mang thân xác mới hơn.
Ông Tư nói với bạn rằng, thân xác ông bây giờ như cái quần đã mục mông, rách đáy, không còn che được cái muốn che, thì phải bỏ đi, không xài nữa là hơn.
Bởi vậy, ông bình tỉnh đón chờ cái chết cận kề. Khi biết ông bị ung thư sắp chết, thì phút đầu tiên, ông lặng người đi. Nhưng rất mau sau đó, ông nghĩ ra rằng bây giờ chỉ còn hai con đường để lựa chọn.
Một là rầu rĩ bi ai, than thân trách phận, oán thán trời đất, làm cho những ngày ngắn ngủi còn lại trở thành u ám, khổ sở, muộn phiền. Hai là bình tỉnh chấp nhận điều không thể tránh được với thái độ tích cực, lạc quan, vui vẻ. Làm cho những ngày còn lại thành tươi vui, tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Khi ra đi sẽ không có chút tiếc thương vướng bận.
Ông chọn con đường sau, nên không buồn bả, không hoang mang, không bi ai. Ông thấy cuộc đời bỗng đáng yêu hơn, đẹp hơn. Ông mở lòng vui vẻ đón nhận từng thời khắc, từng ngày còn lại.
Mỗi sáng dậy, ông ca hát nhạc vui, và nói chuyện khôi hài cùng vợ con. Ông cố làm đẹp lòng mọi người, vì ông nghĩ rằng, sau khi nhắm mắt nằm xuống, thì dù có muốn tử tế với những người thân thương, cũng không còn làm được nữa.
Ông Tư dặn thêm vợ rằng đừng đăng báo, không đăng cáo phó gì cả. Đừng làm rộn, bận trí bà con gần xa, buộc họ phải thăm viếng. Không nên để phiền ai phúng điếu chia buồn. Ông đưa tờ báo cho bà, và nói:
Em nhìn vào mấy cái cáo phó nầy đây, đọc thấy buồn cười : Chúng tôi đau đớn báo tin cho thân bằng quyến thuộc: Ông Nguyễn Văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày , tháng, năm, hưởng thọ 82 tuổi... Được Chúa gọi thì phải vui mừng, sung sướng, chứ sao lại đau đớn báo tin ? Về với Chúa là khổ lắm sao ? Có đi tù cải tạo đâu mà đau buồn ?
Đáng ra phải cáo phó bằng câu : " Chúng tôi hoan hỉ báo tin cùng thân bằng quyến thuộc rằng, Ông Nguyễn văn Mỗ đã được Chúa gọi về vào ngày, tháng, năm,..". Và đây, một cáo phó khác, cũng " khóc báo " với thân bằng quyến thuộc là thân nhân chúng tôi đã về cõi Phật. Về cõi ma vương quỷ sứ mới khóc báo, chứ về cõi Phật, sướng quá, mà khóc cái nỗi gì ?
Mất cái gì mới ngại, chứ mất cái khổ đau hành hạ, thì cầu cho mất sớm, mất đi càng nhiều càng mau, càng tốt. Anh nghe nói người Lào có quan niệm rất hay về lẽ sống sự chết. Khi trong gia đình có người chết, họ không bao giờ khóc lóc rầu rĩ, mà bình tỉnh an nhiên, chắc rằng họ đã thấm nhuần cái lẽ thâm sâu của Phật giáo, biết chết là giải thoát, rũ sạch nợ đời.
Cuộc đời, có thể ví như một đêm, không đi ngủ lúc chín mười giờ, thì mười hai giờ, một giờ sáng cũng phải đi ngủ. Nếu đêm không vui, thì tội gì không đi ngủ sớm cho khỏe, mà phải thức để nỗi buồn gặm nhấm.
Nếu đêm nay đau răng thì cố thức làm gì, ngủ sớm đi mà quên đau. Nhiều người sống với thái độ như sẽ không bao giờ chết, cho nên tích tụ của cải, bao nhiêu cũng không vừa, làm nhiều điều không đúng, không phải. Bỡi vậy , khi biết mình sắp chết, thì hốt hoảng khóc lóc, bi ai, mà vẫn không tránh được. Nhiều vị vua chúa đời xưa cũng muốn sống đời, nên uồng thuốc trường sinh, mà ngộ độc chết sớm.
Thấy ông tươi vui, người biết ông có bệnh sắp chết, cũng quên mất là ông đang bệnh, người không biết bệnh trạng của ông, thì ông cũng không muốn nói ra làm gì. Ông đưa bà và hai con đi chơi một chuyến trên du thuyền. Ông tham gia các cuộc chơi tập thể trên du thuyền như hát hò, nhảy múa ca hát, tham gia các buổi hòa nhạc, uống rượu, cho đến khi mãn cuộc. Ông vui vẻ, bình tĩnh đến nỗi nhiều khi bà quên mất là vợ chồng không còn bên nhau bao lâu nữa.
Ông Tư chuẩn bị tinh thần cho vợ, cho con, để chấp nhận một sự thực không tránh được. Chấp nhận với sự bình tỉnh, sáng suốt, không vui vẻ nhưng không bi ai. Có người nói cho ông Tư nghe về kinh nghiệm của những kẽ đã chết thật rồi, mà sống lại nhờ sự mầu nhiệm nào đó. Rằng khi chết, thì thấy mình đi vào một vùng ánh sáng lạ, rất hân hoan sung sướng, khoái cảm tràn trề. Bỡi vậy, nên người đã trãi qua cận tử, thì không cón sợ chết nữa, mà đón nhận như là một ân huệ của trời đất.
( Về việc đóng tiền cho người khác để mua hòm và mai táng )
Kêu gọi thì tôi đóng tiền, chứ thực tình trong lòng tôi nghĩ khác. Chết thì hỏa thiêu là đẹp nhất, tốt nhất và lại vệ sinh. Chôn xuống đất cho dòi bọ nó rúc rỉa, cho sình thối chứ có được gì. Một vạn cái xác, mới có được một cái không thối rữa, mà cũng khô đét nằm nhăn răng ra, hôi hám xấu xí. Nằm chật chội trong tối tăm âm u, dưới đất lạnh lẽo, chứ có sung sướng gì đâu.
Rồi lâu ngày, thịt da cũng rữa, xương cũng mục. Được bao nhiêu năm ? Mà cứ nghĩ kỹ xem, nếu mỗi người chết phải có một nấm mồ chừng hai thước vuông, thì trên thế giới nầy từ triệu năm trước đến nay, và nhiều triệu năm sau nữa, tỉ tỉ người đã chết và sẽ chết, lấy đâu ra đất mà chôn. Không lẽ cả thế giới nầy chẵng còn một tấc đất mà trồng trọt, nhịn đói chết hết sao?
Nhiều xứ văn minh hiện nay, người ta thiêu xác. Bên Nhật, bên Tàu, Ấn Độ và nhiều xứ khác nữa, người chết được hỏa thiêu. Đạo Phật chính tông, thì các tăng ni đều được hỏa táng, nhưng những người theo đạo Phật nửa vời, thì lại chôn cất. Bày đặt ma chay linh đình cho thêm tốn kém.
Bạn ông Tư hỏi : - Có phải người theo đạo Chúa không dám hỏa táng ? Nghe đâu họ tin có ngày phán xét cuối cùng, và được sống lại. Bỡi vậy nên phải giữ thân thể, không muốn thiêu tan thành tro bụi.
Ông Tư cười lớn nói :
- Chờ đến ngày phán xét cuối cùng, thì sắt đá cũng đã mũn ra tro bụi, nói chi đến cái thân xác mong manh? Có lẽ những kẽ mê tín, kém hiểu biết, diễn dịch sai ý nghĩa của kinh Thánh chăng ? Mà dù cho xương cốt có còn, thì cũng chỉ là bộ xương cũ mục, làm sao mà sống lại trên bộ xương đó được ?
Bỡi thế, nên tôi cho hỏa thiêu là sạch sẽ và tiện lợi nhất.
Câu chuyện bàn rộng đến phong trào Việt Kiều về quê xây lăng mộ cho thân nhân, cho tổ tiên, đến nỗi có nhiều làng thi đua xây cất cho nguy nga, cho to lớn. Thấy lăng mộ người khác lớn hơn, thì đập cái cũ ra, xây lại cho lớn, cho đồ sộ hơn. Có nơi người ta đặt tên là Làng Ma, vì toàn cả lăng mộ.
Ông Tư cho rằng, xây lại mồ mả cho tổ tiên để báo hiếu, cũng là một hành động tốt, không có chi sai trái. Nhưng thi đua nhau xây và xây cất có tính cách phô trương thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Liệu những phần mộ kia đứng vững được bao nhiêu năm, và còn được con cháu chăm sóc đến bao giờ ?
Rồi cũng có ngày trở thành hoang phế, chẵng ai đoái hoài đến, mà mục rữa với thời gian. May ra, những nơi thiêng liêng như đền quốc tỗ Hùng Vương, lăng mộ các bậc anh hùng giữ nước, dựng nước, mới được con cháu tiếp tục tu sửa chăm nom. Thế mà cũng có còn tả tơi, tàn tạ, không ai chăm nom.
Huống chi mình, là thứ thường dân, vô danh tiểu tốt, chưa làm được gì. Chưa kể những kẽ là tội đồ của dân tộc, bày đặt xây lăng ướp xác, như các ông lảnh tụ cọng sản từ Âu sang Á, từ từ rồi mồ mã cũng bị phá bỏ , san bằng. Bỡi thế, ông Tư dặn vợ con đừng xây mộ, tạc bia cho ông làm chi.
Ông Tư mượn bài thơ của ông bạn về đánh máy và sắp xếp lại cho đẹp, in ra nhiều bản, phóng ra một bản lớn, để dành khi ông chết sẽ sử dụng.
Chỉ bốn tháng, sau khi được báo tin ung thư, ông Tư qua đời mà không đau đớn nhiều, không dùng hóa học trị liệu trước khi chết. Có người mách cho ông nhiều loại thuốc ngoại khoa, ông cũng dùng thử.
Trong giới bạn bè thân tình, có người nói là ông Tư đã tự chọn lấy con đường ra đi nhẹ nhàng, không để bệnh hoạn hành hạ trước khi chết. Ông Tư thường đùa rằng, còn nước thì còn tát, biết là dù có tát thì thuyền cũng chìm, thì quẳng gàu đi cho đở mệt trước khi thuyền chìm.
Bà con bạn bè đến viếng tang ông Tư tại nhà, khi bước vào cỗng, họ cố sửa soạn lại bộ mặt cho có vẽ buồn rầu, nghiêm nghị, để hợp với cảnh tang ma, dù trong lòng họ không có chút bi ai nào. Nhưng họ nghe có tiếng nhạc vui đang rộn rã vẵng ra từ bên trong, hòa với tiếng nhạc là tiếng cười vui vang vang, tiếng ồn ào. Người nào cũng giật mình, vội vả xem kỹ lại số nhà, sợ đi lầm.
Vào nhà, mỗi khách viếng tang được phát một tờ giấy màu hồng, bên trên ghi bài thơ Khi Tôi Chết . Bài thơ cũng được chụp phóng lớn, dán trên tấm bảng che kín cả một bức tường. Khách và chủ đang vui vẻ chuyện trò, cười đùa.
Không thấy quan tài ông Tư đâu cả. Trên bệ thờ có cái ảnh ông Tư phóng lớn, miệng cười toe toét, tóc bù gió lộng. Trước tấm ảnh có cái hộp vuông chứa tro xương của ông Tư. Tiếng nhạc vui vang vang từ máy hát. Bài thơ in đậm nét:
Khi Tôi Chết
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẽ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bỡi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Thì cũng C, H, O, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.
Khi đọc xong bài thơ, có người thì mĩm cười, có người vui hẵn, và nói chuyện oang oang. Họ cho rằng bài thơ đã nói hết ý nguyện của người chết. Người chết không muốn bạn bè buồn rầu, thương tiếc, thì việc chi mà lại làm bộ, gượng gạo tạo ra nét buồn khổ trên mặt.
Vợ con người chết cũng không tỏ vẽ buồn rầu, mà cũng không hớn hở. Không một tiếng khóc lóc, thở than. Nhạc vui vẫn dồn dập phát ra từ máy vang dội. Khi khách đã đến chật nhà, và đúng giờ cử hành tang lễ, bà vợ ông Tư và đứa con trai mang áo quần trắng đứng chắp tay bên bàn thờ, cô con gái đứng bên tấm ảnh ông, cầm máy vi âm nhoẻn miệng cười và nói :
-Thưa các cụ, cô bác chú dì, bà con bạn bè thân thiết xa gần, chúng tôi xin cám ơn quý vị đã có lòng đến viếng tang Ba chúng tôi. Tang lễ nầy làm theo ý nguyện của người quá cố. Không làm tang lễ theo tục lệ bình thường, vì sợ trái với ước vọng cuối cùng của Ba chúng tôi. Chúng tôi xin nhận lấy mọi lời trách móc nếu có từ bà con bạn bè.
Ba chúng tôi đã bình tĩnh và vui vẻ đón cái chết như một sự trở về không tránh được . Trong những ngày cuối của cuộc đời, Ba chúng tôi rất vui, chuẩn bị kỹ cho gia đình và cho chính ông. Ông đã dặn dò chúng tôi, không nên khóc lóc, không nên buồn rầu, vì sự thực không có chi đáng buồn cả. Ông dặn chúng tôi vặn cuốn băng sau đây cho bà con cô bác nghe.
( Ông Tư đọc bài thơ trên )
Giọng Huế của ông Tư đọc chậm và ngân dài những đoạn ông đắc ý : Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó . Ai thay da mãi mãi sống muôn đời, Kẽ trước người sau xếp hàng xuống mộ, biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi. Cuối cùng, có một tràng cười ha ha của ông Tư để chấm dứt bài thơ.
Sau bài thơ, có ba ông người Mỹ, hai ông da đen, một ông da trắng, cầm đàn và kèn trỗi lên mấy khúc nhạc vui, các ông nhún nhẫy uốn éo, nhiều lúc dậm chân xuống sàn. Ba ông cùng lúc lắc, làm hàng một, đi quanh phòng khách, như múa lượn trước bàn thờ ông Tư. Những ông nầy, là bạn chơi nhạc với ông Tư tại các quán ca nhạc ban đêm.
Một bạn thân của ông Tư, quen nhau từ thuỡ trung học, đại diện bà con, đến trước bàn thờ, vỗ vào hộp tro xương, cười ha hả và nói:
- Tư ơi, ông là số một rồi đó, chả có ai bằng ông. Ông hiểu tận tường lẽ huyền vi của tạo hóa. Sống cũng vui, mà chết cũng vui. Sống cũng dám làm, mà chết rồi cũng dám làm, và làm được. Tôi cũng ước mong rằng, sau khi chết, vợ con làm cho tôi một đám tang như thế nầy, thì vô cùng sung sướng. Tưởng ông nói đùa chơi, ai ngờ làm thật.
Một vị mục sư là bạn thân của gia đình, cũng đến trước bàn thờ, và đoan chắc rằng bây giờ ông Tư đã được về với Thiên Chúa. Ông cho rằng thái độ của ông Tư trước cái chết rất sáng suốt, đáng khâm phục, và đáng được mọi người noi theo.
Một vị sư già, có bà con họ hàng với ông Tư, đã từng viết nhiều sách Phật và rao giảng đạo từ bi, nói trước linh vị :
- Bần đạo không cần đọc kinh cầu siêu cho thí chủ. Bởi linh hồn thí chủ đã thực sự siêu thoát trước khi chết. Thí chủ không vướng bận cõi trần, không hệ lụy vào cái thân xác tạm bợ. Thanh thản ra đi như kẽ đi chơi, thong dong, dễ dàng. Thí chủ đã hiểu thấu đáo cái lẽ vô thường trong đạo pháp.
Sống cũng vui mà chết cũng vui.
Mọi người ra về, lòng nhẹ nhàng, tưởng như đi trong mơ. Từ phía nhà ông Tư, còn vang vọng nhạc vui đưa tiển đám tang khách.
Khi tôi chết, viếng tang đừng buồn bã
Cười cho to, kể chuyện tếu vui đùa ,
Trong sáu tấm biết chắc tôi hả dạ,
Lên tinh thần, ấm áp buổi tiễn đưa.
Cuộc đời này chỉ là 1 giấc mơ. Có nhiều người đang sống, nhưng vẫn còn mơ...
Đến khi bịnh hoạn lên giường nằm rồi, mới nhìn lại được quãng đời mình.
Như 1 cuốn phim, quay chậm...
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, họp mặt nào rồi cũng chia xa, hạnh phúc nào rồi cũng ly tan.
Và con người nào rồi cũng trở thành cát bụi. Đây là luật Vô Thường - không ai thoát được.
Có quán niệm được điều này (không qua nói miệng) trong mổi ngày, trong hành động, và từng hơi thở..
Thì sẽ tìm được hạnh phúc không xa...
Mai Luong chuyển
CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG
Những bước chân của người đàn ông mù loà bước như chao trên mặt đất. Đột nhiên, anh rẽ ngoặt, dò dẫm một chút rồi tự tin bước thêm hai bước nữa, đưa tay vào cánh cửa xe ô tô khách, giật mạnh cánh cửa. Anh tra chìa khoá vào ổ, nổ máy. Đoạn, anh giật luôn nắp máy xe, ghé tai nghe tiếng máy, gật gật đầu rồi gọi:” Cháu ạ. Lên đường thôi”. Người cháu ngồi vào vị trí tài xế, yên tâm vì chú của mình đã khẳng định máy nổ tốt. Hai chú cháu lên đường. Chiếc xe khách cũ 17 chỗ ngồi bắt đầu lăn bánh trên con đường núi cao chon von, bắt đầu cho chuyến xe khách như thường ngày: Lâm Hoá- Tân ấp.Gãy mắt tuổi 17Đinh Văn Lại gọi đôi mắt mù loà của mình là gãy.” Tui bị gãy mắt lúc 17 tuổi. Hôm đó, tui ở trong đội thuỷ lợi của xã. Tui nhận viêc nổ mìn phá đá để bà con đào kênh mương. Nhưng hôm đó không may. Mìn nổ trên tay. Ba ngón tay cụt. Đôi mắt từ đó mù loà. Cực ơi là cực. Anh biết không. Ngày nớ, hai người anh trai của tui mới hy sinh. Mạ tui đang khóc hết nước mắt, thì tui lại bị mù loà, rứa thì còn chi để nói nữa. Tui ra viện, lò mò về nhà, đi bên trái vấp cột nhà bên trái, đi bên phải vấp cột nhà bên phải. Tui ôm lấy mạ tui, khóc rồi nói, e con chết. Mạ tui nói, hai anh trai con hy sinh rồi, con chết nữa thì mạ sống mần chi. Nhưng sống chi khổ rứa mà sống được. Bây chừ khi mô trước mắt tui cũng đêm tối. Cảnh gia đình đã nghèo khổ, mạ tui cũng đã già yếu, tui mù loà, lại sống ở vùng quê xe tít trên non cao này, anh tính, người mắt sáng còn đói nhăn ra nữa huống hồ cảnh ngộ tui như ri. Thỉnh thoảng mạ tui thở dài” Tuổi mười 17 bẻ gãy sừng trâu, rứa mà con gãy mắt”. Nhưng gãy mắt, mù loà thì tui vẫn là tuổi 17. Tui khoẻ mạnh. Ngủ khoẻ, ăn khoẻ, cái chi trong người cũng khoẻ, chỉ có đôi mắt mù.Khoẻ rứa không lẽ để mạ tui nuôi báo cô. Mà lấy chi để nuôi? Tui ngồi ngoài sân nhiều ngày liền rồi quyết định đi buôn. Mạ tui hét lên: thằng ni điên, mù loà lại còn đi buôn. Tui tính rồi. Tui không điên. Tui goi thằng cháu 12 tuổi đến. Tui mượn bà con ít vốn liếng, rồi hai chú cháu lên đường. Tui cần đến chợ mô, thằng cháu dắt tay đến chợ đó. Đi bộ cả ngày. Chợ này mua cá khô, kim chỉ, giấy bút, bột canh, mắm ruốc, sang bán cho chợ xa hơn, lấy công làm lãi. Không ai hiểu được chuyện buôn bán của tui. Nhưng tui đã quyết rồi. Đã buôn thì phải có lãi. Công việc quen dần. Tui quen với công việc, quen với việc cầm những đồng tiền, quen với cả nhu cầu thị trường. Hàng năm trời hai chú cháu như hai kẻ hành khất, gồng gánh, mang vác hàng hoá, len lỏi vô đến tận từng nhà người ta bán. Ai mua chi cũng bán, mua một cái kim cũng bán, mua một tờ giấy cũng bán, một điếu thuốc lẻ cũng bán, bán hết. Buôn một lúc rồi có kinh nghiệm, rồi có vốn, rồi quen. Rứa mà sau mấy năm, tui đã tích cóp được chút vốn…Rứa là bắt đầu tự sống được…Rứa là tui không còn lo sợ chi đến đôi mắt gãy nữa…Trung tâm sản xuất xe đạp…lắp ráp“Tui phát hiện ra rằng, bà con mấy xã vùng núi của tui rất cần có cái xe đạp đi lại, nhưng giá xe đạp trên thị trường còn rất cao. Trên ni, bà con nghèo, kiếm được ngàn bạc cháy cả lưng áo, nên ai bán chi rẻ vài đồng là mua, đắt lên một đồng thôi mua. Tui tính. Nếu mua phụ tùng xe đạp về, lắp ráp thành xe đạp, bán, rẻ hơn giá xe đạp nguyên chiếc cả trăm ngàn, chắc là bà con mua. Rứa thì mần thôi. Tui mua khung xe, mua đầy đủ phụ tùng rồi bắt đầu thực tập việc lắp ráp xe. Ui chao nói rứa mà khó cực kỳ.Mắt sáng mà người ta còn chưa lắp được, mình mù, e không mần nỗi. Tui lắp chiếc thứ nhất. Thằng chàu đi thử. Được nửa vòng quanh làng nó về bảo, chú ơi, xe đạp chú lắp cứ bị rơi ra một số thứ, không biết là thứ chi. Tui cay đắng cười. Lắp ngu thì một số thứ phụ từng nó rơi ra chớ gì nữa. Tui mần lại. Mần đi mần lại. Mần cả đêm cả ngày. Rồi cuỗi cùng tui cũng xuất xưởng được chiếc đầu tiên. Bán rẻ. Có người mua ngay. Tui rút kinh nghiệm, họp với thằng cháu một buổi rút kinh nghiệm, lắp tiếp. Lắp đến đâu tui bán đến đó, bán chay như tôm tươi, bán có tháng được cả trăm chiếc. ở vùng quê tui nơi khỉ ho cò gáy này, có ai lắp ráp xe đạp đâu, mà lại rẻ, rứa là bán chạy, rứa là lãi, lãi lắm, mỗi tháng kiếm bạc triệu như chơi.Người ta đến đặt hàng mần không kịp. Họ đến, vừa ngó tui lắp xe như ngó tiết mục làm xiếc. Họ khen tui mù loà mà giỏi. Được khen lại mần ra được tiền, cái mũi tui khi mô cũng phổng lên, sướng. Tui làm lại nhà cho mạ, lại còn bán gạo, cá mắm, hàng xén trong nhà phục vụ cho cả xã. Mần ăn phát đạt lắm. Có hôm tui uống rượu say, tui ca cải lương, tui cười nói, tui ba hoa: Ai ở xã ni nhiều tiền bằng thằng mù tui? Ai? Không ai cả. Mạ tui sướng lắm, tự hào về con trai của mình nhưng cả ngày nhắc: Cưới vợ đi con ạ. Tui nói, con mù loà, ma nó lấy. Mạ tui im lặng”.Cưới vợVợ chồng anh Lại ngồi trước mặt tôi, tủm tỉm cười, rủ rỉ kể chuyện họ đã thành vợ chồng như thế nào. Chị Duyên vợ anh Lạc rất đẹp. Thế là anh Lạc không những cưới được vợ mà con cưới được vợ đẹp. Chị Duyên kể:” Mới đầu anh Lạc lân la đến chơi, em sợ. Con gái như em, được coi là đẹp nhất xã, ai đời lại có con trai mù loà đến cưa kéo thì ngượng chết. Bọn thanh niên mắt sáng không biết răng vì nể anh Lại, sợ anh Lại hay thương anh Lại mà khi biết anh Lại đến tán tỉnh em, các anh ấy lùi xa hết, anh Lại tha hồ tán ngày tán đêm. Anh Lại cười:” Tui có biết o Duyên đẹp xấu như răng. Lần đầu tiên đến nhà o Duyên tui dắt thằng cháu theo để nó quan sát hộ xem o Duyên như răng. Ra về tui hỏi cháu tui: O Duyên như răng? Thằng cháu nói đẹp. Tui cáu, tao không cần đẹp, tao cần o Duyên như răng, có vú to không? Cháu tôi gật đầu nói vú to. Có mạnh khoẻ không? Có. Mông có nở không? Có. Mũi có cao không? Cao. Mắt có sáng không? Sáng. Chân có dài không? Dài. Mạ tui cáu: Mi hỏi chọn vợ như chọn trâu giống. Chớ răng nữa. Xã ni ai mà không phục tài tui chọn trâu bò giống. Chọn trâu bò giống được, chọn vợ được. Nghe cháu tui tả rứa là yên tâm. Tui lân la đến nhà o Duyên. Lân la nói chuyện, o Duyên thuận cho nói chuyện. Lân la cầm tay, o Duyên thuận cho cầm tay. Một hôm, tui liều kéo o Duyên lại, hôn vào má, vào mắt, vào môi, o Duyên cũng cho. Rứa là ưng nhau. Nhưng đến khi nhà tui mang thủ lợn, cau trầu đến xin cưới thì nhà o Duyên cương quyết từ chối, lấy ai thì lấy chứ không thể lấy cái thằng mù. Anh tính như rứa cực không?”. Chị Duyên mỉm cười:” Hôm nớ nhìn anh Lại dữ tợn lắm. Anh ấy thuyết mãi nhưng gia đình em không cho cưới. Rứa là anh nớ lấy cái dao ra, dí vào cổ và hét:” Duyên. Nếu nhà em không cho anh cưới em thì em lại đây mà coi anh đâm chết anh đây nì. Một . Hai. Ba. Khiếp quá. Em chạy đến giật con dao ra. Gia đình em sợ quá, cuối cùng cho cưới. Sau khi thành vợ chồng, em hỏi anh ấy, có thật là nếu gia đình không cho anh cưới em, anh đâm dao vào cổ chết à? Anh Lại phồng má lên cãi:” Chết răng được. Không cưới được o ni thì cưới o khác chớ, răng mà chết? Tức không? Điêu không?”. Hai vợ chồng cười to trước mặt tôi. Cả thằng con trai 10 tuổi của họ cũng tít mắt cười khi nghe chuyện của bố mẹ.Hơn cả triệu phúTích cóp được vốn liếng, anh Lại quyết định mua ô tô khách. Anh Lại lý luận:” Nhu cầu đi lại của bà con tuyến đường từ xã tui lên ga Tân ấp rất lớn nhưng không có xe. Đoạn đường chỉ vài ba chục cây số đường rừng thôi nhưng nếu không có ô tô khách thì việc đi lại, giao thương hàng hoá cực lắm. Tui bảo vợ tui đưa cái bồ gạo đựng tiền ra, đổ cả bồ tiền ra giữa nhà đếm, được gần trăm triệu, số tiền tui làm ăn được nhờ buôn bán, nhờ lắp ráp xe. Tui gọi đứa cháu đến, đưa tiền cho nó đi học lái xe. Sau 6 tháng học, nó về, tui và nó đi mua xe. Tìm kiếm mãi rồi cũng mua được một chiếc xe cứu thương cũ, lắp thêm ghế, chở khách được. Bây chừ, vào mỗi buổi sáng, cháu tui lái, tui phụ xe, thu tiền. Răng lại không thu tiền được. Tui đố ai đưa nhầm tiền cho tui. Tiền to, tiền nhỏ, tui cầm, vuốt một cái biết ngay. Chạy xe khách kiếm tiền hay lắm. Tui lại mò mẫm xem máy xe. Có chi khó. Lắp xe đạp còn được thì coi máy ô tô cũng được. Tui mò mẫm cả mấy ngày, rồi hỏi thêm cháu, tự nghe tiếng máy, tự sửa chữa những thứ vụn vặt, tập vá lốp, lắp lốp, làm mãi thì quen. Chạy xe buổi sáng, buổi chiều tui lắp ráp xe đạp. Cứ rứa, tháng mô tui cũng kiếm được bạc triệu. Trong nhà tui còn bán gạo, bán hàng tạp hoá phục vụ cả xã.Trong xã có việc chi cần tui giúp đỡ kinh phí tui giúp liền. Bà con ai túng thiếu cũng chạy đến tui. Có người nói:” Ngượng thiệt. Ai người sáng lại đến nhờ vã người mù”. Nhưng quan trọng chi chuyện nó. Mình làm ra được tiền, bà con khó khăn phải giúp thôi. Họ nói tui là triệu phú. Đáng chi chuyện đó. Trong nhà tui khi mô cũng có năm ba chục triệu. Trên này mà nói đến tiền triệu như ở thành phố nói đến tiền tỷ. Rứa mà tui giàu lên được. Vui lắm. E cũng nhờ trời giúp nữa. Trời cướp đi mắt tui thì trời cho tui lại mắt khác, cũng rứa thôi. Bà con nói, mắt tui là mắt trời, có mắt trời tui mới mần được nhiều việc, trở thành giàu có. Trời đất chi. Nghiến răng lại mà mần, đừng thối chí là được thôi, phải không anh?”Đó là những câu chuyện kể của người thanh niên mù Đinh Văn Lại, xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Để lên được nơi này nghe anh kể những câu chuyện thần kỳ ấy, tôi phải vượt gần hai trăm cây số đường rừng. Và khi trở về, nhiều lần tôi đưa tay lên đôi mắt sáng của mình và thấy ngượng, mắt sáng như thế mà tôi sống thêm đời nữa e cũng không làm được nhiều tiền như anh Lại. …KHONG RO TAC GIA
____________________________________-
Chuyện ở Học Viện Quân Sự West Point Ở Mỹ, đi xin việc làm, nếu vào thấy có ứng viên tốt nghiệp trường West Point cùng tham gia thì thôi coi như mình cầm chắc 1 suất rớt. Đi về cho nhanh, khỏi phỏng vấn nữa. Rất đông các CEO của các tập đoàn ở Mỹ tốt nghiệp trường West Point, tỷ lệ CEO trên sinh viên tốt nghiệp ( nhớ là tỷ lệ nhé) cao hơn Harvard, Stanford hay Yale...Ở Mỹ nghe ai nói tao từng học ở West Point, người ta nhìn mình từ trên xuống dưới, như 1 thực thể lạ, một con người hoàn hảo. Không xếp hạng được vì nó không có tiêu chuẩn để xếp. Vậy West Point là trường gì? Đó chính là học viện quân sự Hoa Kỳ. Điều khá lạ là mặc dù là học viện quân sự, nhưng lại cung cấp các quản trị cao cấp cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Sau 5 năm bắt buộc phải phục vụ trong quân đội, phần lớn các bạn rời bỏ binh nghiệp, học thêm một MBA rồi đi làm cho các tập đoàn. Rồi thăng tiến rất nhanh. Ở West Point, có một slogan là cứ đưa cho tôi một người không phải tâm thần, tôi đều có thể đào tạo thành 1 công dân ưu tú. Mỗi năm West Point chỉ tuyển khoảng 1300 bạn. Và trong 4 năm học, bắt buộc phải loại thải 10%/năm. Tức năm cuối chỉ còn dưới 1000 bạn ra trường. Chương trình học từ thiên văn vũ trụ đến cách bắt tay, cách uống rượu vẫn tỉnh táo, cách gấp mùng mền chiếu gối đến tranh luận các tác phẩm của Victor Hugo. Trên thông thiên văn, dưới tường địa chất, giữa thấu nhân tâm. Tony quen với anh bạn, tốt nghiệp trường WP và đang làm sếp một công ty đa quốc gia ở Singapore, mỗi lần gặp, ảnh kể về trường WP với một thái độ tự hào, mình nghe mà say mê, chiếc nhẫn biểu tượng của cựu sinh viên WP trên tay anh lấp lánh.
Ảnh kể, sinh viên vừa vào trường đã phải bị khủng bố tinh thần. Quan niệm là trụng nước sôi 100 độ rồi đem qua trụng nước đá. Nên sau này, dù có sự cố gì trong đời, họ cũng cảm thấy bình thường, chẳng xi nhê gì. Đầu tiên là họ nhốt sinh viên từng tốp vào trong phòng, sau đó 2h sau thì thả ra, yêu cầu trả lời các câu hỏi như có bao nhiêu bóng đèn trong phòng, bàn ghế màu gì, lúc vào mấy giờ mấy phút, lúc ra mấy giờ mấy phút, người ngồi bên trái bạn có đeo đồng hồ không, người bên phải tên gì....
Trả lời không được là tự động cuốn gói về nhà. Bài học đầu tiên về ÓC QUAN SÁT, cái quan trọng nhất của một nhà quản trị tài ba. Và bài học tương tự như vậy. Sau này, ảnh đem các bài học này chế biến lại thành tài liệu dạy sinh viên các đại học khác hay nhân viên thực tập cho tập đoàn, cứ 1 đứa "đoạt giải nhất ngáo ngơ toàn quốc" vào mà chịu học, 6 tháng sau thì lột xác thành 1 người mới hoàn toàn, thành Steve Job luôn. Tony xin tài liệu của ảnh, đem về VN dịch, áp dụng cho hãng của mình và đang biên tập lại cho câu lạc bộ con dượng.
Rõ ràng dấu ấn đào tạo rất quan trọng với người trẻ. Nếu chịu khó và có phương pháp đào tạo đúng, ngây ngô ngáo ngơ vẫn trở thành xuất sắc, vì chúng ta giỏi lắm chỉ sử dụng có 1/10 khả năng của bộ não. Giáo dục Mỹ nói chung là kỹ, vì họ đào tạo là cho nước Mỹ có thể sử dụng, không phải chỉ với mục đích xuất khẩu giáo dục như một số nước khác. Nên với sinh viên ngoại quốc, đầu vào cũng rất khó, phải vượt qua các kỳ thi như Toefl, SAT, GMAT, GRE…tuỳ theo cấp và ngành, còn trường nào không kiểm tra đầu vào, thì trường đó hoặc là diploma mill, hoặc không ai biết tới.
Họ cho rằng, việc học viên có được các chứng chỉ này thể hiện sự nghiêm túc trong việc theo đuổi học thuật. Thật ra, các kỳ thi này, so với khả năng của sinh viên VN, thì chẳng là gì, vì để vào đại học VN, kiến thức còn khổng lồ hơn nhiều, khó hơn nhiều. Cũng vì là đào tạo để nước Mỹ có thể sử dụng, nên thời gian cũng lâu hơn, như MBA cũng phải mất 3 năm….so với 12 hay 18 tháng ở một số nước.
Trở lại học viện WP lừng danh bên bờ sông Hudson, cách không xa New York, đây là ước mơ của mọi ông bố khi có đứa con ra đời, và muốn nó ” đã mang tiếng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Đào tạo trở thành công dân có ích, giỏi giang, để thoả chí tang bồng hồ thỉ, vùng vẫy giữa đất trời.
Khi 18-30 tuổi, trong lúc đám ngây ngô kia đốt tuổi trẻ trong các quán bar, các quán cà phê, vũ trường, rũ rượi xoã tóc đi ra đi vô vì không biết làm gì, suốt ngày chit chat nhăng cuội, ngủ nhiều hơn học và làm nên đầu óc u u mê mê, nông cạn, cái gì cũng làm biếng, cũng lười…thì các bạn này đã phải vất vả đầu tư trí lực và thể lực. Thư viện West Point mở 24/24, ở đó người ta thấy những cái đầu cắm cúi ghi ghi chép chép, những cuốn sách dày cộm phải đọc xong trong một vài ngày.
Đọc nhanh và rất nhanh, để sau này đi làm, giấy tờ công văn, đọc nhoay nhoáy để phúc đáp, chứ thể loại thấy chữ nhiều đọc nhức mắt, thì thôi khỏi tuyển dụng. Nó đánh vần 1 công văn đọc xong mất hết cả ngày, năng suất lao động sẽ kém. Trí thức là phải đọc nhanh để làm việc giỏi, mà muốn đọc nhanh thì phải tập luyện. Kỹ năng thuyết trình, thuyết pháp sao cho người khác nghe mà rụng rời tay chân nằm trong chương trình học. Những bức tường ở WP luôn đông nghẹt học viên đứng nhìn vào đó, tập nói với bức tường, thu âm, nghe đi nghe lại, nói đi nói lại sao cho hay mới thôi.
Dưới trời tuyết lạnh khủng khiếp, họ phải lăn lê bò trườn để tập thể lực. 5h sáng là kẻng đánh thức dậy, tập thể lực bằng các bài tập với cường độ nặng của vận động viên nhà nghề. Tập bơi, đứng nước 5h, ai đuối quá thì vớt lên, coi như rớt. Rồi tập vượt mọi địa hình. Rèn luyện thể lực sao cho mọi điều kiện thời tiết đều phải thích nghi, nóng 45 độ ở châu Phi hay âm 20 độ ở Alaska đều chịu được. Kỹ năng tồn tại và óc sáng tạo được chú ý đào tạo kỹ.
Những lần trong đêm tối, họ bị thả giữa rừng, và tìm cách về lại trường bằng mọi khả năng có thể, nhìn các vì sao trên trời đoán hướng, tìm thức ăn, dựng lều. Kiến thức lãnh đạo phải có và phải nhớ vanh vách. Và có khi đang ngủ say giấc, 2h sáng bị đánh thức dậy để kiểm tra, với các câu hỏi như 10 vị tướng giỏi nhất mọi thời đại là ai, nếu bạn là Napoleon, bạn sẽ viết lại lịch sử của Waterloo như thế nào….Không trả lời được, phải đứng ngoài hành lang cả đêm để suy nghĩ. Đào tạo để mỗi WPer có được dáng vóc của một người mẫu, sức khoẻ của một vận động viên Olympic, trí tuệ của một học giả, ăn nói như một thuyết gia, cư xử như một chuyên gia tâm lý….
Khi về già, họ thành lập các hội WPer alumni, đi câu cá bên bờ biển Caribe, đi ngắm hoàng hôn ở Bali, thong dong tự tại, phong lưu tuyệt đỉnh, vì ai cũng có một tuổi trẻ học và làm như điên. Còn có những người đàn ông trên đời, về già rồi, mà vẫn cứ vật lộn mưu sinh, xin tiền vợ, xin tiền con cái, thì cũng có thể họ kém may mắn, nhưng cũng có thể họ đã lãng phí tuổi trẻ một cách vô bổ trong các trò trai gái, ăn chơi đàn đúm, xài tiền của cha mẹ, hay đơn giản là lười nhớt thây. Làm biếng thì sau này phải khổ, thế thôi. Trách ai.
Nhìn các học viên WP đánh đàn, nhảy, khiêu vũ, võ thuật, hát, ảo thuật, thám hiểm, vẽ…hay thậm chí tỉ mỉ ngồi cắt tỉa giấy để rèn luyện đôi tay khéo léo, bạn sẽ thấy mình sẽ phải cố gắng thật nhiều. Một ngày chỉ có 24h, là công bằng cho tất cả mọi người. Chúng ta phải ngủ 6-8 tiếng, ai cũng chỉ còn 16h trong ngày.
Nên phải chia ra, làm gì, học gì trong quỹ thời gian ít ỏi đó. Một WPer nếu sáng sớm không nộp được bảng mô tả công việc trong ngày ( daily to-do list) cho bạn trưởng nhóm, thì coi như nắm chắc suất cuốn gói về quê. Không có chuyện ngủ dậy và ngày đó không biết mình phải làm gì.
Sinh viên người Việt ở West Point khá đông, nhưng đều là Việt kiều, nữ nhiều hơn nam. Du học sinh quốc tế ở WP một năm chỉ vài ba chục bạn, vì đầu vào khó quá. Con trai cả của thủ tướng Cambodia Hun Sen cũng tốt nghiệp trường này. Bạn mà nhìn thấy cậu này, không mê thì thôi. Đẹp ngời ngời từ ngoại quan đến nhân cách, mạnh mẽ nam tính và thông tuệ, quý phái từ cốt cách đến tinh thần, một nụ cười cũng chứa sự bao dung như trời đất, thật là không có gì có thể so sánh nổi.
Sự cố tranh chấp đền Preah vihear với Thái Lan, hai bên quyết không bên nào chịu nhường bên nào, thậm chí đã vang lên tiếng súng. Trước tình hình cấp bách đó, anh nhận nhiệm vụ của tổ quốc và lên đường đi đàm phán với người Thái. Và chỉ với ánh mắt ấm áp và vài câu nói sắc sảo theo phong cách West Point, bên Thái Lan phải xin lỗi và rút quân, nhường lại ngôi đền này cho quê hương Cambodia của anh…
Khong biet tac gia |
Subscribe to:
Posts (Atom)